MỤC LỤC BÀI VIẾT
Lập ngân sách và kế hoạch chi tiêu gia đình hàng tháng không phải là việc phổ biến với nhiều người, nhất là với những bạn trẻ. Nhưng để chủ động hơn trong các kế hoạch tài chính, chi tiêu cho gia đình nhỏ của bạn, nuôi dạy con cái một cách đầy đủ, chủ động hơn, bạn hãy tập làm quen và bắt tay vào việc tạo lập một ngân sách tài chính và những kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình. Cùng Huggies tìm hiểu ngay cách lập ngân sách tà chính cho gia đình nhé!
Lập ngân sách tài chính cho gia đình không phức tạp
Việc này nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nên khiến không ít người ta e dè. Tuy nhiên, lập ngân sách tài chính đơn giản chỉ là học cách chi tiêu hợp lý nhất nhất trong khả năng của gia đình bạn. Bạn không nhất thiết phải dùng tới máy tính hay các chương trình như excel mới làm được việc này. Thật ra, cái bạn cần chỉ là thời gian và những hiểu biết đơn giản và một ít thời gian. Huggies sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp bạn tạo ra những thói quen tiêu dùng tốt, làm chủ được kế hoạch chi tiêu của chính bạn.
Nên bắt đầu từ đâu?
Việc lập ngân sách chi tiêu chỉ thực sự đạt được hiệu quả khi các con số trong đó phản ánh chính xác mức thu chi của bạn. Không nên ước tính các hóa đơn sẽ phải trả trong vòng 12 tháng, mà hãy lấy con số cụ thể đã trả cho mỗi tháng trước đây.
Trong bản ngân sách này cũng cần bao gồm đầy đủ các thói quen chi tiêu. Trên thực tế, có những khoản chi tiêu tưởng như lặt vặt nhưng lại chiếm một khoản tiền rất lớn mỗi tháng, ví dụ như việc cả gia đình đi ăn ở ngoài. Việc bạn cần làm là mua một quyến sổ tay nhỏ và ghi lại từng khoản chi tiêu trong mỗi tuần: từ tiền cho chuyến đi dã ngoại của con cho đến tiền ly cà phê bạn uống. Từ đó bạn có thể hình dung được phần nào các thói quen tiêu dùng của bản thân. Hãy đề nghị bạn đời của bạn cùng tham gia để cả hai có thể kiểm soát tốt mức chi tiêu của cả gia đình.
Lưu trữ các hóa đơn
Hãy tập hợp và lưu giữ tất cả các loại hóa đơn, kết hợp với sổ tay ghi chép để lập ra một danh sách những chi tiêu thực tế hàng tháng. Ghi lại các khoản hoàn trả tối thiểu cho các khoản vay và thẻ tín dụng. Ðối với các chi phí theo quý hay năm, bạn nên chia nhỏ ra theo mức bình quân hàng tháng để có thể dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh để sót các loại chi phí khác như phí bảo hiểm, tiền thuốc men, tiền xe tháng, cắt tóc…
Sau khi đã liệt kê hết chi phí, bước tiếp theo là tính tổng các nguồn thu nhập của bạn, bao gồm tiền lương sau thuế, lương hưu, các khoản trợ cấp, hay lãi suất các khoản từ các khoản đầu tư, tiết kiệm.
Tính toán lại chi phí
Bây giờ, hãy lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí. Nếu kết quả là một số dương, chúc mừng bạn vì đã tiết kiệm được một số tiền để dự phòng cho tương lai. Tuy nhiên, nếu kết quả ngược lại nghĩa là bạn đang chi tiêu nhiều hơn mức bạn kiếm, và đây cũng là lúc bạn phải nghiêm túc tiến hành cân đối lại ngân sách của gia đình mình.
Khi ngân sách gia đình bạn thâm hụt, bạn nên rà soát lại bảng cân đối chi tiêu để xem chỗ nào cần cắt giảm. Những khoản cắt giảm hợp lý sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong gia đình, qua đó góp phần làm giảm phần nào gánh nặng chi phí. Bạn có thể bắt đầu bằng những việc nhỏ như giảm hóa đơn tiền điện bằng cách tắt bớt bóng đèn, không để các thiết bị điện tử ở chế độ chờ, tiết kiệm nước, cắt giảm tiền mua tạp chí hay lựa chọn sản phẩm có giảm giá, khuyến mãi...
Đừng quá khắt khe
Không nên nóng vội khi bắt đầu tiến hành lập ngân sách chi tiêu cho gia đình vì bạn cần có thời gian để làm quen với việc cân đối cũng như điều chỉnh chúng. Nếu tuần này chưa thành công, hãy tiếp tục ở tuần sau. Nhớ sử dụng sổ tay thường xuyên để rà soát cân đối lại các chi phí. Hãy kiên nhẫn, rồi chắc chắn bạn sẽ trở thành một người tiêu dùng khôn ngoan và quản lý ngân sách của gia đình tốt hơn rất nhiều.
Xem thêm các sản phẩm Huggies với giá cực ưu đãi kèm nhiều quà tặng hấp dẫn: Miếng lót Huggies, Tã dán Huggies, Tã quần Huggies, Khăn ướt em bé Huggies