Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Gia đình có trẻ sinh non

Gia đình có trẻ sinh non

Bé sinh non tác động thế nào đến ba mẹ?

Bạn đã chuẩn bị kỹ càng cho kế hoạch sinh nở. Bạn đã chuẩn bị cho ngày đón mừng ngày bé ra đời. Thế mà mọi thứ trở nên đảo lộn với một biến cố không bao giờ bạn quên được: bé sinh non.

Các bé phải nằm lồng kính ở khoa chăm sóc đặc biệt khiến ba mẹ thường có cảm giác mất mát, tội lỗi, hối tiếc và cả đau khổ với biến cố vừa xảy ra cho bé. Đây là tổn thương tâm lý đối với ba mẹ. Không bậc ba mẹ nào muốn thấy cảnh tượng đó cả. 

Cảm xúc thường gặp

  • Mất định hướng do chưa sẵn sàng chia tay với thai kì.
  • Mất định hướng và tiếc nuối vì không giữ bé được trong bụng đủ 9 tháng.
  • Có lỗi vì không bảo vệ bé đến ngày dự sinh được.
  • Có lỗi vì bé bị một bất thường bẩm sinh nào đó hay bất thường xảy ra lúc chuyển dạ.
  • Tiếc nuối vì không sinh bé theo đúng cách bạn mong đợi.
  • Cảm thấy tổn thương và đau khổ với những gì xảy ra trong quá trình chuyển dạ không mong muốn.
  • Cảm giác mất mát vì không được tổ chức mừng bé chào đời.
  • Buồn vì không ghi nhớ được những kỉ niệm của con như lấy dấu chân cho bé….
  • Buồn vì không được ôm con ngay lúc mới sinh.

Đây là những cảm giác rất bình thường. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn nếu nói ra cảm giác của mình. Bạn có thể tâm sự với những cặp ba mẹ có cùng cảnh ngộ hoặc nói với bác sĩ tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu mọi thứ từ phòng săn sóc đặc biệt: ghi nhớ sự kiện của con, chụp hình con, nói chuyện với con hãy ráng tập trung vào những điều tích cực.

Hãy luôn đồng hành cùng bé sinh non

Có con nằm ở lồng kính là một áp lực lớn và là tổn thương cho cả bé lẫn ba mẹ. Mọi kế hoạch của bạn xáo trộn hoàn toàn vì bé sinh non hoặc bé bị bệnh. Bạn có thể trải qua một loạt cảm xúc sau:

  • Buồn.
  • Thất vọng.
  • Đờ đẫn.
  • Tức giận.
  • Bất lực.
  • Buồn rầu.
  • Mất mát.
  • Lo lắng.
  • Quá tải.
  • Tự trách.
  • Sợ hãi.
  • Tội lỗi.
  • Cô đơn.

Bạn nên hiểu rằng những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường. HUGGIES® hi vọng khi hiểu được điều này, bạn sẽ thoải mái hơn và biết rằng có nhiều ba mẹ cũng từng trải qua cảm giác như bạn.

Một trong những việc khó khăn nhất là bạn sẽ có những cảm xúc hết sức trái ngược cùng lúc. Vừa vui và hạnh phúc nhưng lại vừa bối rối và mệt mỏi. Bạn hạnh phúc vì được thấy con nhưng bạn lại bức bối vì không muốn thấy bé trong tình trạng này tí nào. Bạn vui khi thấy bé khá hơn mỗi ngày nhưng lại cũng buồn mỗi khi nghĩ tới những khó khăn mà bé phải tự chiến đấu một mình. Bạn nên thoải mái và từ tốn tiếp nhận từng cảm xúc một. Đừng nghĩ những cảm xúc tích cực này là ngu ngốc hay tội lỗi. Mọi cảm xúc của bạn đều có lí của nó và bạn không cần phải giải thích gì cả.

Nếu bạn cảm thấy bạn bị quá tải bởi hàng loạt cảm xúc, bạn có thể đến gặp bác sĩ để tư vấn thêm.

Ba mẹ đồng hành cùng bé

Có trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh phải nằm ở bệnh viện là khoảng thời gian căng thẳng và mệt mỏi. Những lúc này, ba mẹ sẽ thấy bất lực và bất an. Lần đầu làm cha mẹ nhưng lại trải nghiệm trong một môi trường hết sức xa lạ của phòng chăm sóc đặc biệt với biết bao người xa lạ, máy móc, dây nhợ, những từ ngữ mới và đủ thứ quy định. Thật sự bạn sẽ khó mà kết nối với bé được trong tình cảnh khó khăn và hạn chế như vậy. Bạn có thể tham khảo thông tin sau đây để có cách liên kết với bé chủ động và tích cực hơn.

Giọng nói – Nói chuyện với bé hoặc hát cho bé nghe. Bé sẽ nhận ra giọng bạn và sẽ thấy thoải mái hơn.

Vuốt ve – Nếu có thể, bạn hãy vuốt ve bé nhẹ nhàng. Ẵm bé khi có dịp. Sự tiếp xúc này giúp cả bạn lẫn bé đều thấy dễ chịu và bình yên.

Phương pháp Kangaroo – đây là phương cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa ba mẹ và bé. Bạn sẽ ôm bé vào sát ngực bạn, để da bé và da bạn tiếp xúc nhau. Đây là cách tuyệt vời để tăng cường sự kết nối cho bạn và bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp Kangaroo đem lại nhiều lợi ích cho trẻ như là ít bị các vấn đề về hô hấp hơn, tăng cân tốt hơn và nhiệt độ cơ thể cũng ổn định hơn.

Chăm sóc – Thay tả cho bé, lau mắt cho bé, đo nhiệt độ, tắm cho bé khi có thể, rồi thay đồ và dỗ bé ngủ. Mọi hoạt động chăm sóc bé sẽ làm bạn của thấy có trách nhiệm hơn, cảm nhận vai trò làm ba mẹ cũng nhiều hơn.

Cho bú – Vắt sữa là một cách giúp bé trị bệnh. Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo cho bé vì có chứa rất nhiều kháng thể giúp bé khoẻ mạnh. Bé sẽ được cho ăn bằng ống sonde mũi-dạ dày cho đến khi bé có thể tự hút sữa được. Sữa mẹ vắt ra sẽ cho vào chai để cho bé bú. Nếu bé khá hơn, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ trực tiếp. Bú mẹ trực tiếp là cách tuyệt vời để gắn kết với con.

Tạo không gian riêng cho bé – một số bệnh viện sẽ cho phép gia đình đem ít vật dụng ở nhà vào như là quần áo cho bé, đồ chơi, hình gia đình và thậm chí tấm quây nôi để trang trí chỗ nằm của bé.

Bạn nhớ đừng ngại hỏi bác sĩ bất cứ việc gì bạn chưa rõ. Bạn cũng nhớ hỏi những gì bạn nên và không nên làm cho bé, nên hoặc không nên đem vào không gian riêng của bé. Đội săn sóc đặc biệt sẽ luôn vui vẻ cung cấp thông tin bạn cần và chỉ bạn những mẹo vặt để chăm sóc bé tốt hơn.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ khi bạn có bé sinh non

Hỗ trợ cho ba mẹ

Sinh non ngoài việc đem lại nhiều cảm xúc hỗn loạn còn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Bạn sẽ lo lắng nhiều thứ hơn như là bé phát triển thế nào, có nguy cơ nhiễm trùng từ bệnh viện mà có khả năng phải nhập viện lại không.

Ba mẹ của các bé sinh non sẽ thấy khó khăn khi chia sẻ kinh nghiệm với ba mẹ của các bé sinh đủ tháng, bởi vì hành trình và những khó khăn của họ rất khác biệt. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;