MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và kỹ năng sống của trẻ. Vậy bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không hay chữa bệnh tăng động giảm chú ý cần lưu ý những gì? Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý trong bài viết này để biết cách giúp đỡ con yêu nhé!
Tham khảo: Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder - ADHD) là một hội chứng rối loạn khiến trẻ mất tập trung, thường xuyên trong trạng thái kích động, phấn khích không chịu ngồi yên một chỗ. Hậu quả khiến trẻ khó khăn trong việc học tập, giao tiếp với môi trường xung quanh.
Có thể nói, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý ngày càng nhiều nhưng dễ bị phụ huynh bỏ qua. Điều này khiến cho bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ.
Tham khảo: Gợi ý quà sinh nhật cho bé gái và bé trai từ 1 đến 3 tuổi
Dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý
Các dấu hiệu nhận biết của hội chứng này thường bắt đầu trước 6 tuổi, có thể xuất hiện sớm hơn từ 3 tuổi và tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Để nhận biết bé nhà bạn có mắc phải hội chứng ADHD hay không, mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của bé trong vòng 6 tháng gần đây như sau:
- Hay phạm lỗi do cẩu thả khi làm gì đó vì bé không chú ý vào các chi tiết.
- Không tập trung lắng nghe những gì bố mẹ hoặc người xung quanh nói.
- Không làm theo sự hướng dẫn, yêu cầu việc gì đó của bố mẹ hoặc người lớn. (cần phân biệt với hành vi chống đối hoặc không hiểu ý, do bé có khả năng hiểu hướng dẫn nhưng không thể tập trung, chú ý để thực hiện đúng yêu cầu).
- Gặp khó khăn trong cách tổ chức công việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
- Thường làm mất đồ đạc (dụng cụ học tập, đồ chơi…).
- Dễ bị sao nhãng, quên các việc cần làm mỗi ngày.
- Cử động chân tay liên tục.
- Hay chạy lung tung trong lớp, hoặc không ngồi yên khi có mệnh lệnh.
- Thường xuyên chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp.
- Gặp khó khăn trong khi chơi đùa hoặc trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
- Các hành động luôn trong trạng thái phấn khích quá đà.
- Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh.
- Không có sự kiên nhẫn khi phải chờ đợi để được làm việc gì đó.
- Hay ngắt lời cuộc nói chuyện của người khác, chen ngang vào việc người khác đang làm.
Tham khảo: Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà
Bác sỹ Nguyễn Phước Mỹ Linh nhấn mạnh:
"Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Dưới đây là những đặc điểm giúp các bậc phụ huynh nhận biết chứng bệnh này:
1. Hiếu động quá mức
2. Khả năng tập trung rất kém: Trẻ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi được yêu cầu lặp lại lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì.
3. Hấp tấp, bồng bột: Trẻ thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong, khó chờ đến lượt mình và hay phá đám trong khi người lớn nói chuyện hoặc các bạn cùng lớp đang chơi đùa.
4. Chậm phát triển ngôn ngữ: trẻ thường gặp phải các vấn đề về cấu trúc câu hay khả năng diễn đạt bằng lời nói.
5. Dễ nổi nóng, khó kiềm chế được cảm xúc
Nếu bé có các biểu hiện trên, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viên Nhi khám chuyên khoa tâm lý nhé!”
Chữa bệnh tăng động giảm chú ý như thế nào?
Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? ADHD hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa khỏi, nhưng cần có sự theo dõi và tác động từ bố mẹ. Ở đây chúng ta có thể kết hợp chữa bệnh tăng động giảm chú ý bằng 2 cách đó là liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc.
Liệu pháp tâm lý
Bố mẹ nên diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn khi nói chuyện với trẻ.
Thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi cần phải ra lệnh.
Giúp trẻ lập kế hoạch trước khi làm bất cứ việc gì.
Tập cho trẻ chú ý nghe nhìn khi người khác nói.
Khích lệ và động viên khi trẻ làm được việc gì đó và góp ý nếu con làm sai.
Không cho trẻ chơi trò chơi mang tính kích động tâm lý hoặc bạo lực.
Để trẻ tập thể dục, vận động thường xuyên.
Luôn nhắc trẻ nhớ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
Tham khảo: Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
Điều trị bằng thuốc
Trước khi sử dụng thuốc điều trị cho trẻ, bố mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ xác định cụ thể tình trạng bệnh và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp với trường hợp của bé.
Nhóm thuốc kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh
Đây là nhóm thuốc phổ biến và thường được lựa chọn nhiều nhất trong điều trị tăng động giảm chú ý. Thuốc có tác dụng kích thích não bộ tăng sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và norepinephrine, giúp trẻ tập trung chú ý hơn, giảm bớt các hành vi bốc đồng, hiếu động.
Tham khảo: Dạy bé học nói các con vật
Nhóm thuốc không kích thích
Một số loại thuốc thuộc nhóm này như atomoxetine, clonidine, guanfacine,… sẽ được bác sĩ chỉ định nếu các loại thuốc nhóm đầu tiên không phát huy hiệu quả. Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như các chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện về vấn đề cảm xúc, giảm sự kích động quá mức ở trẻ.
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Thiết lập thời gian biểu và quy tắc
Để trẻ tập trung hơn, bố mẹ trước tiên cần xây dựng bảng công việc trẻ phải làm mỗi ngày như hoàn thành bài tập, ăn cơm, đi ngủ… theo một khung giờ cố định. Khi có thời gian biểu hàng ngày, tâm lý trẻ sẽ bớt hỗn loạn hơn và dễ ghi nhớ hơn. Mẹ có thể tự làm bảng nhắc nhở cho con bằng cách trang trí thật bắt mắt và đặt ở nơi con dễ thấy như trên bàn học, cửa phòng của con…
Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh
Động viên trẻ thường xuyên
Trẻ tăng động thường phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Chính vì vậy, khi trẻ làm tốt hoặc có hành vi đúng đắn, bố mẹ đừng quên khen ngợi hoặc thưởng một món đồ chơi, một món ăn vặt… để khích lệ tinh thần cho bé.
Nghiêm khắc khi trẻ sai phạm
Để trẻ nhận thức được việc nào không nên làm, bố mẹ cần nghiêm khắc nhắc nhở trẻ bằng cách phạt không cho trẻ chơi các trò chơi hoặc không được ăn những món ăn yêu thích, không được xem tivi… Không nên đánh mắng trẻ bởi rất dễ làm trẻ tổn thương tâm lý, sợ hãi.
Tham khảo: Dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ
Chia nhỏ việc cần làm
Với một việc đòi hỏi thực hiện trong thời gian dài như làm bài tập, để trẻ tập trung và không bỏ cuộc giữa chừng, bố mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bước để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ như làm bài tập toán có nhiều câu hỏi, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chia nhỏ các câu hỏi và bắt đầu giải quyết từng phần một.
Tạo không gian yên tĩnh
Để trẻ tăng động giảm chú ý có thể học tập một cách bình thường, bố mẹ cần tạo môi trường học thật yên tĩnh, tránh xa ti vi hay điện thoại, không có người qua lại, hạn chế tiếng ồn bên ngoài. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp làm việc kiểu Pomodoro – tức là làm 25 phút, nghỉ 5 phút để trẻ giảm bớt áp lực học tập cũng như dễ tập trung hơn.
Tham khảo: Dấu hiệu trẻ 3 tuổi tự kỷ và cách điều trị
Quan tâm và trò chuyện cùng trẻ
Độ tuổi của trẻ rất dễ học hỏi được rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian để đọc sách, kể chuyện và cùng con chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, trò giả tưởng… để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình.
Nói chuyện ngắn gọn, đơn giản với trẻ
Khi bố mẹ cần trẻ làm gì đó, hãy nói đúng trọng tâm vấn đề chứ không nên nói tràn lan làm trẻ khó ghi nhớ. Giả sử, nếu mẹ muốn nhắc nhở trẻ về việc không nên phá phách khi ăn cơm thì chỉ nên nói một câu ngắn gọn như “Con hãy ngồi yên và ăn trong vòng 10 phút” hoặc “Từ giờ trở đi con hãy ngồi ngoan như vậy nhé”. Nếu trẻ hoàn thành đúng những gì mẹ yêu cầu, đừng quên khen ngợi hoặc thưởng cho trẻ nhé!
Tham khảo: Nuôi dạy con theo phương pháp EASY
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường
Để dạy trẻ tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần phối hợp với nhà trường nơi trẻ đang theo học để có thể theo dõi và giúp đỡ trẻ. Mẹ nên trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, đồng thời nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm, để ý tới con và thông báo với gia đình nếu trẻ có những biểu hiện gì bất thường trong lớp. Mẹ có thể nhờ thầy cô cho trẻ ngồi ở những khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để trẻ tránh bị phân tâm.
Dạy trẻ tăng động giảm chú ý cần rất nhiều sự kiên nhẫn của bố mẹ và mọi người xung quanh. Nhưng chắc chắn với sự quan tâm và theo dõi sát sao từ gia đình, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều nếu được giáo dục đúng hướng. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ về hội chứng này và biết cách giúp đỡ con vượt qua nhé!
Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.