MỤC LỤC BÀI VIẾT
Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? Nếu chẳng may bé nhà bạn bị khò khè hoặc bị ho có đờm thì phải làm sao để chữa trị cũng như phòng ngừa? Đừng lo lắng, hay tham khảo ngày viết này cùng Huggies để biết thêm nhiều cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm hiệu quả tại nhà nhé.
>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, hoặc vào thời điểm giao mùa,... Tuy nhiên, dù bệnh không quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng cần phải hết sức quan tâm đến bé. Có thể việc trẻ sơ sinh ho có đờm là biểu hiện của những bệnh cơ bản sau:
- Viêm phế quản: Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này đó là bé thường thở nhanh hoặc khó thở. Ho và thở khò khè, ho có đờm nhiều.
- Hen phế quản: Nếu bé nhà bạn bị hen phế quản, bạn có thể nhận biết qua việc bé ho dai dẳng, ho kéo dài đặt biệt ho nhiều về đêm. Kèm theo ho là những tiếng thở rít khó khăn.
- Trào ngược dạ dày: Khi bé ăn nhưng khó tiêu sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị trào ngược dạ dày xuất hiện. Khi mắc bệnh này bé thường ho nhiều sau khi ăn hoặc mỗi khi nằm xuống. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng khác như khó chịu, nôn mửa.
>> Tham khảo thêm: Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ (Nguồn sưu tầm)
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm phổ biến như sau:
- Khi thời tiết thay đổi, giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh dễ làm tổn thương đến phổi và phế quản. Đặc biệt, khi hai bộ phận này bị tổn thương rất nhiễm virus - vi khuẩn từ môi trường. Dẫn đến, cổ họng rát, kho khan và thậm chí sẽ có xuất hiện đờm trắng.
- Có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp: Đường hô hấp bị ảnh hưởng, chức năng hoạt động yếu kém có thể khiến cho virus, vi khuẩn có hại dễ xâm nhập vào cơ thể, khiến bé bị ho.
- Do ăn uống: Có thể là do bạn đã cho ăn nhiều đồ lạnh, đồ uống lạnh,... dẫn đến cổ họng bị viêm, sưng nên dễ bị ho và ho có đờm.
>> Tham khảo thêm:
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm (Nguồn: Sưu tầm)
Các biện pháp chữa ho có đờm cho trẻ tự nhiên, không dùng thuốc
Sử dụng máy tạo ẩm không khí
Một trong những biện pháp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà bạn có thể áp dụng đó là dùng máy tạo ẩm không khí. Máy tạo ẩm không khí sẽ giúp tăng lượng ẩm trong không khí, nên khi trẻ hít vào sẽ dễ thở hơn.
Thiết bị được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì đây là sản phẩm chữa ho hiệu quả và an toàn sức khỏe. Bạn có thể sử dụng thiết bị này vào ban ngày khi trẻ còn thức hoặc trong phòng ngủ của bé vào ban đêm.
>> Tham khảo thêm: TOP 6 men vi sinh cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng & Cách sử dụng
Mật ong
Mật ong là một trong những nguyên liệu từ thiên nhiên vô cùng lành tính và có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ngoài ra, mật ong còn được dùng để chữa ho cho trẻ sơ sinh. Để giúp bé bớt ho có đờm, bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm và chanh rồi cho bé uống.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bổ sung nước
Cho bé uống nhiều nước cũng là cách chữa trẻ sơ sinh bị ho có đờm được nhiều người áp dụng. Khi bé nhà bạn bị ho có đờm thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể rất quan trọng. Bởi vì chất lỏng sẽ đóng vai trò giữ ẩm cho đường hô hấp, làm loãng đờm, đồng thời giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả. Nhưng đối với những bé dưới 6 tháng tuổi thì không nên cho bé uống nước vì có thể khiến bé gặp phải tình trạng hạ natri máu.
Khi bé ho có đờm mẹ cần cho bé uống nhiều nước (Nguồn: Sưu tầm)
Nhỏ mũi bằng nước muối
Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho mũi cho bé. Nước muối sinh lý tốt cho sức khỏe mỗi khi trẻ cảm lạnh, giúp là thông mũi, loãng đờm, làm mềm chất nhầy hiệu quả. Do đó, nước muối sinh lý được xem là một trong những sản phẩm có thể giúp bé trị ho có đờm rất tốt.
>> Tham khảo thêm: 4 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả
Kê cao đầu cho trẻ
Khi bé sơ sinh bị ho có đờm, khi bé ngủ bạn có thể dùng gối hoặc khăn để kê cao đầu cho bé. Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa nước mũi chảy và sẽ giúp cho đờm không bị tích tụ sau cổ họng, dễ xuất đờm ra ngoài hơn so với nằm thẳng.
Mẹ có biết:
Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Vỗ lưng khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm cũng là cách làm hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách vỗ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu chưa biết, bạn có thể tham khảo cách vỗ lưng long đờm như sau:
- Khép chặt 5 ngón tay sát vào nhau, sau đó khum và gập bàn tay lại.
- Vỗ nhẹ vào lưng bé tại vị trí phổi theo hướng từ trái sang phải, thực hiện từ từ, nhẹ nhàng mỗi bên khoảng từ 3 - 5 phút.
- Lưu ý không vỗ vào vùng xương sống và dạ dày của con. Mẹ nên tránh thực hiện vỗ long đờm khi trẻ đang ăn.
>> Tham khảo thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ho có đờm như thế nào?
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Dùng khăn sạch vệ sinh cho bé thường xuyên.
- Luôn giữ ấm cho bé, đặc biệt là ở vùng ngực và cổ khi thời tiết thay đổi hoặc trở lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ và không gian xung quanh bé sạch sẽ, để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập.
- Không để bé tiếp xúc gần với những những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,....
- Cho bé ăn những món ăn dễ nuốt, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và không ép con ăn quá no.
- Có thể cho bé uống thêm các sản phẩm tăng sức đề kháng như vitamin K2, D3,…
>> Tham khảo thêm: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z
Nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng ho hoặc ho có đờm thì có thể áp dụng cách phương pháp hỗ trợ chữa trị như trên. Tuy nhiên, những cách làm trên chỉ mang tính chất tham khảo thực hiện cần thiết tại nhà. Để đảm bảo an toàn cho bé, khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm bạn có thể đưa bé đi khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn rõ hơn nhé. Mẹ đừng quên ghé qua Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích nhé!
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.nct.org.uk/baby-toddler/your-babys-health/common-illnesses/eight-facts-about-baby-and-newborn-coughs-and-colds
- https://www.healthline.com/health/baby/how-to-help-baby-with-cough
- https://www.parents.com/baby/health/cough/decoding-babys-cough/
Câu hỏi thường gặp
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm không sốt có sao không?
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm nhưng không sốt thường không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần được theo dõi cẩn thận. Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ dịch nhầy hoặc chất kích thích ra khỏi đường hô hấp.
Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Để giúp trẻ sơ sinh làm tan đờm trong cổ họng, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản. Trước hết, hãy tăng cường độ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm, giúp dịu cổ họng. Đảm bảo trẻ uống đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức và nếu đã ăn dặm thì có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm. Khi trẻ ngủ hoặc ngồi, nghiêng nhẹ đầu về phía trước có thể giúp đờm dễ dàng di chuyển hơn. Ngoài ra, vỗ nhẹ lên lưng trẻ cũng kích thích ho và giúp đờm ra ngoài. Tắm nước ấm cũng giúp thông thoáng đường hô hấp. Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao hoặc khó thở, nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.