Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Rỉ ối là gì? Nước rỉ ối có màu gì? Dấu hiệu nhận biết rỉ ối và vỡ ối

Dấu hiệu vỡ ối như thế nào?

Nước ối có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường vô khuẩn, ổn định nhiệt độ cho thai nhi và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp tình trạng rỉ ối dễ nhầm lẫn với dịch âm đạo hoặc nước tiểu. Vậy rỉ ối có chảy liên tục không và có nguy hiểm không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi có dấu hiệu rỉ nước ối trong bài viết dưới đây!

>> Xem thêm:

Hiện tượng rỉ ối như thế nào?

Hiện tượng rỉ nước ối là gì và nó diễn ra như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách phân biệt rỉ ối với các tình trạng khác để có biện pháp xử lý phù hợp.

Hiện tượng rỉ ối là gì?

Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo từng ít một, không có màu, không có mùi và đôi khi có kèm theo cả chất nhầy và máu. Hiện tượng này có thể khiến nước ối bị cạn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu như không phát hiện sớm có thể tăng nguy cơ suy thai, đẻ non hay sảy thai.

Rỉ ối xảy ra khi nào? Thông thường, rỉ ối sẽ xảy ra vào thời điểm mẹ bầu sắp đến ngày chuyển dạ nhưng cũng có một số mẹ bầu bị rỉ ối sớm trước ngày dự sinh 1 - 2 tháng.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có lượng nước ối khoảng 500 - 1000ml và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Lượng nước ối có sự dao động trong các tuần thai như sau:

>> Tham khảo thêm: Ra máu báo sắp sinh bao lâu thì chuyển dạ

Nước rỉ ối có màu gì?

Ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nước ối thường có màu trắng trong. Khi thai nhi phát triển và gần đủ tháng, nước ối dần chuyển sang màu trắng đục do chứa nhiều chất gây. Đến khi thai 38 tuần trở đi, nước ối sẽ có màu trắng đục giống như nước vo gạo.

Nếu mẹ bầu thấy nước ối có màu nâu hoặc xanh lá cây, đó có thể là dấu hiệu thai nhi đã đi ngoài phân su vào nước ối trước khi chào đời. Phân su là lần đi tiêu đầu tiên của trẻ sơ sinh và nếu đi vào trong phổi, có thể gây ra vấn đề hô hấp nghiêm trọng, gọi là hội chứng hít phân su. Trường hợp này, trẻ sơ sinh cần được can thiệp y tế kịp thời ngay sau khi sinh.

>>Xem thêm: Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, cách điều trị

Hiện tượng rỉ ối như thế nào?

Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo từng ít một, không có màu, không có mùi (Nguồn: Sưu tầm)

Rỉ ối có chảy liên tục không?

Theo các chuyên gia y tế, rỉ ối có chảy liên tục không còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ bầu mang thai. Nếu tình trạng rỉ ối xảy ra không liên tục, lượng nước ối rỉ ra ngoài âm đạo ít thì có thể xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ngược lại, nếu nước ối rỉ ra liên tục, kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại thì cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay lập tức để xác định nguyên nhân và tìm kiếm phương pháp điều trị kịp thời.

Trong trường hợp nước ối rỉ ra liên tục trong những ngày gần đến ngày sinh, điều này có thể cho thấy sắp bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu rò rỉ nước ối diễn ra mạnh mẽ và liên tục trước thai 37 tuần thì thì mẹ bầu cần tới cơ sở y tế ngay. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề tiềm ẩn với môi trường ở trong tử cung. Việc rỉ ối kéo dài có thể là nguyên nhân thiếu nước ối hay cạn ối, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai.

>> Xem thêm:Những điều kiêng kỵ, lưu ý quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai

Phân biệt rỉ nước ối với dịch âm đạo và nước tiểu

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp tình trạng rò rỉ nước ối. Tuy nhiên, mẹ bầu dễ nhầm lẫn nước ối với dịch âm đạo và nước tiểu do tử cung đè lên bàng quang. Mẹ bầu có thể tham khảo cách phân biệt nước ối, nước tiểu và dịch âm đạo:

  • Nước ối: Thường trong suốt, không mùi hoặc có mùi hơi tanh.
  • Nước tiểu: Có màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm, với mùi khai đặc trưng.
  • Dịch âm đạo: Màu trắng, nhầy dính như lòng trắng trứng, lượng thường ít.

Lưu ý: Nếu chất lỏng rò rỉ có màu xanh lá cây hoặc nâu, đây có thể là dấu hiệu của phân su hoặc nhiễm trùng nước ối. Trong trường hợp này, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và can thiệp kịp thời.

>> Tham khảo thêm: Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu

Phân biệt rỉ nước ối với dịch âm đạo và nước tiểu

Cần phân biệt rõ rỉ ối với dịch tiết âm đạo để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rỉ ối trong thai kỳ?

Trong bụng mẹ, em bé được bảo vệ bởi màng thai, bao gồm màng ối, màng đệm và màng rụng. Tuy nhiên, môi trường bảo vệ này có thể bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân, dẫn đến tình trạng viêm màng ối và rỉ ối. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Nhiễm trùng màng trứng gây viêm màng ối
  • Áp lực lên bụng qua việc nâng vật nặng hoặc ho, hắt hơi
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi đang mang thai
  • Đời sống tình dục không an toàn khi mang thai (cần mang bao cao su khi quan hệ)
  • Thai phụ lớn tuổi có thể tăng nguy cơ rỉ ối
  • Bị chảy máu âm đạo mãn tính khi đang mang thai.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trước và trong khi đang mang thai.
  • Đã có tiền sử vỡ ối sớm, sảy thai hoặc sinh non trước đó.
  • Thai phụ có những bất thường ở túi ối dẫn tới tình trạng mà màng ối ngày càng mỏng đi.
  • Ngôi thai bất thường, đa thai, đa ối hay viêm màng ối, bánh nhau bám vào vị trí không tốt thành tử cung hoặc bị hở eo tử cung.

>> Tham khảo thêm:Nhau Bám Mặt Sau Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rỉ ối trong thai kỳ?

Tình trạng rỉ ối có rất nhiều nguyên nhân (Nguồn: Sưu tầm)

Rỉ ối có nguy hiểm không?

Rỉ ối có chảy liên tục không thì các chị em không nên chủ quan khi thấy hiện tượng này.

Dấu hiệu để nhận biết rỉ ối liên tục

Nhiều mẹ bầu thường không nhận ra mình đang bị rỉ ối vì tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với tiểu són, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Để nhận biết rỉ ối có chảy liên tục không, các mẹ bầu có thể nhận biết thông qua 3 biểu hiện dưới đây:

  • Nước ối khi rỉ luôn có tốc độ chảy chậm hơn so với nước tiểu, nhưng để có thể nhận biết được dấu hiệu này thì đòi hỏi sự tinh ý cao từ mẹ bầu.
  • Nếu mẹ bầu nhận thấy quần lót bị ẩm nước thì hãy quan sát kỹ và ngửi mùi. Nước ối rỉ ra có màu trong suốt và không mùi.
  • Nếu các mẹ bầu không tự tin thì hãy sử dụng giấy quỳ tím để thử. Quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh đen khi tiếp xúc với nước ối.

Tuy nhiên, rỉ ối trong giai đoạn đầu mang thai hoặc tam cá nguyệt thứ 2 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tình trạng rỉ ối và nước ối ít có thể dẫn đến khó sinh do dây rốn bị chèn ép, suy thai, và tăng nguy cơ phải sinh mổ.

>> Tham khảo thêm:Sinh con thành công sau thai lưu: Kinh nghiệm mang thai

Dấu hiệu để nhận biết rỉ ối liên tục

Tình trạng rỉ ối có thể báo hiệu những bất thường ở người mẹ và sự phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu rỉ ối mẹ bầu cần chú ý

Trong quá trình mang thai, hiện tượng rỉ ối có nguy hiểm không sẽ được xác định dựa vào mức độ rỉ ối có chảy liên tục không, nước rỉ ối có bất thường gì không. Trong đó, màu sắc của nước ối là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để cảnh báo tình trạng bên trong cơ thể người mẹ cũng như tình trạng của thai nhi.

  • Màu đỏ nâu: Dấu hiệu cảnh báo thai nhi trong bụng mẹ đang gặp nguy hiểm.
  • Màu vàng sẫm: Mẹ bầu có thể mắc suy tim mạn tính và thai nhi cũng có nguy cơ bị suy thai cấp tính.
  • Màu xanh rêu: Dấu hiệu suy thai, cần cấp cứu ngay cho mẹ bầu để xác định tình trạng của thai nhi.
  • Màu xanh đục, có mùi hôi: Nước ối bị nhiễm khuẩn, thai nhi có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Màu vàng: Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai ở mẹ bầu và thai nhi chậm phát triển.
  • Màu nâu nhạt hay màu hồng: Đây làdấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ ở mẹ bầu. Lúc này, dù chưa có cơn đau bụng khi mang thai tháng cuối thì mẹ bầu vẫn nên đến cơ sở y tế để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.

>> Xem thêm: Thiếu máu khi mang thai: Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Phân biệt giữa rỉ ối và vỡ ối

Mẹ bầu có thể bị vỡ ối ở giai đoạn cuối thai kỳ, do đó chị em cần biết cách phân biệt hiện tượng vỡ ối và rỉ ối. Vỡ ối là hiện tượng nước ối sẽ tràn ra âm đạo khá nhiều, trong khi rỉ ối thì nước ối rỉ từng ít một. Hiện tượng vỡ ối ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có người cảm thấy một dòng nước chảy ra mạnh và nhanh, không thấy đau đớn. Nhưng khi một số mẹ bầu khác lại thấy nước ối vỡ, chảy thành dòng, nhỏ chậm xuống dưới chân.

Một dấu hiệu rõ ràng nhất của vỡ ối đó là những cơn gò cứng bụng và co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên hơn so với thời điểm trước khi vỡ ối. Ngoài ra có một số mẹ bầu không vỡ ối mà chỉ bị rỉ ối kèm theo tiết dịch nhầy âm đạo. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày trước khi các cơn gò chuyển dạ xuất hiện. Khi nhận thấy dấu hiệu rỉ ối hay vỡ ối thì mẹ bầu cần phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Phân biệt giữa rỉ ối và vỡ ối

Vỡ ối là hiện tượng nước ối sẽ tràn ra âm đạo khá nhiều (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu phải làm gì khi bị rỉ ối?

Khi xuất hiện tình trạng rỉ nước ối, mẹ bầu có thể tham khảo những biện pháp xử lý và phòng ngừa kịp thời:

  • Thăm bác sĩ ngay lập tức: Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp xử lý thích hợp.
  • Nghỉ ngơi: Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và giảm áp lực lên tử cung để hỗ trợ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Duy trì vệ sinh cá nhân thường xuyên, thay quần lót đều đặn để khu vực vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo.
  • Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước hàng ngày để duy trì mức nước ối đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Thực hiện đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian.
  • Theo dõi triệu chứng: Theo dõi và báo cáo ngay với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo, hoặc cảm giác co bóp tử cung để bác sĩ có thể nắm bắt tình hình và can thiệp kịp thời.

Nếu rỉ ối kéo dài sẽ khiến màng ối bị bào mỏng và dẫn đến tình trạng vỡ ối, sinh non bất cứ khi nào. Chính vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì các mẹ bầu nên đi thăm khám chuyên khoa ngay để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

>> Tham khảo thêm:Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự

Mẹ bầu phải làm gì khi bị rỉ ối?

Khi mẹ xuất hiện tình trạng rỉ ối nên đến cơ sở y tế thăm khám (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý về hiện tượng rỉ ối mẹ bầu cần biết

Việc nhận diện và hiểu rõ hiện tượng rỉ ối là rất quan trọng trong thai kỳ. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ bầu cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé:

Cách nhận biết nước ối và huyết trắng

Trong những tháng cuối thai kỳ, các lớp mô âm đạo sẽ sản xuất nhiều dịch hơn để giúp thai nhi sinh ra dễ dàng và thuận lợi. Do đó, các mẹ bầu cần phải xác định được dịch chảy ra ở cơ thể là nước ối hay huyết trắng (dịch âm đạo). Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp nhận diện dịch ối:

  • Có màu trắng trong, không mùi hoặc có chất nhầy hay máu.
  • Quần lót thường bị thấm ướt.

Đối với khí hư sẽ có những đặc điểm như:

  • Có màu trắng đục hoặc vàng.
  • Dịch âm đạo có thể thấm ướt quần lót.
  • Có mùi tanh nhẹ.

Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện rỉ ối không?

Nếu các mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng rỉ ối hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường của nước ối thì nên đến bệnh viện để tiến hành làm các xét nghiệm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nồng độ pH qua xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chính xác tình trạng rò rỉ ối của mẹ.

>> Xem thêm: Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Lưu ý về hiện tượng rỉ ối mẹ bầu cần biết

Mẹ bầu cần lưu ý theo dõi và kiểm tra khi xuất hiện tình trạng rỉ nước ối (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về hiện tượng rỉ ối

Rỉ ối bao lâu thì sinh?

Nếu xuất hiện rỉ nước ối ở tuần thứ 37 - 39 của thai kỳ, các mẹ sẽ chuyển dạ sinh con sau 12 - 24 giờ. Trong trường hợp rỉ ối trước tuần 37 của thai kỳ, mẹ có thể đối mặt với nguy cơ sinh non. Để đảm bảo an toàn thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng rỉ ối có chảy liên tục không, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chỉ định mổ đẻ cho mẹ hoặc tiếp tục dưỡng thai.

Làm sao để biết rò rỉ nước ối?

Khi mẹ bầu thấy vùng kín ẩm ướt, hãy kiểm tra và quan sát màu sắc của dịch lỏng chảy ra. Nếu dịch ướt, không mùi, không màu hoặc có màu hồng be nhạt, giống như nước vo gạo nhưng loãng hơn, thì có thể là dấu hiệu của rỉ ối. Ngược lại, nước tiểu thường có mùi khai, màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm.

Mẹ có biết:

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không chỉ quan tâm đến tình trạng nước ối, thời gian sinh em bé mà còn chú trọng đến việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho mẹ và bé đầy đủ, tiết kiệm nhất. Trong đó, việc lựa chọn loại tã cho bé uy tín, chất lượng luôn được các mẹ bỉm quan tâm. Hiện nay, các dòng tã dán Huggies đang được đa số các bà mẹ Việt Nam cực kỳ ưa chuộng và tin dùng.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% được nhập khẩu Châu u giúp chăm sóc tốt nhất cho làn da mỏng manh của trẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung Vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da mỏng manh của bé yêu. Ngoài ra, tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên với bề mặt được bổ sung tinh chất tràm trà tự nhiên mang lại cảm giác dịu da cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, với công nghệ khóa ẩm Bong Bóng 3D sẽ giúp thấm hút tức thời và ngăn thấm ngược, giúp làn da của bé luôn khô thoáng và ngăn ngừa hăm tã hiệu quả.

Tã dán cao cấp Platinum Naturemade

Tã dán Huggies đang được đa số các bà mẹ Việt Nam tin dùng (Nguồn: Huggies)

Tình trạng rỉ nước ối là một vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý trong suốt thai kỳ. Việc nhận biết sớm và phân biệt rỉ ối với các hiện tượng khác như són tiểu hay dịch âm đạo sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất. Mẹ có thắc mắc gì đừng quên ghé ngay Chuyên mục Mang thai Sinh con của Huggies nhé!

>> Tham khảo thêm:

>>Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;