Cuối cùng, sau khoảng thời gian được "kết nối" với nhau trong bụng mẹ, mẹ con mình cũng đã được gặp nhau! Có thể mẹ sẽ thấy cảm xúc lẫn lộn khi vừa gặp người bạn nhỏ đáng yêu của mẹ, vừa hạnh phúc, vừa lo lắng, vừa có một chút bối rối về những gì mẹ nên làm. Mẹ yên tâm, đây là trạng thái tâm lý rất đỗi bình thường mà thôi, mẹ đừng lo lắng quá nhé. Với một số thông tin được chia sẻ ngay trong bài viết này, Huggies hy vọng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về các cột mốc phát triển của bé yêu theo từng tuần và tháng, giúp mẹ chăm sóc bé nhẹ nhàng hơn!
Hãy tỉnh táo và biết cách chọn lọc thông tin
Có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau dành cho những người mới làm bố mẹ, từ những lời khuyên của bác sĩ đến các thông tin trên các trang web, sách, tờ rơi, đĩa DVD, các tờ hướng dẫn… Điều mẹ cần làm là tìm ra cái nào là phù hợp, gần gũi và cái nào sẽ chẳng có liên quan đến mình. Nhiều khi, mẹ sẽ tìm thấy những thông tin mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, hãy tỉnh táo và biết chọn lọc. Vì chỉ có mẹ là người hiểu rõ bé cưng và biết cách giúp con phát triển tốt nhất mà thôi.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần
Loạt bài “Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần” được HUGGIES® thiết kế để cung cấp thông tin cho bố mẹ về những tháng đầu đời của bé. Không chỉ cập nhật thông tin từ những nguồn tin có cơ sở khoa học rõ ràng, Huggies cũng thêm vào những kinh nghiệm, cảm nhận và chia sẻ của những người đã từng làm bố mẹ.
Bên cạnh những bài hướng dẫn mẹ về sự phát triển qua mỗi tuần của bé, loạt bài về Sự phát triển của trẻ qua từng tháng sẽ cung cấp thông tin liên quan đến những năm đầu đời của trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay rằng:
Trong 3 tháng đầu đời trẻ sơ sinh sẽ có sự phát triển vượt bậc, có thể nhận thấy rõ ràng qua từng tuần. Giai đoạn này có thể nói là trẻ lớn nhanh như thổi về cân nặng, chiều dài, tâm thần, vận động. Ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển cụ thể của bé theo từng tuần qua từng bài viết dưới đây của Huggies nhé!”
Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu (12 tuần đầu)
Tháng thứ 1 (Tuần 1 đến tuần 4)
- Cuối tháng đầu tiên sau sinh: bé có khả năng cố gắng nâng đầu lên một xíu khi được đặt nằm sấp.
Tháng thứ 2 (Tuần 5 đến tuần 8)
- Bé bắt đầu phát ra âm thanh.
- Mẹ sẽ thấy nụ cười đầu tiên của bé.
- Cuối tháng thứ 2:
- Bé có thể nhấc đầu lên đến 45 độ và đặt tay bên dưới bụng khi được đặt nằm sấp.
- Bé đã tự nhấc đầu lên và biết cách nâng ngực bằng cánh tay, bàn tay và cổ tay. Các kỹ năng này chính là tiền thân của động tác trườn, bò.
- Bé có thể giữ cơ thể ở tư thế ngồi nếu có sự hỗ trợ.
Tháng thứ 3 (Tuần 9 đến tuần 12)
- Nếu mẹ giữ bé đứng thẳng, chân bé sẽ chịu một phần lực và thường con sẽ co chân lên.
- Cuối tháng thứ 3: bé bắt đầu bi bô, ríu rít do sự phát triển của dây thanh quản. Đến tháng thứ tư, bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như “Ah”, “Eh”, “Oh”…
Phân biệt những dấu hiệu bình thường và bất thường ở trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh ăn, ngủ, biểu hiện, thế nào thì là bình thường và khi nào thì mới nên lo lắng? Những chủ đề cũng không kém phần hấp dẫn như việc vệ sinh cho bé, tã lót, chứng phát ban và những cách chăm sóc trẻ sơ sinh, tất cả cũng sẽ được cập nhật tại chuyên mục Chăm sóc bé. Mẹ tham khảo thêm nhé!
Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần Huggies, Khăn ướt em bé Huggies