MỤC LỤC BÀI VIẾT
Đón con chào đời là một trong những hành trình đong đầy hạnh phúc và chờ mong, nhưng đối với một số mẹ, hành trình ấy dường như sẽ kém hoàn thiện đi rất nhiều bởi những nỗi sợ khi chuyển dạ sinh con. Một trong những nỗi sợ và lo lắng đó là các cơn đau chuyển dạ. Trướ đây có nhiều phương pháp giúp cho mẹ giảm đau trong chuyển dạ như liệu pháp tâm lý, kích thích điện qua da, châm cứu. Đây là những phương pháp không dùng thuốc, và cả các phương pháp dùng thuốc như thuốc giảm đau, thuốc mê xông hơi, thuốc tê vùng, tê tủy sống, nhưng kết quả thành công không được mong đợi. Nhằm giảm thiểu sự đau đớn do quá trình chuyển dạ gây cho mẹ. Gây tê ngoài màng cứng đã mang lại hiệu quả to lớn và vô cùng quan trọng đã giúp cho mẹ vượt qua được nỗi ám ảnh của cơn đau trong chuyển dạ sinh. Vậy phương pháp “đẻ không đau” này có lợi ích gì và có tác dụng phụ gì không? Huggies mời mẹ tìm đọc thông tin bài viết dưới đây nhé!
Tham khảo: Hiện tượng chuyển dạ và cơn đau đẻ
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được các bác sĩ làm như thế nào?
Hiện nay giảm đau trong chuyển dạ phổ biến là phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Do sự phát triển khoa học kỹ thuật, trang thiết bị y tế hiện đại, các nhà khoa học không ngừng tìm ra những thuốc tê sao cho có tính an toàn và hiệu quả đồng thời không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Thuốc gây tê: Thuốc được sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng là Marcain kết hợp với Fentanyl để làm giảm đau cho mẹ trong chuyển dạ sinh.
- Marcain có tên biệt dược là Bupivacain là thuốc dùng trong gây tê ngoài màng cứng. Nồng độ đạt tối đa sau khi tiêm 15 – 30 phút. Hoạt tính mạnh gấp 4 lần Lidocain và tác dụng kéo dài gấp 5 lần. Bupivacain qua nhau có tính chấtít độc. Giảm đau giúp mẹ có chuyển dạ ít tốn sức, đưa đến kết quả có lợi đối với thai nhi, biểu hiện sau khi sinh, thử nghiệm có sự cân bằng kiềm toan tốt.
- Fentanyl: Là dẫn chất của morphin tổng hợp thuộc nhóm Phenyl Piperidine. Là thuốc giảm đau mạnh, dùng trong gây tê, gây mê. Thuốc có tác dụng nhanh, mạnh và ngắn. Fantanyl giảm đau mạnh hơn Morphin 100 lần, hơn Dolargan 250 lần. Fentanyl được dùng để gây mê đơn thuần hoặc kết hợp thuốc. Sử dụng tiền mê, để bổ sung cho tê vùng, tê tại chỗ và giảm đau sau mổ, giảm đau trong chuyển dạ sinh.
Kỹ thuật tiêm: các bác sĩ gây mê sẽ tiêm thuốc vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống (còn gọi là khoang màng cứng). Thuốc thường có hiệu quả sau 15 phút và có tác dụng kéo dài, gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau dành cho các mẹ sinh thường, khác với gây tê tủy sống sẽ tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào tủy sống và sẽ có tác dụng ngay sau 5 phút, gây tê tủy sống lại là phương pháp được áp dụng cho các mẹ sinh mổ.
Các ống kim gây tê ngoài màng cứng chỉ được đặt tại chỗ tiêm trong vòng 1-2 phút, các ống này kích thước nhỏ cỡ như cọng tóc. Thuốc dễ dàng đi vào các khoang cạnh đốt sống bởi các lỗ liên hợp, làm phong bế các dây thần kinh tủy sống chi phối khu vực tương ứng. Thuốc tê tác động lên các bộ phận sau, các dây thần kinh tủy sống hỗn hợp trong khoang cạnh cột sống, các hạch rễ thần kinh, các rễ thần kinh tủy sống. Sự phân bố của các dây thần kinh chia thành từng vùng một nhất định ở bề mặt của da. Vì vậy gây tê ngoài màng cứng chỉ mất cảm giác ở một số vùng do dây thần kinh bị thuốc tê ngấm.
Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh
Ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng
Khi kết hợp cả hai loại thuốc trên để gây tê ngoài màng cứng giúp cho mẹ không còn cảm giác đau đớn nữa mà cuộc chuyển dạ sinh vẫn diễn tiến tốt đẹp.
Khi gây tê ngoài màng cứng làm giảm phóng thích catecholamine nên huyết áp ổn định, đồng thời giảm sự tăng thông khí lúc có cơn gò và giảm sự tăng tiêu thụ oxy. Các tác dụng này rất hữu ích đối với mẹ không bảo đảm nổi những sự thay đổi do đau gây ra đối với mẹ có bệnh lý về tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh suyển…Giảm đau tốt làm cho mẹ thoải mái, vận động sớm, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi phí.
Nhược điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng
Bên cạnh có lợi của giảm đau trong gây tê ngoài màng cứng, thì điểm bất lợi của gây tê ngoài màng cứng như hạ huyết áp, lạnh run, buồn nôn, đau đầu, đau lưng, rối loạn đường tiểu như bí tiểu tạm thời, rách màng cứng.
Tuy nhiên các biến chứng này có thể dự phòng được bằng cách tuân thủ chỉ định, chống chỉ định và kỹ thuật một cách nghiêm ngặt.
Mẹ không nên gây tê màng cứng khi nào?
Mẹ sắp sinh không nên sử dụng phương pháp này khi:
- Không có nhu cầu cần giảm đau.
- Không còn đủ thời gian để gây tê màng cứng.
- Mẹ bị dị ứng thuốc tê hoặc các thành phần của thuốc.
- Mẹ có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ.
- Mẹ bị rối loạn đông chảy máu, sử dụng thuốc chống đông.
- Mẹ có tiền sử mắc vấn đề thần kinh.
- Mẹ đã từng phẫu thuật vùng cột sống hoặc có nhiễm trùng vùng lưng gây tê.
Nếu rơi vào một trong các trường hợp kể trên, mẹ có thể nhanh chóng khai báo cùng các bác sĩ chuyên khoa để các bác sĩ tư vấn lựa chọn những cách gián tiếp khác để giảm đi cảm giác đau đớn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ, mẹ hãy giữ vững tinh thần, đón bé chào đời an yên, mẹ nhé!
Tham khảo: Chuẩn bị đi sinh
Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới bé sơ sinh không?
So sánh với các phương pháp khác, theo The verywell family, gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn giúp mẹ cảm giác đau thông qua thuốc tiêm trực tiếp vào rễ dây thần kinh. Vì vậy, đây là phương pháp được hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu, an toàn đối với bé yêu sắp sửa chào đời của mẹ, nên mẹ không cần phải lo lắng.
Gây tê ngoài màng cứng có giúp mẹ hết đau hoàn toàn không?
Mẹ bầu sắp sinh dù đã gây tê ngoài màng cứng vẫn có thể cảm giác vùng hậu môn hoặc âm đạo bị tức nặng. Thông thường, chỉ 5% mẹ chuẩn bị sinh được gây tê ngoài màng cứng cảm thấy ít được giảm đau hoặc giảm đau 1 bên cơ thể. Đối với các trường hợp này, các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật chuyên khoa giúp mẹ tăng hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN