Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi 35 tuần: Sự phát triển của bé và mẹ bầu cần lưu ý gì?

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 35

Mang thai và chào đón con yêu là niềm vui vô bờ của mọi phụ nữ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Đặc biệt, thời điểm khi thai tuần 35, mẹ cần chú ý hơn đến sự phát triển của bé và chuẩn bị chu đáo cho ngày sinh nở sắp tới. Các mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo thêm các loại bỉm tốt cho bé phù hợp cho giai đoạn sắp tới:

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần

Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, thai nhi đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng. Đây là thời điểm mà cơ thể bé đang chuẩn bị hoàn thiện để sẵn sàng chào đón thế giới bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự thay đổi này và những ảnh hưởng của nó đối với cả mẹ và bé trong giai đoạn quan trọng này.

Thai 35 tuần là mấy tháng?

Bầu 35 tuần là mấy tháng? Mẹ mang bầu 35 tuần tức là đang bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 8. Trong giai đoạn này, thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng để chào đời trong khoảng 5 tuần tới. Đây là thời điểm chỉ còn 1 tháng nữa bé yêu sẽ chào đời và là giai đoạn cực kỳ quan trọng mẹ nên lưu ý trong mọi hoạt động.

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu?

Cân nặng thai nhi ở tuần thứ 35 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe của mẹ và độ chính xác của thiết bị siêu âm. Theo tiêu chuẩn của WHO, trung bình cân nặng thai nhi 35 tuần là khoảng 2 - 2,7kg, chiều dài từ đầu đến gót chân là khoảng 46,2cm.

> > Tham khảo:

Thai 35 tuần là mấy tháng?

Hình ảnh siêu âm thai 35 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần như thế nào?

Khi bước sang tuần thai thứ 35, tức khoảng sau khi thụ thai 33 tuần, làn da của bé trở nên hồng hào và mịn màng hơn, với tay chân dần trở nên mũm mĩm. Lớp lông tơ mềm mại từng phủ quanh cơ thể bé bắt đầu biến mất, phần lớn sẽ di chuyển vào ruột và sau đó trộn lẫn vào chất thải mà bé sẽ bài tiết trong lần đi đại tiện đầu tiên sau khi chào đời. Lớp màng mỡ màu trắng Vernix Caseosa bọc quanh da bé cũng sẽ dần rút vào bên trong.

Trong những tuần tiếp theo, bé sẽ tiếp tục di chuyển ngôi thai xuống thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh con. Sự di chuyển này giúp mẹ thở dễ dàng hơn nhưng cũng đồng thời tạo áp lực nhiều hơn lên bàng quang, khiến mẹ cần chú ý hơn đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

Các cơ quan của thai 35 tuần phát triển như thế nào? Ở tuần thứ 35, hầu hết các cơ quan nội tạng của bé đã phát triển đầy đủ. Thận hoạt động tốt và gan đã bắt đầu xử lý một số chất thải. Trong giai đoạn giữa của thai kỳ, vóc dáng của bé còn nhỏ với chỉ 2% cơ thể phát mập mạp hơn. Nhưng đến giai đoạn này, tỷ lệ đó đã tăng lên 15% và sẽ tiếp tục tăng lên 30% khi sinh, khi cơ thể bé dần hoàn thiện và lấp đầy không gian trong tử cung.

Não của thai nhi cũng tiếp tục phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thời thơ ấu. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này, trọng lượng não của bé đã tăng gần 10 lần so với khi sinh và đến khi bé 12 tuổi, não sẽ phát triển gấp 3 lần kích thước so với lúc chào đời.

Thai nhi tuần 35 có đạp nhiều không?

Ở giai đoạn tuần thai thứ 35 này, bé không còn không gian để cử động quá nhiều trong bụng mẹ do thai đã lớn và bụng mẹ đã trở nên chật chội hơn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp nhiều hơn và các cú đạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, đôi khi có thể khiến mẹ cảm thấy đau tức. Mẹ bầu ở tuần 35 có thể cảm nhận được bé đạp mạnh vào xương sườn hoặc xương chậu khiến mẹ cần đứng lên, di chuyển nhẹ nhàng hoặc lắc hông để cảm thấy dễ chịu hơn.

> > Tham khảo:

Sự phát triển của thai nhi 35 tuần

Thai nhi 35 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào vào tuần 35?

Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, bạn có thể trải qua cảm giác đau lưng, xương chậu kêu răng rắc và bàng quang thì dường như không thể chứa nổi nhiều nước. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã tiến vào tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bé, nhưng không mấy dễ chịu đối với mẹ. Trong khi bé đang thư thái tận hưởng sự ấm áp bên trong bụng mẹ, bạn có thể cảm thấy như mình đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hãy yên tâm, điều này là hoàn toàn bình thường.

Khi bước sang tuần 35, thai nhi bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn vào vùng chậu, để chuẩn bị chào đời, mức độ vận động của bé tăng lên, khiến áp lực lên bàng quang của mẹ cũng tăng theo, làm nhu cầu đi tiểu trở nên thường xuyên hơn. Bạn có thể gặp tình trạng tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc thậm chí khi cười. Mặc dù gặp phải những triệu chứng này, bạn không nên giảm lượng nước uống vào. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp như nghiêng người về phía trước khi đi tiểu để giúp làm sạch bàng quang, tập các bài tập Kegel để tăng cường cơ xương chậu, ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát. Đồng thời, việc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và mặc quần lót phù hợp có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

> > Tham khảo:

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào vào tuần 35?

Khi thai nhi 35 tuần, mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và gặp khó khăn khi di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)

Một số vấn đề mẹ bầu mang thai tuần 35 thường gặp cần lưu ý

Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề về tình trạng sức khỏe cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

Giãn tĩnh mạch

Trọng lượng cơ thể tăng và sự phát triển của thai nhi có thể gây chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân của mẹ bầu tuần 35 , dẫn đến cảm giác ngứa, đôi lúc mẹ còn thấy đau. Để giảm các cơn đau, mẹ nên tránh đứng hoặc ngồi lâu và dùng vớ chống giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là support hose) để hỗ trợ giảm áp lực từ bụng đẩy xuống dưới chân.

Xem thêm: Chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) khi mang thai

Bệnh trĩ

Thai nhi phát triển có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch quanh trực tràng, dẫn đến bị trĩ khi mang thai. Nếu mẹ bầu đã có bệnh trĩ từ trước, tình trạng có thể nặng hơn trong thai kỳ. Để giảm triệu chứng, mẹ nên vệ sinh bằng nước ấm, uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm cay nóng hoặc có thể dùng khăn lau để thay thế giấy vệ sinh nếu như giấy làm mẹ đau.

Chảy máu nướu

Trong thời gian thai kỳ, nướu của các mẹ có thể bị chảy máu. Để giảm thiểu chảy máu nướu, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi.

Xem thêm:

Vấn đề về não thai kỳ

Vào tuần 35, mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, buồn ngủ và hay quên. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là vào thời điểm này, khối lượng tế bào não đã bị thu hẹp hơn trước khá nhiều. Mẹ không cần phải quá lo lắng vì những vấn đề này sẽ tự cải thiện từ từ sau khi em bé ra đời.

Co thắt Braxton Hicks

Đây là các cơn co gò cứng bụng, co thắt giả mà mẹ bầu có thể cảm nhận được khi cơ thể chuẩn bị cho chuyển dạ. Khi các cơn gò chuyển dạ có tần suất dày hơn vì lúc này cơ thể đang thay đổi để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ. Đối với các mẹ mang thai con so, có thể sẽ không cảm nhận được bụng như đang thắt chặt lại vì sự uốn cong của cơ tử cung.

Một số vấn đề mẹ bầu mang thai tuần 35 thường gặp cần lưu ý

Cơn co Braxton-Hicks xuất hiện ở phía trước của bụng hoặc vùng xương chậu cuối thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Các cơn nhức đầu

Khi mang thai, mẹ bầu phải kiêng nhiều thứ nên đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy ngột ngạt vì phải ở trong phòng quá lâu. Vì vậy, các mẹ có thể sẽ mắc phải chứng đau đầu khi mang thai. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Viêm da

Một số mẹ bầu có thể bị mề đay hoặc sẩn ngứa ở giai đoạn trong thai kỳ. Nếu như bất ngờ có triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa ở bụng, mẹ có thể dùng gel lô hội sau khi tắm để giảm các cơn ngứa và hạn chế bụng rạn sau sinh.

Phù nề

Khi thai 35 tuần tuổi, hiện tượng này sẽ tiến triển nặng nề hơn. Để khắc phục được tình trạng này, các mẹ bầu bị phù chân nên tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu và nâng cao chân khi nghỉ ngơi để giảm sưng. Hãy lựa chọn những đôi dép rộng, thấp để di chuyển thoải mái hơn nhé.

Chậm chạp

Chỉ còn vài tuần nữa là bé chào đời, lúc này bụng của mẹ cũng đã to và nặng, vì vậy, việc vận động của mẹ cũng sẽ bị hạn chế khá nhiều. Mẹ cần cẩn thận trong trường hợp lấy đồ vật trên cao hay cúi xuống quá thấp. Nếu quá khó khăn, mẹ nên nhờ người thân hỗ trợ thay vì ráng sức để lấy được.

Trong các phương pháp thai giáo thì phương pháp thai giáo cho bé bằng âm nhạc rất được các bậc cha mẹ quan tâm và áp dụng cho con. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về “10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh” nhé!

>>Xem thêm:

Chăm sóc mẹ bầu mang thai tuần 35 cần lưu ý gì?

Tìm hiểu về các phương pháp giảm đau khi sinh: Thai phụ nên tìm hiểu về các lựa chọn giảm đau khi sinh, bao gồm kỹ thuật gây tê tại chỗ và kỹ thuật thở. Những phương pháp này giúp việc sinh nở trở nên dễ chịu hơn, đồng thời giữ cho thai phụ tỉnh táo và chuẩn bị tốt để đón chào bé yêu.

Chuẩn bị kế hoạch sinh: Phụ nữ mang thai nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc sinh nở bằng cách tìm hiểu:

  • Tất cả thông tin về quá trình mang thai và sinh nở.
  • Diễn biến của quá trình sinh, từ cơn co thắt đầu tiên đến khi bé chào đời.
  • Lập kế hoạch sinh nở và lựa chọn bệnh viện uy tín với các bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh có kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu và bé.

Giảm chứng ợ nóng:

  • Thai phụ nên ngồi thẳng trong khi ăn và duy trì tư thế trong vài giờ sau khi ăn.
  • Khi cần uốn cong, hãy sử dụng đầu gối thay vì thắt lưng.
  • Ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong thực quản, nhưng không nên lạm dụng.

Duy trì tập thể dục đều đặn: Những bà bầu chăm chỉ tập thể dục trong thai kỳ có thể giúp bé ngủ qua đêm sớm hơn và giảm đau bụng. Tập thể dục cũng giúp kích thích sự phát triển của bé thông qua những thay đổi về nhịp tim, nồng độ oxy, cũng như âm thanh và rung động mà bé trải qua.

Tham dự lớp học hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ sơ sinh: Mặc dù có thể không bao giờ cần đến kỹ năng này, nhưng việc biết cách thực hiện CPR cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Các lớp học có sẵn tại bệnh viện hoặc trung tâm giáo dục sức khỏe cộng đồng, và thai phụ cũng có thể luyện tập tại nhà.

Theo dõi sức khỏe trong giai đoạn cuối thai kỳ: Từ tuần thứ 35, việc theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời.
  • Phân biệt giữa rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non hoặc suy thai.
  • Đặc biệt chú ý đến chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, cần cấp cứu khẩn cấp để bảo vệ mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối và cân nặng của thai nhi thường xuyên để đánh giá sự phát triển và dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Theo dõi các tình trạng đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển với sự giám sát của bác sĩ.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để biết khi nào cần đến bệnh viện.

Chăm sóc mẹ bầu mang thai tuần 35 cần lưu ý gì?

Mẹ nên theo dõi định kỳ và quan sát thai máy để đảm bảo bé yêu khỏe mạnh. (Nguồn: Sưu tầm)

> > Tham khảo:

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé gồm những gì?

Đối với mẹ bầu lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm đi sinh, việc chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và mẹ là rất quan trọng. Hãy gói ghém sẵn túi đồ gồm những vật dụng thiết yếu để bạn chuẩn bị đi sinh ở bệnh viện theo hướng dẫn dưới đây nhé:

Chuẩn bị đồ cho mẹ

  • Quần áo: Có một số bệnh viện sẽ có sẵn đồ cho thai phụ, nhưng mẹ nên chuẩn bị từ 1 đến 2 bộ dự phòng trường hợp bệnh viện không cấp đồ hoặc mặc khi ra viện. Hãy chọn những bộ quần áo rộng rãi, dễ thay vì cơ thể vừa sinh xong còn rất yếu.
  • Quần lót giấy: Sau khi sinh sản dịch tiết ra rất nhiều vào những ngày đầu, các mẹ hãy ưu tiên lựa chọn quần lót giấy để tiện sử dụng và bỏ sau khi dùng.
  • Băng vệ sinh: Hãy lựa những loại băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh để sử dụng thuận tiện hơn.
  • Miếng lót chống thấm: Tuy đã sử dụng băng vệ sinh, nhưng các mẹ hãy dùng thêm miếng lót để nếu có tràn dịch ra ngoài không gây mất vệ sinh và dính trên giường.
  • Đồ dùng cá nhân: Gồm bàn chải, cốc đựng nước, nước súc miệng, kem đánh răng, khăn lau mặt, khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, dung dịch phụ khoa. Hãy chuẩn bị thêm tất, mù trùm, áo khoác để dùng khi xuất viện.

Chuẩn bị đồ cho bé

  • Quần áo: Chuẩn bị 5 - 7 bộ quần áo cho trẻ sơ sinh.
  • Khăn ủ ấm: Khoảng 2 cái khăn ủ ấm để giữ ấm cho bé sơ sinh.
  • Tất chân, tất tay và mũ trùm: Chuẩn bị mỗi loại 3 - 4 cái để giữ ấm cho bé.
  • Khăn sữa: Khoảng 10 cái khăn sữa để lau và vệ sinh cho bé.
  • Gối sơ sinh và mền: Chuẩn bị gối và mền để bé có thể nằm thoải mái.
  • Tã vải cho bé, miếng lót tã vải, tấm lót cho bé: Mẹ nên chuẩn bị nhiều vì những ngày đầu tiên trẻ sẽ hay đi phân su.
  • Đồ dùng cá nhân cho bé: Bao gồm bình sữa, sữa non cho trẻ sơ sinh (sử dụng khi mẹ chưa có sữa), dụng cụ vệ sinh bình sữa, nước rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh, khăn ướt, khăn giấy đa năng, tăm bông, rơ lưỡi, bông y tế, kem chống hăm và nước muối sinh lý.

>> Mẹ có thể xem thêm các hướng dẫn sử dụng tã em bé đúng cách để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con yêu:

Mẹ có biết:

Khi bước vào tuần 35 của thai kỳ, việc chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Những câu hỏi thường gặp

Vì sao thai 35 tuần gò cứng bụng ?

Bước sang giai đoạn 35 tuần tuổi, lúc này tử cung của mẹ bắt đầu phình to và gây áp lực lên các vùng xương chậu, bàng quang, trực tràng và khiến mẹ sẽ gặp những cơn gò cứng bụng là chuyện thường xảy ra.

Tư thế nằm của thai nhi 35 tuần như thế nào?

Bước sang giai đoạn thai 34 tuần - 35 tuần, bé được xem như đã đầy đủ tháng. Giai đoạn này thai kỳ sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống dưới. Nếu bé vẫn chưa chui xuống, bác sĩ sẽ thực hiện xoay thai từ bên ngoài để dỗ bé xoay đầu.

Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Theo chuyên gia, dựa vào số cân nặng chiều cao của WHO, thai nhi từ 35 đến 36 tuần sẽ có cân nặng dao động từ 2,2 đến 2,7kg. Nhưng cân nặng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Máy siêu âm, di truyền từ gia đình, kinh nghiệm bác sĩ. Vì thế, để biết thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Dựa trên bảng cân nặng thai nhi từ WHO nghiên cứu, thai nhi 35 tuần sẽ có trọng lượng trung bình khoảng 2.4kg và dài khoảng 47cm.

Thai 35 tuần sinh non có sao không?

Ở tuần thứ 35, giai đoạn này bé vẫn chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Sinh non ở tuần thứ 35 có thể bị nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần . Nếu còn có thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.

>> Nguồn tham khảo:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;