MỤC LỤC BÀI VIẾT
Chuyển dạ sinh thường hay còn gọi là đẻ thường là một quá trình sinh lý, diễn tiến của nhiều hiện tượng như cơn co tử cung, sức rặn của người mẹ, sự xóa mở cổ tử cung, tiến triển của ngôi thai để giúp cho thai nhi và nhau sổ ra ngoài.
Bên cạnh đó, để cho cuộc đẻ thường được “mẹ tròn con vuông”, sản phụ được bác sỹ và các cô hộ sinh hướng dẫn cách rặn sinh tốt nhất, giúp cho thai nhi lọt xuống khung chậu của người mẹ thành công và sổ ra ngoài dễ dàng.
Tuy nhiên, trong lúc đỡ sinh, để đầu thai nhi sổ ra dễ dàng không ảnh hưởng hay làm sang chấn, bác sĩ sẽ có làm động tác cắt tầng sinh môn hay còn gọi là rạch tầng sinh môn. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin cần thiết về tầng sinh môn.
Tầng sinh môn là gì? Vai trò của tầng sinh môn như thế nào?
Tầng sinh môn hay còn gọi là đáy chậu, gồm tất cả các phần mềm, cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Tầng sinh môn có dạng hình trám, giới hạn ở phía trước là xương mu, 2 bên là hai ụ ngồi và phía sau là đỉnh xương cụt.
Tầng sinh môn được chia làm 2 phần, tầng sinh môn trước hay đáy chậu niệu dục và tầng sinh môn sau hay đáy chậu hậu môn. Trên phương diện giải phẫu học, thì tầng sinh môn trước, ở nam và nữ khác nhau, còn tầng sinh môn sau thì nam và nữ giống nhau.
Tầng sinh môn có vai trò nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng. Trong quá trình chuyển dạ sinh, tầng sinh môn dãn rộng để giúp cho ống âm đạo dãn rộng hơn nữa để chuẩn bị cho đầu thai nhi sổ ra ngoài.
Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh
Sinh con so và sinh con rạ, tầng sinh môn có đặc điểm khác nhau như thế nào?
Trên thực tế, dấu hiệu chuyển dạ đẻ thường ở người sinh con so và ở người sinh con rạ sẽ hoàn toàn khác biệt, cụ thể hơn:
- Ở người mẹ đẻ thường con so: là người mẹ lần đầu mang thai sinh con nên thường tầng sinh môn dãn nở kém, do vậy đa số mẹ sinh con lần đầu đều được cắt tầng sinh môn hay thường được gọi là rạch tầng sinh môn. Đây là một thủ thuật dùng kéo để cắt sau khi đã gây giảm đau ở vị trí cắt, thường là vị trí 7 giờ, với mục đích giúp cho ống âm đạo dãn rộng và đầu thai nhi sổ ra ngoài mà không bị vật cản bởi tầng sinh môn, từ đó thai nhi cũng không bị sang chấn hoặc tầng sinh môn của người mẹ không bị rách.
Tham khảo: Sinh con đầu lòng
- Đối với người mẹ đẻ thường con rạ: tầng sinh môn đã được thử thách trong cuộc đẻ thường lần trước, nên chuyển dạ sinh kỳ này, tầng sinh môn đã dãn rộng. Cho nên hiện nay quan điểm mới của các chuyên gia về sản khoa sẽ khuyến kích các bác sĩ đỡ sinh thật khéo, cố gắng giữ tầng sinh môn cho dãn nở thật tốt. Điều này đòi hỏi kỹ thuật đỡ đẻ thường của bác sĩ phải thành thạo, không cần phải cắt tầng sinh môn hay không rạch tầng sinh môn. Thai nhi sổ ra ngoài không gây cản trở và không bị sang chấn.
Rách tầng sinh môn gây hại như thế nào?
Rách tầng sinh môn đồng nghĩa việc tổn thương vùng đáy chậu, khi đó việc may lại rất khó khăn. Trong một số trường hợp tầng sinh môn bị rách sâu, vết rách nham nhở, tổn thương đến cơ vòng hậu môn của người mẹ, hậu quả sau này người mẹ sẽ khó khăn cho việc đi đại tiện.
Nếu cắt tầng sinh môn hay rạch tầng sinh môn thì vết rạch thẳng, không phạm vào cơ vòng hậu môn. Sau khi cắt, bác sĩ tiến hành may lại, tầng sinh môn sẽ trở về nguyên trạng ban đầu, chỉ để lại cái sẹo nhỏ.
Mẹ cần lưu ý, không nhất thiết người mẹ nào cũng phải rạch tầng sinh môn trong khi đẻ thường, chỉ khi có chỉ định thì bác sĩ mới tiến hành rạch tầng sinh môn. Mục đích sau cùng của việc có rạch hay không rạch tầng sinh môn đều là để bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh không bị sang chấn, và mẹ cũng được hoàn toàn mạnh khỏe, không bị tổn thương.
Tham khảo: Vết khâu tầng sinh môn
Các trường hợp rách tầng sinh môn khác nhau
Thông thường, người ta thường chia các trường hợp rách vùng sinh môn làm 4 cấp độ như:
- Cấp độ 1: Vết rách tổn thương da
- Cấp độ 2: Vết rách ảnh hưởng vùng cơ
- Cấp độ 3: Vết rách kéo dài, dọc theo đáy chậu vào đến hậu môn
- Cấp độ 4: Vết rách kéo dài, ảnh hưởng đến đáy chậu, hậu môn và cả mô ruột.
Khi nào mẹ cần được khâu vết rách tầng sinh môn?
Vết rách tầng sinh môn cần được khâu nếu:
- Các cạnh da không khớp tốt với nhau và có những vết lởm chởm.
- Lớp cơ trong tầng sinh môn đã bị tổn thương.
- Máu chảy từ vết rách ra nhiều.
Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu sẽ tự tiêu?
Nếu chăm sóc đúng cách, thông thường, từ 1 - 2 tuần chỉ khâu sẽ tự tiêu. Tuy nhiên, thời gian này có thể dao động khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ, cũng như quá trình vệ sinh, chăm sóc vết thương sau sinh.
Để mau lành tầng sinh môn, mẹ nên tránh điều gì?
- Tắm trong nước muối hoặc ngâm quá lâu trong nước nóng.
- Quan hệ tình dục quá sớm.
- Dùng túi nhiệt.
- Thuốc kháng sinh - trừ khi có hiện nhiễm trùng.
- Nâng những vật nặng.
- Trạng thái căng thẳng.
- Tập thể dục với cường độ mạnh
- Ngồi xổm hoặc bất kỳ chuyển động trong đó hai chân mà làm vùng hạ bộ cần phải kéo dài, co giãn.
- Không thay băng vệ sinh sau mỗi 2 - 3 giờ: VIệc này sẽ làm vùng hạ bộ kém khô thoáng, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, lâu lành vết thương.
Tham khảo: Phụ nữ sau sinh và những điều cần biết
Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì mẹ có thể tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN