MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm là biểu hiện thường thấy khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ đột nhiên thở khò khè, kèm theo hiện tượng có đờm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thông qua bài viết hôm nay, Huggies sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh tình trạng thường gặp này ở con trẻ cũng như cách khắc phục hiệu quả ngay tại nhà.
>> Tham khảo thêm:
Trẻ bị thở khò khè là gì?
Nếu phát hiện thấy tình trạng thở khò khè ở con trẻ thì khả năng cao, trẻ đang gặp những vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp. Cụ thể, hiện tượng khò khè là do đường hô hấp của trẻ bị sưng, tắc nghẽn hay phù nề, khiến đường đi của không khí vào bên trong cơ thể bị thu hẹp. Từ đó, khi có không khí lưu thông qua vị trí này thì sẽ phát ra âm thanh khò khè.
Hiện tượng thở khò khè thường xảy ở trẻ 3 tuổi trở xuống. Ở giai đoạn này, cuống phổi của trẻ có kích thước khá nhỏ và rất nhạy cảm nên rất dễ nhiễm bệnh, điển hình như bị co thắt, tiết dịch, phù nề dẫn đến tình trạng bị tắc nghẽn.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
Trẻ bị thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh lý ở đường hô hấp (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt là vào những mùa “trái gió trở trời”, bố mẹ sẽ dễ dàng nhìn thấy các biểu hiện ở con trẻ như ho, tức ngực, khó thở,... Để lấy đủ oxy cho cơ thể, trẻ sẽ phải thở nhanh, thở gắng sức, hai cánh mũi phập phồng. Một biểu hiện rõ ràng hơn ở trẻ đó là phụ huynh sẽ thấy phần cơ ở ngực co kéo một cách nhiều hơn bình thường khi vén áo của trẻ lên.
Ngoài ra, da mặt, lưỡi, môi hay móng chân, móng tay của con trẻ cũng sẽ có hiện tượng chuyển sang màu xanh/tím nếu cơ thể của trẻ không được nhận đủ oxy. Trẻ sốt về đêm và ngày cao, trở nên biếng ăn, lười uống khi bị khò khè có đờm.
>> Tham khảo thêm: Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách trị nhanh tại nhà hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm thường hay sốt cao, biếng ăn và lười uống (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể như sau:
Trẻ còn sót dịch ối
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm do sót dịch ối thường xảy ra đối với trẻ 3 tháng tuổi trở xuống hoặc được sinh mổ. Nguyên nhân là do khi sinh mổ, quá trình chuyển dạ không thể tống hết dịch ối trong cơ thể trẻ ra bên ngoài như phương pháp sinh thường nên con trẻ sẽ bị thở khò khè. Lúc này, mẹ sẽ hiếm khi thấy trẻ sốt. Tuy nhiên, sau khi bú xong, trẻ thường nôn trớ nhiều lần và khi quan sát trong bãi nôn của trẻ, mẹ sẽ thấy có lẫn dịch nhầy trong suốt.
Bệnh về đường hô hấp
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm cũng có thể là do tình trạng viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản hay viêm amidan,... gây ra. Tiếng thở khò khè lúc này được hình thành là do các ống phế quản, tiểu phế quản bị phù nề và sưng tấy. Khi áp sát tai gần phía sau lưng hoặc miệng của trẻ, bạn sẽ nghe âm thanh này rõ ràng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát xem tình trạng của trẻ có kèm thêm những dấu hiệu như bên dưới hay không:
Nếu nhận thấy trẻ có từ 3 biểu hiện trở lên thì khả năng cao đường hô hấp dưới của trẻ đã bị viêm. Tình trạng này thường diễn ra trong 7 - 10 ngày và có kèm các triệu chứng ho kéo dài.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho mẹ nên xử lý như thế nào?
Trẻ bị khò khè có đờm có thể do tình trạng viêm đường hô hấp dưới gây nên (Nguồn: Sưu tầm)
Hen suyễn
Hen suyễn được biết đến là một dạng của bệnh lý viêm đường hô hấp mãn tính. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm khi ngủ, chuyển nặng vào ban đêm và gần về sáng. Hiện tượng này thường kéo dài dai dẳng, tái phát vào những lúc giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh.
Hen suyễn là bệnh lý có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có người thân mắc phải tình trạng này mà bạn quan sát được trẻ hay bị khò khè có đờm nhiều thì nên nghĩ ngay đến nguyên nhân này. Khi trẻ bị hen suyễn, bạn nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích dị ứng, làm bệnh của trẻ trở nặng như: lông động vật, hóa chất, xơ vải, khói thuốc lá,...
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân được nhắc đến khi trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm. Điều này là do trong quá trình ttrẻ nôn trớ và ợ hơi khiến dịch tràn ngược vào lại khí quản và phổi, dẫn đến hiện tượng thở khò khè xảy ra. Khi được điều trị dứt điểm hiện tượng trào ngược dạ dày, thì tình trạng thở khò khè có đờm ở trẻ cũng từ đó mà biến mất.
>> Tham khảo thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Trào ngược dạ dày khiến dịch tràn ngược lại vào khí quản gây nên hiện tượng thở khò khè (Nguồn: Sưu tầm)
Các nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh thở khò khè có đờm cũng có thể là do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, trường hợp này ít gặp trên lâm sàng. Một số bệnh lý liên quan phải kể đến như:
Thói quen sinh hoạt
Trong một số trường hợp, trẻ ăn ngoan, ngủ đủ, không bệnh, không sốt nhưng bạn vẫn quan sát thấy trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm. Lúc này, bạn nên xem lại những thói quen sinh hoạt thường ngày ở con trẻ, có thể là do một số sai lầm như sau khiến họa động của hệ hô hấp trở nên yếu dần:
Trẻ nằm gối quá cao khi ngủ cũng khiến trẻ bị khò khè có đờm. (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm kèm theo một số triệu chứng khác khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Để chăm sóc trẻ khi trẻ có biểu hiện này ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hữu hiệu như bên dưới đây:
Hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị khò khè do nguyên nhân viêm phổi thường sẽ đi kèm với tình trạng sốt cao. Do đó, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ liên tục khi trẻ có biểu hiện này. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt hợp lý.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị sốt khi nào nguy hiểm? Cách chăm sóc bé bị sốt
Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Khi trẻ sơ sinh thở khò khè có đờm, bạn có thể sử dụng phương pháp vỗ lưng để giúp long đờm trong phế quản của trẻ tốt hơn. Cách vỗ lưng cho trẻ cũng khá đơn giản, bao gồm những bước như sau:
>> Tham khảo thêm: Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách
Vỗ lưng giúp long đờm trong khí quản cho trẻ. (Nguồn: Sưu tầm)
Vệ sinh cho trẻ
Khi trẻ bị chảy mũi, chảy dãi thì cần dùng giấy mềm lau đi rồi vứt bỏ, tuyệt đối không được tái sử dụng. Sử dụng giấy lau hợp vệ sinh và mẹ cũng cần thường xuyên làm sạch nhà cửa, những khu vực đặt đồ chơi, đồ dùng cho trẻ định kỳ. Điều này nhằm đảm bảo ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn lên cơ thể của trẻ.
Chế độ ăn của trẻ
Chế độ ăn của trẻ cũng là nhân tố quan trọng giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Không nên để trẻ ăn quá no. Bạn có thể chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ hấp thụ tốt hơn. Nếu trẻ bị ho nhiều, bạn nên cho trẻ uống gừng hoặc quất pha mật ong để giảm triệu chứng ho hiệu quả và an toàn.
>> Tham khảo thêm: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh - những điều cần biết
Dấu hiệu trẻ cần đi bệnh viện
Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm nếu vẫn có thể bú tốt, ngủ ngoan thì phụ huynh có thể yên tâm vì các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện như bên dưới đây thì cha mẹ nên đưa con em đến bệnh viện để được thăm khám và có các biện pháp điều trị kịp thời.
Trẻ hay quấy khóc và mệt mỏi thì phụ huynh nên đưa trẻ đi bệnh viện (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm thì bạn có thể tham khảo những biện pháp chăm sóc trẻ ngay tại nhà như trong bài viết đã đề cập. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi trẻ bị khò khè có đờm để bác sĩ tư vấn và đưa ra các giải pháp giúp khắc phục hiệu quả. Để biết thêm về những thông tin hữu ích khác liên quan đến các tình trạng sức khỏe thường gặp ở trẻ, đừng quên quên ghé qua Góc chuyên gia của Huggies để đọc các bài viết bổ ích và tham khảo các dòng sản phẩm tả Huggies chất lượng nhé!