Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Sinh mổ

Sinh mổ và những điều mẹ nên biết

Bài viết này đã được bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tư vấn y khoa.

Trước sự tiến bộ của y học, nhiều sản phụ đã lựa chọn sanh mổ trong những trường hợp khó sinh tự nhiên. Nhưng đối với những bà mẹ lần đầu đối mặt với sanh mổ, chắc chắn không tránh khỏi lo âu vì nhiều vấn đề liên quan phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt. Trong bài viết hôm nay, Huggies sẽ mang đến tất cả các kiến thức bạn cần biết khi phải sinh mổ.

Lý do mẹ bầu nên chọn sinh mổ

Thông thường, mẹ nên cân nhắc sinh mổ hay đẻ mổ trong trường hợp nếu sinh thường qua ngã âm đạo sẽ có thể gây rủi ro cho mẹ hoặc bé. Kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp đưa ra những lý do chính đáng khiến mẹ chọn sinh mổ, ví dụ như những lý do sau:

  • Em bé có một tình trạng bất thường nào đó và cần được ra một cách nhanh chóng.
  • Người mẹ bị một tình trạng bất thường (như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo) hoặc đang mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường - chẳng hạn như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
  • Em bé trong tư thế sinh ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được.
  • Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi).
  • Người mẹ đã sinh mổ trước đây - sinh mổ lần 2 - hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.
  • Tham khảo: Ca sinh mổ mất bao lâu

    Lý do mẹ bầu nên chọn sanh mổ

    Trong một số trường hợp mẹ bắt buộc phải sinh mổ (Nguồn: Sưu tầm)

    Mẹ có biết:

    Huggies Skin Perfect - Sản phẩm mới nhất của Huggies đã chính thức ra mắt! Huggies Skin Perfect là phiên bản nâng cấp "perfect" hơn từ tã dán sơ sinh tràm trà Huggies Dry với nhiều cải tiến mới. Công nghệ Dual Zone với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu, giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Tã còn giúp duy trì độ pH lý tưởng trên da bé và thấm hút liên tiếp đến 12h, giúp bé ngủ ngon cả đêm. Với Skin Perfect, mẹ không còn lo âu về tình trạng bé bị kích ứng da hay thức giấc vì tã ẩm nữa! Nếu bố mẹ cần thông tin chi tiết hơn về Skin Perfect, hãy gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nhé!. là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

    Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

    Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

    Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

    Trường hợp phải sinh mổ cấp cứu

    Trong quá trình chuyển dạ để sinh thường, nếu sự việc không tiến triển bình thường và có vấn đề xảy ra thì bác sĩ có thể quyết định cho mẹ chuyển qua sinh mổ nhằm giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé. Theo What to expect, lý do sinh mổ trong trường hợp này thường bao gồm:

  • Em bé có dấu hiệu mệt mỏi trong quá trình mẹ chuyển dạ, và cần phải được nhanh chóng đưa ra ngoài.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ suy giảm trong quá trình chuyển dạ (cụ thể như tăng vọt huyết áp, kiệt sức, tiền sản giật, sản giật hoặc những lý do khác).
  • Các vấn đề hiếm gặp nhưng thật sự nghiêm trọng như sa dây rốn (dây rốn bị chèn ép và nguồn cung cấp oxy cho bé bị ngắt), hoặc vỡ tử cung.
  • Trong quá trình chuyển dạ, em bé di chuyển vào một vị trí mà nếu sinh qua ngã âm đạo sẽ gây khó khăn và nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài mà không có dấu hiệu tiến triển tốt.
  • Khi biện pháp giục sinh không có kết quả.
  • Tham khảo:

  • Chăm sóc sau sinh mổ
  • Sinh mổ khẩn cấp
  • Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?

    Trước khi mổ, mẹ sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ (thường là vùng quanh đường bikini) để phòng ngừa viêm nhiễm.

    Mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.

    Sau đó, mẹ sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu (thường sẽ cần cho khoảng 8 tiếng đồng hồ). Trong trường hợp thật sự khẩn cấp thì các việc cần chuẩn bị cho ca mổ có thể được triển khai chỉ trong vòng vài giây.

    Thông thường thì mẹ sẽ ở trong phòng mổ lâu nhất là một tiếng đồng hồ. Chỉ trừ khi phải mổ cấp cứu, thường thì người chồng sẽ được khuyến khích ở bên cạnh mẹ khi lâm bồn (và tất nhiên sẽ cần tuân theo một số quy định của phòng mổ và mặc thêm áo khoác vô trùng).

    Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng, thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung. Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn.

    Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút đầu tiên. Sau đó, nhau thai được lấy ra và mẹ sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da.

    Các em bé sinh bằng phương pháp mổ thường có đầu tròn đẹp hơn so với các bé sinh thường. Tuy nhiên, do không thể tống thải hết lượng chất lỏng từ phổi nhờ vào áp lực phải chịu khi di chuyển qua đường sinh nở thông thường, nhiều em bé sinh mổ có một lượng chất lỏng và nhầy dư thừa trong phổi, và do vậy cần phải được hút ra để giúp bé bắt đầu thở. Tuy nhiên, đây thường không phải là vấn đề phải lo lắng về sau.

    Sau đó nhân viên hộ sinh sẽ nhanh chóng bế bé đến để mẹ hoặc ba ôm bé vào lòng.

    Sau khi mổ, mẹ sẽ được gắn ống để dẫn các dịch thải từ vết thương ra bên ngoài. Bác sĩ khuyến khích mẹ cố gắng ngồi dậy và đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 8 đến 12 giờ đồng hồ để giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn đồng thời để ngăn chặn các hiện tượng máu đông.

    Cũng giống như sinh thường, mẹ sẽ bị ra máu âm đạo nhiều trong vài tuần sau khi mổ. Việc này là do tử cung bắt đầu thải các tế bào máu đã được tích lũy để bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ.

    Hầu hết các bệnh viện thường khuyên mẹ ở lại 4 - 5 ngày sau khi sinh mổ. Tuy nhiên thực tế thời gian này có thể ngắn hơn nếu thấy mẹ không có vấn đề gì khác thường.

    Nếu sinh mổ, mẹ sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn là sinh thường. Phần lớn bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên sử dụng thuốc giảm đau loại an toàn đối với bà mẹ cho con bú trong ít nhất một vài ngày sau ca mổ. Mẹ cũng khuyên nên tránh xách nặng hoặc thậm chí không nên lái xe trong vòng sáu tuần, hoặc trung bình là mười hai tuần để cơ thể người mẹ hồi phục hoàn toàn.

    Tham khảo: Quá trình sinh mổ

    Quá trình sinh mổ

    Quá trình sinh mổ (Nguồn: Sưu tầm)

    Sinh mổ bao lâu thì lành và hết đau?

    Mỗi mẹ bầu sinh mổ sẽ trải nghiệm mức độ đau riêng và có tình trạng sức khỏe khác nhau nên thời gian phục hồi cũng sẽ không giống nhau. Tùy từng người mà cơn đau nhức có thể kéo dài đến 8 tuần sau sinh, thậm chí là lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết sẽ cảm thấy bớt đau sau vài ngày và hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau ca mổ bắt con còn tùy thuộc vào việc đây là lần thứ mấy mẹ sinh mổ.

    Thực tế, có một vài bà mẹ cảm thấy tình trạng đau càng ngày càng trầm trọng, nhất là sau ca phẫu thuật khoảng 1 tuần. Trong khi một vài người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.

    Tham khảo: Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ đúng cách

    Sau sinh mổ có nên sử dụng thuốc giảm đau?

    Nếu mẹ cảm thấy tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống sau sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm morphine hoặc một vài loại thuốc khác để giảm cơn đau của mẹ đến 24 giờ sau. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc có chứa thành phần giảm đau, ví dụ như acetaminophen. Đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho mẹ khi xuất viện nhưng không phải mẹ nào cũng đều cần dùng những viên thuốc giảm đau này. Mẹ nhớ phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nhé!

    Sinh mổ kiêng ăn gì không?

    Mẹ sau sinh nên ăn gì? Sau khi sinh mổ, đường ruột của người mẹ bị kích ứng, hoạt động của ruột và dạ dày giảm sút dẫn đến khả năng tiêu hóa bị suy giảm. Do đó, nếu ăn nhiều thức ăn, đặc biệt là thực phẩm khó tiêu hóa, sản phụ sẽ cảm thấy đầy bụng, táo bón và quá trình hồi phục sức khỏe trở nên khó khăn.

    Sản phụ nên tránh những thực phẩm sau để phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau sanh mổ:

  • Thân nhiệt sản phụ sau mổ lấy thai dễ bị lạnh nên hạn chế ăn các món ăn chứa tính hàn, chẳng hạn như ốc, cua, rau đay,... Những thực phẩm có tính hàn sẽ ngăn cản quá trình ngưng tụ máu khiến vết mổ chậm lành.
  • Những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo làm đẩy nhanh quá trình hình thành mủ, gây viêm nhiễm vết mổ như đồ ăn làm từ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà,…
  • Các vết sẹo sẽ trở nên sâu hơn do thức ăn gây ra sắc tố đen.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ bao gồm da gà, móng giò, thịt mỡ, da vịt, đồ chiên rán, đặc biệt là đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,...
  • Ớt, mù tạt, hạt tiêu và các thực phẩm cay nóng khác,...
  • Những loại đồ uống và thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, bia,...
  • Các loại thức ăn tươi sống như salad, rau sống,...
  • Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho cơ thể.
  • Một số sản phụ bị biến chứng huyết áp cao phải hạn chế ăn mặn.
  • Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì

    Sau sanh mổ mẹ nên tránh ăn đồ ăn chiên xào cay nóng (Nguồn: Sưu tầm)

    Sinh mổ nên ăn gì

    Sản phụ chỉ nên uống nước tinh khiết trong 6 giờ đầu sau khi sanh mổ. Nếu sản phụ xì hơi dễ dàng và đi vệ sinh được thì nên ăn cháo loãng hoặc cháo với độ đặc tăng dần.

    Trong khoảng thời gian 3-4 ngày sau sinh mổ, người mẹ có thể ăn cơm. Cần lưu ý rằng không ăn quá no và tránh thức ăn chứa nhiều chất béo. Nên bổ sung thêm vitamin từ trái cây và uống nhiều nước để không bị táo bón. Đối với mẹ sau sanh mổ cũng như sinh thường, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Sản phụ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như trứng, canh xương hầm, thịt lợn, súp gà,…. Đồng thời, bữa ăn mỗi ngày nên bổ sung thêm rau xanh.

    Một bữa ăn nên có tất cả các loại dưỡng chất thiết yếu như đạm, béo, tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Món ăn mỗi ngày nên thay đổi cho đa dạng để người mẹ không bị ngán.

    Một số thực phẩm tốt mà sản phụ nên ăn bao gồm:

  • Đường đỏ: Đường đỏ có tính ôn, hoạt huyết, ích khí, dễ tiêu, giảm đau, lợi sữa. Loại thực phẩm này có thể kết hợp cùng nguyên liệu khác để chế biến thành những món ăn hấp dẫn vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại vô cùng tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe, điều trị huyết áp cao và trị cảm sau khi sinh nở.
  • Cá chép: Cá chép không chỉ tốt cho bà bầu mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn 1 lần/tuần. Cá chép chứa hàm lượng protein cao, có tác dụng thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, tống máu thừa ra ngoài, rút ngắn thời gian tiết dịch.
  • Trứng gà: Trứng gà là loại thực phẩm dễ chế biến, có thể biến tấu thành nhiều món ăn ngon. Trứng gà rất cần thiết trong việc hồi phục sức khỏe của sản phụ vì hàm lượng protein cao. Hơn nữa, trứng có chứa nhiều chất hỗ trợ làm lành vết thương và tăng tiết sữa. Mẹ cũng nên lưu ý rằng không cho quá nhiều trứng gà trong một bữa ăn vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Trái cây: Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng ngăn ngừa táo bón, cải thiện tiêu hóa, bổ sung thêm vitamin cần thiết cho sản phụ. Mẹ nên ăn các loại trái cây có vị ngọt và mát như chuối, bưởi ngọt, táo, quýt, nho, lê.
  • >> Tham khảo thêm: Ở cữ sau sinh đúng cách và khoa học mẹ cần biết

    Sau sanh mổ mẹ nên ăn gì

    Bữa ăn của người mẹ sau sinh nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

    Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

    Không giống như sinh thường, chỉ cần 4-6 tuần là lượng dịch dư thừa sẽ được đẩy hết ra ngoài và mẹ có thể quan hệ tình dục trở lại. Ngược lại, sản phụ sinh mổ sẽ cần có thời gian hồi phục sức khỏe và kiêng quan hệ tình dục, thời gian này có thể lên tới 3 tháng.

    Nhiều mẹ có thể phục hồi sớm hơn vì khả năng phục hồi của mỗi người không giống nhau phụ thuộc vào sức khỏe và chế độ ăn uống sau sinh. Khi mẹ không còn đau và hứng thú với chuyện chăn gối, mẹ có thể nhờ bác sĩ phụ khoa tư vấn quan hệ sớm hơn.

    Những nguy hiểm có thể xảy ra khi quan hệ sau sanh mổ sớm

    Sức khỏe của sản phụ chưa thực sự ổn định và phục hồi hoàn toàn trong những ngày đầu sau sinh. Do đó, việc quan hệ tình dục sớm sau sinh lúc này dễ khiến cho tâm lý ám ảnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc lứa đôi. Sau đây là một số nguy hiểm mà người vợ có thể gặp phải:

  • Vết mổ bị viêm nhiễm: Khi vết mổ vẫn trong thời gian đang lành lại mà quan hệ tình dục có thể gây tổn thương, đau rát và viêm nhiễm cho vết mổ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, vết mổ có thể bị vỡ.
  • Cảm giác đau rát ở âm đạo: Mặc dù mổ lấy thai không gây tổn hại đến tầng sinh môn nhưng nội tiết tố estrogen của mẹ vẫn chưa được ổn định. Do vậy, âm đạo vẫn bị khô, độ đàn hồi kém nên khi quan hệ tình dục sẽ bị đau.
  • Nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Sau khi sinh con, bộ phận sinh dục và tử cung của sản phụ sẽ dễ bị tổn thương và cần thời gian để chữa lành. Khi quan hệ tình dục trước lúc cơ thể đi vào trạng thái phục hồi hoàn toàn, bộ phận sinh dục rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Ám ảnh tâm lý: Cơ thể mẹ vừa chịu vết mổ sau sinh lại vừa phải chăm con nhỏ khiến tâm lý dễ bị kích động, mệt mỏi và sang chấn. Quan hệ tình dục sớm sau sinh khi mẹ chưa chuẩn bị đầy đủ sẽ khiến tâm lý căng thẳng, lo sợ, ức chế và dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
  • Suy kiệt cơ thể: Đúng là người phụ nữ đã tiêu tốn nhiều sức lực trong quá trình sinh con. Do đó, người mẹ cần có thời gian để ăn uống, bồi bổ và phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Ngoài ra, người mẹ phải giữ sức để tạo nhiều sữa cho con bú. Quá trình phục hồi này cần có thời gian, và việc của quan hệ tình dục thực tế cần rất nhiều năng lượng. Do đó, sự mệt mỏi và đau đớn khi mổ lấy thai, cùng với sự đau đớn do quan hệ tình dục sẽ dễ khiến mẹ kiệt sức và suy nhược do mất nhiều năng lượng.
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể dễ mắc các bệnh hậu sản như băng huyết, viêm nhiễm vùng kín,…
  • Quan hệ tình dục sau sanh mổ có nguy hiểm không

    Sức khỏe mẹ sau sinh nở chưa thực sự ổn định khiến việc quan hệ càng thêm mệt mỏi (Nguồn: Sưu tầm)

    Một số điều cần lưu ý để kiêng cử khi quan hệ sau sanh mổ

    Mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để có cách xử trí thích hợp trong việc này:

  • Không nên để “cuộc yêu” kéo dài quá lâu: Đặc biệt khi quan hệ tình dục trở lại sau sinh trong lần đầu, mẹ không nên kéo dài “cuộc yêu” quá lâu vì sẽ gây mệt mỏi, mất sức. Như đã nói trước đó, âm hộ của sản phụ sẽ khá khô trong thời gian này. Mẹ nên có bước bắt đầu chậm rãi để làm quen với nhịp điệu và thời gian sẽ kéo dài dần.
  • Duy trì nhịp độ phù hợp: Quá trình bắt đầu nên từ từ, kéo dài màn dạo đầu để gây khoái cảm, không nên quá “thô bạo” gây đau rát hoặc rách âm hộ, tử cung.
  • Cẩn trọng với bầu ngực sữa: Đầu tiên và quan trọng nhất là phải hút hết sữa trước khi quan hệ, vì nếu không sữa sẽ bị tiết ra giữa chừng làm gián đoạn cuộc vui. Mẹ lưu ý không dùng miệng hoặc tay kích thích bầu ngực vì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào tuyến sữa, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Thói quen tập thể dục: Mẹ cũng có thể thực hiện một số bài tập nhỏ sau sanh mổ. Khi vết thương lành sau 4-6 tuần, mẹ có thể tập đi bộ nhẹ nhàng; 4 tháng sau đó thì có thể tập các bài tập như yoga, thiền, tập bụng,… để đảm bảo hồi phục sức khỏe và vóc dáng, giúp xương chậu khỏe hơn, hạn chế tình trạng bong âm đạo, giảm ham muốn khi quan hệ.
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái: Việc quan hệ tình dục phải được sự đồng ý của cả hai để khi tâm lý vợ chồng đã sẵn sàng thì mới có thể tiến tới chuyện chăn gối. Đừng tự buộc mình phải quan hệ tình dục chỉ vì mục đích “chiều chồng”, vì điều này làm giảm hứng thú trong chuyện chăn gối và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho mẹ.
  • >> Xem thêm: Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

    Nên lưu ý điều gì khi quan hệ sau sinh mổ

    Một lưu ý khi quan hệ sau sinh mổ cho mẹ để cuộc vui thêm trọn vẹn (Nguồn: Sưu tầm)

    Sanh mổ ngày nay đã có những biện pháp y học tiên tiến giúp quá trình vượt cạn của các bà mẹ nhẹ nhàng hơn trước kia. Nhưng Huggies hiểu rằng mẹ sẽ vô cùng nhạy cảm trong suốt một thời gian dài mang thai và sinh nở. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hỗ trợ các mẹ giải đáp được thắc mắc về các vấn đề sau sinh mổ, từ đó sức khỏe sẽ được hồi phục nhanh nhất có thể!

    Nếu mẹ còn có thắc mắc nào thì hãy gửi câu hỏi về chuyên mục Góc chuyên gia để được giải đáp.

    >> Xem thêm: Chăm sóc sau sinh mổ đúng cách và những lưu ý

    Nguồn tham khảo:

    https://en.wikipedia.org/wiki/Caesarean_section

    https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;