Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé
  • Phôi thai tuần 1

    Phôi thai tuần đầu chẳng khác biệt gì so với bình thường. Tuy nhiên, lúc này bạn cần bắt đầu lên kế hoạch và những công việc cần làm cho giai đoạn mang thai sắp tới.

    Tìm hiểu thêm
  • Phôi thai nhi tuần 2

    Sẽ có vài sự chuyển biến phức tạp xảy ra với bộ não và cơ quan sinh sản khiến bạn cảm thấy bứt rứt trong giai đoạn này

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 1

    Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi “cực đoan” bởi vì cứ muốn thời gian trôi nhanh hơn để biết chắc mình đã thụ thai thành công. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng bạn có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đừng quá vội vã.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 2

    Bạn có thể cảm thấy thật hồi hộp và lo âu. Bạn cứ chờ xem có kinh hay không, cứ vào ra toilet để kiểm tra, và thời gian trôi qua có vẻ như là vô tận.Bạn có thể cảm thấy tương tự như khi bạn hành kinh bình thường. Mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, và nói chung là tâm trạng thất thường hơn.Nếu bạn đang muốn có thai nhưng que thử lại cho kết quả.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 3

    Cảm giác buồn nôn, trở nên nhạy cảm và thất thường hơn sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này. Hãy khắc phục bằng cách ngủ và nghỉ ngơi đúng cách.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 4

    Mang thai tháng đầu tiên, có rất nhiều điều mẹ lo lắng. Huggies cung cấp cho mẹ những điều cần biết trong giai đoạn đầu mang thai. Giữ thai kỳ thật khỏe mạnh mẹ nhé.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 5

    Triệu chứng ở tuần này vẫn giống tuần 4 nhưng có thể bạn sẽ bị táo bón, cảm thấy nóng bức và nổi mụn … Đồng thời xương của thai nhi cũng đang bắt đầu hình thành.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 6

    Thai 6 tuần tuổi có kích thước bằng hạt đậu khoảng 0,6cm. Dấu hiệu thai 6 tuần khỏe mạnh: nhịp tim, não bộ, hình thành mắt, môi, mũi, bàn tay và bàn chân đang nhô ra,…

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 7

    Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước nhỏ chỉ bằng quả mâm xôi, dài 1,3 cm và nặng khoảng 0,8 gram. Khi thai 7 tuần đã có thể xuất hiện nhịp tim trung bình 150 nhịp/phút.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 8

    Tuần thai thứ 8 là giai đoạn quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên siêu âm và khám thai định kỳ để dõi theo sự thay đổi về kích thước, khuôn mặt của bé yêu.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 9

    Mang thai tuần thứ 9, lúc này bé đã bước qua giai đoạn bào thai với những sự phát triển cơ bản đầy đủ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 10

    Thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước cỡ quả anh đào, dài 3 - 3.5cm nặng khoảng 4 - 8g. Dấu hiệu thai 10 tuần khỏe mạnh: chuyển động nhỏ, tay chân trở nên rõ ràng,...

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 11

    Thai nhi 11 tuần tuổi có chiều dài 41mm nặng khoảng 45g và đã có thể đá chân, duỗi người, thậm chí nấc cụt. Khuôn mặt của bé rộng ra, hai mắt tách xa nhau,...

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 12

    Những điều mẹ cần biết khi mang thai tháng thứ 3, khả năng ấn tượng lúc này của bé chính là hành động phản xạ với các kích thích từ bên ngoài bụng mẹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 13

    Khi mang thai tuần thứ 13, lúc này bụng mẹ đã nhô lên rõ rệt, đáy tử cung đội gần lên trên xương chậu và có thể đã gần tới dạ dày một chút.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 14

    Thai 14 tuần tuổi có cân nặng khoảng 93g và chiều dài khoảng 147mm, phần cổ bắt đầu định hình, các bộ phận như cằm, trán, mũi đã xuất hiện rõ hơn trong hình ảnh siêu âm.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 15

    Bạn đang ở giữa giai đoạn của sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Cố gắng duy trì tư thế hợp lý khi đi lại sẽ giúp bạn tránh khỏi đau lưng và mệt mỏi cơ bắp không cần thiết. Nếu phải nâng vật nặng, bạn hãy nhớ lấy thế tì vào hai đầu gối và sử dụng bốn cơ lớn và mạnh ở bắp đùi của mình để giúp nâng lên.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 16

    Khi mang thai tuần thứ 16, là tháng thứ 4, tử cung lúc này đã trở nên chật chội hơn. Bụng bạn càng ngày càng to và nặng vì bé đang di chuyển xuống dưới.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 17

    Thai nhi 17 tuần đã phát triển gần như toàn bộ về ngoại hình và hệ cơ quan sẵn sàng hoạt động: Máu đã tiến hành quá trình đi vào trong hệ tuần hoàn, thận lọc máu,…

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 18

    Khi mang thai tuần thứ 18, chúc mừng bạn đã vượt qua được nửa chặng đường vất vả nhưng cũng đầy những trải nghiệm thú vị cuả thai kỳ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 19

    Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào? Hình ảnh thai nhi 19 tuần trong bụng mẹ: Tóc bắt đầu mọc trên da đầu, thận tạo ra nước tiểu, não cũng bắt đầu phát triển. 

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 20

    Khi mang thai tuần thứ 20, bước vào tháng thứ 5, bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu, lớp mỡ dưới da bé dày hơn

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 21

    Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh có kích thước bằng một quả lựu với cân nặng khoảng 400 gram và chiều dài 26,7 cm, bé bắt đầu cử động trong bụng mẹ rõ hơn.

    Tìm hiểu thêm
  • sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

    Thai nhi 22 tuần tuổi có cơ thể tròn trịa nặng khoảng 430g, kích thước từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm. Thai nhi đã có thể nhào lộn, mút tay và vuốt ve khuôn mặt mình.

    Tìm hiểu thêm
  • sự phát triển của thai nhi tuần thứ 23

    khi mang thai tuần thứ 23, Những giai điệu âm nhạc có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của bé tỏng thời kỳ này. Bạn hãy cho bé nghe nhạc, bé có thể cảm nhận đấy.

    Tìm hiểu thêm
  • Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 24

    Mang thai tháng thứ 6 - Bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2 của hành trình mang thai. Cùng HUGGIES® theo dõi sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 này nhé!

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 25

    Thai nhi tuần 25 đang lớn rất nhanh, da hồng hào và mũi bắt đầu hoạt động. Mẹ cần chuẩn bị những gì để có thể giúp em bé phát triển tốt nhất?

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 26

    Thai nhi tuần 26 có khả năng hoạt động và cảm nhận rất nhiều. Thai tuần 26 nặng khoảng 760 gram đến 900 gram và có chiều dài từ 33 đến 36 cm.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 27

    Thai nhi tuần 27 lớn bằng một bông cải trắng, nặng khoảng 900g - 1000g và dài khoảng 36,6cm, lúc này các cơ quan của thai nhi đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 28

    Thai nhi tuần 28 lớn bằng một quả dừa, nặng khoảng 1,05kg, dài khoảng 37,6cm. Ở tuần này bé bắt đầu xoay đầu lên, xoay đầu xuống, xoay bên hông và xoay đầu ngang rốn.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 29

    Khi mang thai tuần thứ 29, Lúc này lượng sắt trong cơ thể bạn có thể cạn kiệt vì thế bạn rất cần bổ sung sắt. Cơ thể bạn cũng cần Vitamin C để giúp hấp thụ sắt

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 30

    Thai nhi 30 tuần tuổi nặng khoảng 1,3kg, dài chưa đầy 40 cm và sẽ tăng khoảng 250g/tuần cho đến tuần thứ 35. Lúc này bé rất hay liếm, nuốt, cử động tay, nhăn mặt.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 31

    Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Bé đang ở tháng thứ 8, thai nhi nặng 1,4-1,9kg và dài khoảng 41,8 cm. Lúc này, bụng mẹ đã to hơn và cũng nặng nề hơn.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 32

    Thai 32 tuần (tháng thứ 8) thường nặng khoảng 1600 - 1700 gram và chiều dài đạt từ 41 - 43 cm. Mẹ bầu cần chú ý theo dõi các chỉ số siêu âm để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 33

    Chiều dài của thai nhi tuần 33 gần như ổn định, cân nặng tiếp tục tăng lên, xương cứng cáp hơn, não phát triển tốt, hệ thống miễn dịch tiếp tục hoàn thiện.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 34

    Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển cở một quả dứa nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 50 cm. Bé đã có sự hoàn thiện hơn về hệ hô hấp, tiêu hoá và cử động nhiều trong bụng mẹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 35

    Thai 35 tuần là tháng thứ 8 cuối thai kỳ, thai nhi sắp chào đời có sự phát triển rõ rệt về cân nặng, chiều dài khiến tử cung mẹ lớn hơn và gây cơn gò cứng bụng mẹ.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 36

    Mang thai tháng cuối, thai nhi tuần thứ 36, Một số mẹ có thể sẽ sinh luôn ở tuần này. Có nhiều dấu hiệu sắp sinh mẹ có thể nhận biết được

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 37

    Khi mang thai tuần thứ 37, Ở tuần này bạn sẽ cảm nhận tất cả đau nhức dù là nhỏ nhất. Bạn sẽ lo sợ những cơ đau này là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 38

    Thai nhi 38 tuần tức là 9 tháng 14 ngày, bé đã sẵn sàng chào đời với cân nặng khoảng 3kg, dài 49.3cm. Và mẹ nên lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 39

    Thai 39 tuần là khi mẹ bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, các bộ phận của bé đã hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Thai nhi 39 tuần nặng khoảng 3.2kg, chiều dài 50 - 52cm.

    Tìm hiểu thêm
  • Những thay đổi thai nhi tuần thứ 40

    Khi mang thai tuần thứ 40, Khoảng 15% bà bầu trải qua 39 tuần và rất hiếm khi bác sĩ cho phép họ kéo dài hơn. Vì vậy hãy yên tâm rằng, trong tuần này bạn sẽ có em bé.

    Tìm hiểu thêm

Sự phát triển của thai nhi theo tuần

Khoảng thời gian mang thai luôn là khoảng thời gian thật tuyệt vời nhưng bạn cũng sẽ khá băn khoăn lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Để tránh những lo lắng này, hãy cùng HUGGIES® tham khảo những thông tin bổ ích về chăm sóc thai kỳ theo tuần để tận hưởng tối đa quãng thời gian 9 tháng 10 ngày của bạn và bé nhé.

Trong loạt bài về chăm sóc thai kỳ theo tuần, HUGGIES® sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, bổ ích và kịp thời từ những tuần thai đầu tiên cho đến những ngày cuối cùng. Hãy nhớ rằng quá trình mang thai của bạn sẽ không hoàn toàn giống y hệt những sản phụ khác, cho dù bạn có thể có những biểu hiện tương tự nhau.

>> Tham khảo thêm: Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Quá trình hình thành của thai nhi

Quá trình hình thành thai nhi là một chuỗi giai đoạn kỳ diệu, từ việc hình thành một tế bào phôi đến khi trở thành một sinh vật hoàn chỉnh. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về quá trình này:

  • Thông thường, thời kỳ mang thai của người phụ nữ kéo dài khoảng 40 tuần, bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ mang thai 3 tháng đầu. Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng giữa và từ tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.
  • Thụ thai xảy ra trong khoảng 12-24 giờ sau khi trứng kết hợp với tinh trùng. Tại thời điểm này, giới tính và các đặc điểm di truyền của thai nhi đã được xác định.
  • Trong thời gian mang thai, tử cung của người phụ nữ giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển, đây là dấu hiệu cho thấy quá trình phát triển thai nhi đang diễn ra mạnh mẽ.

Cùng tìm hiểu những thay đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ qua thông tin tiếp theo nhé!

>> Tham khảo thêm: 

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu)

Tuần 1: 

Trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai bắt đầu hình thành, mặc dù sự thụ thai chưa xảy ra. Trong tuần này, tử cung của bạn đang chuẩn bị để sẵn sàng thụ tinh trong tương lai.

Tuần 2

Khoảng 14 - 16 ngày sau kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra. Đây là thời điểm trứng được giải phóng từ buồng trứng và sẵn sàng để gặp tinh trùng.

Tuần 3

Vào đầu tuần thứ 3 kể từ kỳ kinh cuối cùng, tinh trùng sẽ xâm nhập vào trứng trong khoảng 12 - 24 giờ sau khi rụng trứng. Nếu thụ tinh thành công, sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung. Đây là thời điểm đánh dấu sự hình thành đầu tiên của thai nhi.

Tuần 4

Đến tuần thứ 4, tế bào trứng đã gắn vào niêm mạc tử cung và bắt đầu phân chia tế bào, làm cho kích thước của phôi thai ngày càng lớn. Trong giai đoạn này, phôi thai bắt đầu sản sinh hormone HCG, một hormone quan trọng giúp ngăn chặn sự rụng trứng và duy trì môi trường niêm mạc tử cung để hỗ trợ sự phát triển của phôi.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách dùng que thử thai và đọc kết quả chuẩn xác nhất

sự phát triển của thai nhi tuần 4

Hình ảnh thai nhi tuần 4 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 5

Tuần thứ 5 đánh dấu sự hình thành chính thức của phôi thai. Vào thời điểm này, cơ thể mẹ có thể bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của thai kỳ. Phôi thai phát triển trong ba lớp cơ bản: ngoại bì, nội bì, và trung bì.Dù phôi thai đã bắt đầu hình thành, kích thước của nó vẫn rất nhỏ, không thể cảm nhận hoặc quan sát bằng mắt thường.

sự phát triển của thai nhi tuần 5

Hình ảnh thai nhi tuần 5 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 6

Vào thời điểm này, chiều dài của phôi thai khoảng 4-7mm, kích thước tương đương với một hạt đậu xanh. Hệ tuần hoàn và trái tim của phôi bắt đầu hình thành và có nhịp đập. Đồng thời, tay, chân và các cơ quan khác cũng đang bắt đầu được hình thành.

sự phát triển của thai nhi tuần 6

 

Hình ảnh thai nhi tuần 6 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 7

Vào tuần thứ 7, phôi thai dài khoảng 10-14 mm. Các đặc điểm như ngón tay, ngón chân, mũi, miệng, và tai tiếp tục phát triển. Tim của bé đập đều đặn và có thể quan sát qua siêu âm. Mẹ có thể gặp phải triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, và thay đổi cảm xúc.

sự phát triển của thai nhi tuần 7

Hình ảnh thai nhi tuần 7 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 8

Khi thai 8 tuần tuổi, bé bắt đầu di chuyển trong tử cung, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được. Hệ thần kinh, đặc biệt là não, phát triển nhanh chóng, làm cho đầu bé ngày càng lớn hơn và mắt bắt đầu hình thành. Kích thước của bé hiện tại khoảng 16-22 mm.

>> Tham khảo: Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi như thế nào?

sự phát triển của thai nhi tuần 8

Hình ảnh thai nhi tuần 8 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 9

Vào tuần thứ 9, với chiều dài đầu-mông khoảng 23-30 mm. Các cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, và cơ thể bé bắt đầu có sự phân chia rõ ràng giữa đầu và ngực.

sự phát triển của thai nhi tuần 9

Hình ảnh thai nhi tuần 9 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 10

Vào tuần thứ 10, bé đã hoàn thành phần quan trọng nhất của quá trình phát triển. Da của bé vẫn trong suốt, nhưng tay và chân đã có thể gập duỗi, và các chi tiết nhỏ như móng tay cũng bắt đầu hình thành. Chiều dài từ đầu đến mông của bé khoảng 31-40 mm, phần đuôi tiêu biến.

sự phát triển của thai nhi tuần 10

Hình ảnh thai nhi tuần 10 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 11

Bé đã gần như hoàn thiện về hình thái. Mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được, bé có thể đá chân, duỗi người và thậm chí nấc do cơ hoành đang phát triển. Chiều dài từ đầu đến mông của bé hiện khoảng 41-51 mm.

>> Tham khảo: Dinh dưỡng bà bầu và lưu ý mang thai 3 tháng giữa

sự phát triển của thai nhi tuần 11

Hình ảnh thai nhi tuần 11 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 12

Vào tuần thứ 12, bé bắt đầu có các phản xạ như gấp duỗi ngón tay, cong ngón chân và thực hiện động tác mút. Bé có thể cảm nhận được khi mẹ sờ vào bụng, dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được cử động. Bé hiện đã lớn bằng quả chanh.

sự phát triển của thai nhi tuần 12

Hình ảnh thai nhi tuần 12 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 13

Tuần thứ 13 đánh dấu sự kết thúc của quý đầu thai kỳ. Các ngón tay bé xíu của bé đã có vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. Nếu mẹ đang mang bé gái, buồng trứng của bé chứa hơn 2 triệu trứng.

>> Tham khảo: 

sự phát triển của thai nhi tuần 13

Hình ảnh thai nhi tuần 13 (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Tam cá nguyệt thứ 2 ( 3 tháng giữa)

Tuần 14

Vào tuần thứ 14, não của bé đã có các xung động thần kinh và bé có thể vận động cơ mặt. Thận cũng đang hoạt động, và mẹ có thể thấy bé mút ngón cái qua siêu âm. Bé hiện đã lớn bằng quả chanh, với chiều dài đầu-mông khoảng 87 mm.

sự phát triển của thai nhi tuần 14

Hình ảnh thai nhi tuần 14 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 15

Vào tuần thứ 15, bé có thể cảm nhận được ánh sáng và tránh luồng sáng nếu mẹ chiếu đèn vào bụng dù bé chưa thể mở mắt. Khi mẹ siêu âm vào tuần này, sẽ biết được giới tính của bé.

>>  Tham khảo: Cách dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim chính xác

sự phát triển của thai nhi tuần 15

Hình ảnh thai nhi tuần 15 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 16

Vào tuần thứ 16, bé đã hình thành móng tay, móng chân, ngón tay, ngón chân, lông mày và mí mắt. Đầu của bé đã thẳng hơn và tai đã gần đúng vị trí chuẩn,

sự phát triển của thai nhi tuần 16

Hình ảnh thai nhi tuần 16 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 17

Kích thước thai 17 tuần khoảng 13cm, nặng khoảng 140g. Bé có thể vận động các khớp và dây rốn ngày càng khỏe hơn. Đây cũng là tuần đầu tiên mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được những cú đạp của bé hàng ngày.

sự phát triển của thai nhi tuần 17

Hình ảnh thai nhi tuần 17 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 18

Khi thai 18 tuần, tay và chân của bé đã phát triển hơn, và bé trở nên hiếu động hơn. Mẹ có thể cảm nhận được các cú đạp của bé, hay còn gọi là thai máy. Bé hiện nặng khoảng 180 gram.

sự phát triển của thai nhi tuần 18

Hình ảnh thai nhi tuần 18 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 19

Vào tuần thứ 19, các giác quan của bé bao gồm khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác và thính giác sẽ phát triển. Bé có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ có thể nói chuyện, hát hoặc đọc sách cho bé nghe.

>> Xem thêm:

sự phát triển của thai nhi tuần 19

Hình ảnh thai nhi tuần 19 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 20

Thời điểm thai 20 tuần tuổi, bé có khả năng nuốt nước ối và hệ tiêu hóa của bé đang tạo ra phân su, có màu tối và dính. Mắt bé tuy nhắm nhưng có thể cử động ở đổng tử.

sự phát triển của thai nhi tuần 20

Hình ảnh thai nhi tuần 20 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 21

Vào tuần thứ 20, bé nặng khoảng 360g. Bé bắt đầu đá hoặc đạp vào thành tử cung của mẹ. Xương hàm, tóc và lông mi cũng đã bắt đầu hình thành.

>> Tham khảo: 

sự phát triển của thai nhi tuần 21

Hình ảnh thai nhi tuần 21 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 22

Thai 22 tuần sẽ có hình dáng như một em bé sơ sinh. với các đặc điểm như môi và lông mày ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, sắc tố màu mắt vẫn chưa xuất hiện. Bé hiện nặng khoảng 430 gram.

sự phát triển của thai nhi tuần 22

Hình ảnh thai nhi tuần 22 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 23

Vào tuần thứ 23, thính giác của bé ngày càng nhạy hơn. Bé có thể nhận ra một số tiếng động mà hiện đang nghe thấy trong tử cung. Bé hiện có kích thước bằng một quả xoài lớn và nặng khoảng 500 gram.

sự phát triển của thai nhi tuần 23

Hình ảnh thai nhi tuần 23 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 24

Vào tuần thứ 24, nặng khoảng 600g. Da của bé vẫn mỏng và mờ. Bé đã biết chớp mắt, hệ thần kinh phát triển hơn trước.

sự phát triển của thai nhi tuần 24

Hình ảnh thai nhi tuần 24 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 25

Vào tuần thứ 25, cân nặng của bé tăng nhanh chóng được 650g. Da nhăn nheo của bé trở nên đầy đặn hơn, tóc bắt đầu mọc.

sự phát triển của thai nhi tuần 25

Hình ảnh thai nhi tuần 25 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 26

Vào tuần thứ 26, bé hiện nặng khoảng 760g. Bé bắt đầu hoàn thiện cơ quan hô hấp.

sự phát triển của thai nhi tuần 26

Hình ảnh thai nhi tuần 26 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 27

Thai 27 tuần đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, bé đã bắt đầu có lịch trình ngủ và thức dậy đều đặn. Các chức năng hệ tiêu hóa, thận, phổi cũng dần ổn định hơn. Bé hiện nặng khoảng 875 gram.

>> Tham khảo: 

sự phát triển của thai nhi tuần 27

Hình ảnh thai nhi tuần 27 (Nguồn: Sưu tầm)

Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối)

Tuần 28

Vào tuần thứ 28, cú đạp của bé ngày càng mạnh hơn. Não bộ gần như phát triển hoàn chỉnh. Bé hiện nặng khoảng 1kg.

sự phát triển của thai nhi tuần 28

Hình ảnh thai nhi tuần 28 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 29

Vào tuần thứ 29, thị lực của bé đang phát triển, cho phép bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài qua màng lọc. Bé có thể chớp mắt, và lông mi đã mọc lên.

>> Tham khảo: Bà bầu bị táo bón khi mang thai và cách chữa hiệu quả

sự phát triển của thai nhi tuần 29

Hình ảnh thai nhi tuần 29 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 30

Vào tuần thứ 30, em bé sẽ tăng khoảng 200g mỗi tuần. Kích thước vòng đầu tăng dần để tạo không gian cho não phát triển.

sự phát triển của thai nhi tuần 30

Hình ảnh thai nhi tuần 30 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 31

Vào tuần thứ 31, chiều dài của bé khoảng 41.4 cm. Bé đã có khả năng nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt.

sự phát triển của thai nhi tuần 31

Hình ảnh thai nhi tuần 31 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 32

Vào tuần thứ 32, bé bắt đầu di chuyển dần ngôi thai. Da của bé trở nên căng bóng hơn, và bé hiện nặng khoảng 2kg và dài khoảng 42 cm.

sự phát triển của thai nhi tuần 32

Hình ảnh thai nhi tuần 32 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 33

Vào tuần thứ 33, lúc này bé dài khoảng 43.7cm và nặng tầm 2.3kg. Bé thường đã di chuyển hoàn toàn sang ngôi chỏm, và thân nhiệt của bé cũng dần ổn định hơn.

sự phát triển của thai nhi tuần 33

Hình ảnh thai nhi tuần 33 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 34

Vào tuần thứ 34,  bé tăng khoảng 200 - 250g mỗi tuần. Phổi và hệ thống thần kinh tiếp tục hoàn thiện. Bé bắt đầu thải phân su, hệ thống xương trở nên chắc chắn hơn, nhưng hộp sọ vẫn mềm để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

>> Tham khảo: Điểm danh top 11 các loại hạt tốt cho bà bầu dinh dưỡng cao

sự phát triển của thai nhi tuần 34

Hình ảnh thai nhi tuần 34 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 35

Vào tuần thứ 35, các chức năng trong cơ thể bé gần như đã hoàn thiện, bao gồm các phản xạ mút và bú. Dù bé chào đời lúc này, bé vẫn có thể sống bình thường.

sự phát triển của thai nhi tuần 35

Hình ảnh thai nhi tuần 35(Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 36

Vào tuần thứ 36, bé tăng thêm khoảng 30 gram mỗi ngày. Các cơ quan của bé đã hoàn thiện cả về chức năng lẫn cấu tạo.

sự phát triển của thai nhi tuần 36

Hình ảnh thai nhi tuần 36 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 37

Vào tuần thứ 37, bé đã hoàn toàn phát triển và có thể sống độc lập. Trọng lượng cơ thể bé sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng trong thời gian tới.

sự phát triển của thai nhi tuần 37

Hình ảnh thai nhi tuần 37 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 38

Vào tuần thứ 38, lớp mỡ dưới da của bé dày hơn, giúp bé duy trì thân nhiệt ổn định sau khi chào đời.

sự phát triển của thai nhi tuần 38

Hình ảnh thai nhi tuần 38 (Nguồn: Sưu tầm)

Tuần 39 -40 

Thai 39 tuần đến 40 tuần, em bé được coi là đủ tháng. Bé đã phát triển hoàn toàn về thể chất, tiếp tục tích mỡ và tăng kích thước. Sẵn sàng để chào đời và gặp mẹ.

>> Tham khảo: TOP các loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi | Hàm lượng dinh dưỡng

sự phát triển của thai nhi

Các giai đoạn phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Bảng cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần

Kích thước và cân nặng của thai nhi phản ánh sự phát triển của bé. Dưới đây là cách đo kích thước và cân nặng của thai nhi:

  • Từ 8 đến 19 tuần: Chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông vì chân vẫn còn uốn cong, khó đo từ đầu đến chân một cách chính xác.
  • Từ 20 đến 42 tuần: Khi chân của bé đã duỗi thẳng, có thể đo chiều dài từ đầu đến gót chân.

Sự phát triển của thai nhi qua các tuần được thể hiện qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần dưới đây:

Tuần thai Cân nặng Chiều dài
Thai nhi tuần 1 Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành
Thai nhi tuần 2
Thai nhi tuần 3
Thai nhi tuần 4
Thai nhi tuần 5 Hình thành hệ thần kinh
Thai nhi tuần 6
Thai nhi tuần 7 Phôi thai hoàn thiện
Thai nhi tuần 8 1gr 1,6cm
Thai nhi tuần 9 2gr 2,3cm
Thai nhi tuần 10 4gr 3,1cm
Thai nhi tuần 11 7gr 4,1cm
Thai nhi tuần 12 14gr 5,4cm
Thai nhi tuần 13 23gr 7,4cm
Thai nhi tuần 14 43gr 8,7cm
Thai nhi tuần 15 70gr 10,1cm
Thai nhi tuần 16 100gr 11,6cm
Thai nhi tuần 17 140gr 13cm
Thai nhi tuần 18 190gr 14,2cm
Thai nhi tuần 19 240gr 15,3cm
Thai nhi tuần 20 330gr 16,4cm
Thai nhi tuần 21 360gr 25,6cm
Thai nhi tuần 22 430gr 27,8cm
Thai nhi tuần 23 501gr 28,9cm
Thai nhi tuần 24 600gr 30cm
Thai nhi tuần 25 660gr 34,6cm
Thai nhi tuần 26 760gr 35,6cm
Thai nhi tuần 27 875gr 36,6cm
Thai nhi tuần 28 1.005gr 37,6cm
Thai nhi tuần 29 1.153gr 38,6cm
Thai nhi tuần 30 1.319gr 39,9cm
Thai nhi tuần 31 1.502gr 41,1cm
Thai nhi tuần 32 1.702gr 42,4cm
Thai nhi tuần 33 1.918gr 43,7cm
Thai nhi tuần 34 2.146gr 45cm
Thai nhi tuần 35 2.383gr 46,2cm
Thai nhi tuần 36 2.622gr 47,4cm
Thai nhi tuần 37 2.859gr 48,6cm
Thai nhi tuần 38 3.083gr 49,8cm
Thai nhi tuần 39 3.288gr 50,7cm
Thai nhi tuần 40 3.462gr 51,2cm
Thai nhi tuần 41 3.600gr 51,5cm
Thai nhi tuần 42 3.700gr 51,7cm

>>Tham khảo: Siêu âm thai: các mốc khám và siêu âm cần biết

Câu hỏi thường gặp về sự phát triển của thai nhi

Làm sao để tính tuổi thai nhi?

Thai nhi thường nằm trong bụng mẹ khoảng 40 tuần và có khoảng 38 tuần để phát triển đầy đủ. Do vậy, nếu có sự chênh lệch thời gian sinh khoảng 2 tuần thì bé yêu của bạn vẫn an toàn.

>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai nhi và ngày dự sinh chính xác nhất

Thai nhi bao nhiêu tuần thì phát triển toàn diện?

Thai nhi thường phát triển toàn diện vào khoảng tuần 36 đến khi sinh . Trong thời gian này, các cơ quan và chức năng của bé đã hoàn thiện và bé có thể sống độc lập ngoài tử cung. 

Thai nhi phát triển như thế nào là bình thường?

Trong tam cá nguyệt thứ 3, một thai nhi khỏe mạnh thường tăng thêm khoảng 70g mỗi tuần. Đến tuần thứ 39, bé thường nặng khoảng 3 kg và dài từ 45 đến 50,8 cm. Đây là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, mẹ có thể yên tâm hơn trong quá trình thai kỳ.

Thai tuần thứ bao nhiêu thì biết trai hay gái?

Mẹ có thể xác định giới tính của thai nhi bằng cách siêu âm. Độ  chính xác tùy vào từng giai đoạn cụ thể như sau:

  • Tuần thứ 11: Độ chính xác khoảng 40-70%.
  • Tuần thứ 12-14: Độ chính xác đạt khoảng 80%.
  • Tuần thứ 16-18: Đây là thời điểm xác định giới tính rõ nhất. Nếu là bé trai, tinh hoàn đã xuống bìu, và hình ảnh siêu âm có độ chính xác từ 85-90%.

HUGGIES sẽ cung cấp cho mẹ về tầm quan trọng của sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. HUGGIES® hy vọng rằng loạt bài chăm sóc thai kỳ theo tuần này có thể giúp mẹ hiểu nhiều hơn, từ đó cảm thấy thoải mái và tự tin hơn với những thay đổi mà việc có thai và sự phát triển của thai nhi đem lại cho người mẹ, cả về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý.

>> Tham khảo thêm:

Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần Huggies, Khăn ướt em bé Huggies

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;