Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Dấu hiệu cơn gò như thế nào thì nhập viện? Phân biệt cơn gò chuyển dạ

Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào

Với những bà bầu mang thai lần đầu chắc hẳn khi gần đến ngày sinh nở rất hồi hộp và lo lắng, Không ít mẹ bầu thắc mắc khi nào thì cơn gò chuyển dạ bắt đầu và dấu hiệu của nó ra sao. Trong bài viết này, Huggies sẽ chia sẻ đến các mẹ về cách phân biệt cơn gò chuyển dạ thật, giả, dấu hiệu cơn gò chuyển dạ và cơn gò bao lâu thì sinh và báo hiệu em bé sắp chào đời?

Tham khảo thêm:

Cơn gò chuyển dạ là gì?

Cơn gò chuyển dạ là một phần quan trọng của quá trình sinh nở và được chia làm 2 loại là cơn gò chuyển dạ đủ tháng diễn ra sau 37 tuần và cơn gò chuyển dạ sinh non thường diễn ra từ tuần 22 đến tuần 37 trong thời gian mang thai. Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện, các cơn đau của thai phụ sẽ tăng dần và kéo dài. Không chỉ vậy mà tần suất xuất hiện cũng dồn dập hơn. Đây là những dấu hiệu việc sinh con sẽ diễn ra trong một vài giờ tới tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có thời gian chuyển dạ khác nhau.

Cơn gò chuyển dạ là gì?

Biểu đồ cơn gò chuyển dạ trên máy monitor sản khoa ( Nguồn: Sưu tầm)

Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả

Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ nhầm lẫn giữa cơn gò chuyển dạ sinh lý và cơn gò chuyển dạ thật vì cả 2 đều có những dấu hiệu khá giống nhau.

Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)

Cơn gò sinh lý hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả (Braxton - Hicks) xuất hiện vào thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để luyện tập cho tử cung chịu đựng khi tới ngày sinh. Cơn gò này có đặc điểm như sau:

  • Là cơn gò nhẹ, diễn ra trong khoảng 30s - 60s và mỗi ngày vài lần.
  • Không gây đau đớn nhưng khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng. Cũng có thể là sau khi mẹ bầu quan hệ hoặc bàng quang đầy nước.
  • Cơn gò sinh lý không có dấu hiệu tăng dần về cường độ và mức độ đau cũng không gia tăng theo thời gian.
  • Cơn gò sinh lý có thể xuất hiện khi mẹ cảm thấy mệt mỏi hoặc khi đi lại nhiều.

Để giảm bớt cơn gò sinh lý, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu đã thử những biện pháp trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn thì thai phụ nên đến bác sĩ thăm khám.

Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)

Cơn co thắt Braxton - Hicks có thể diễn ra ở tháng thứ 4 trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thêm:

Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Trái ngược với các cơn gò sinh lý, cơn gò tử cung lúc chuyển dạ diễn ra theo nhịp điệu vào những tháng cuối thai kỳ. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ càng tăng. Thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài. Cơn đau bụng chuyển dạ thật sẽ không dừng lại hay thuyên giảm nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

Trước khi chuyển dạ, có một số dấu hiệu cảnh báo mà thai phụ cần chú ý là:

  • Khi cơn gò chuyển dạ thật sự bắt đầu, thai phụ sẽ cảm thấy đau tại khu vực lưng hoặc vùng bụng dưới.
  • Cơn gò cứng bụng sẽ tăng dần về cường độ và lan rộng khắp vùng bụng, kèm theo cảm giác đau ở cả hai bên bắp đùi hoặc sườn.
  • Thai phụ có thể cảm thấy khu vực xương chậu căng cơ và bị chèn ép mạnh mẽ.
  • Cơn đau do gò chuyển dạ thường giống như đau bụng kinh, nhưng có cường độ mạnh hơn nhiều.
  • Việc thở và đi tiểu có thể dễ dàng hơn khi em bé tụt xuống.
  • Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi dỏ.
  • bầu bị tiêu chảy, đau bụng, tăng huyết áp nhẹ,...

Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Cơn đau đẻ kèm ra máu âm đạo có thể cảnh báo các bất thường khi chuyển dạ. (Nguồn: Sưu tầm)

Tham khảo thêm:

Cơn gò chuyển dạ sinh non

Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trước thời điểm thai 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Thời gian của các cơn gò này đều đặn, nếu thai phụ bị co thắt mỗi 10 - 12 phút trong hơn 1 giờ, thai phụ có thể chuyển dạ sinh non.

Trong cơn co thắt, toàn bộ vùng bụng của thai phụ sẽ khó chạm vào. Cùng với sự thắt chặt trong tử cung, xuất hiện các biểu hiện như mẹ bầu bị đau lưng âm ỉ, áp lực xương chậu, bụng và chuột rút. Đặc biệt, nếu chúng đi kèm với ra máu cục khi mang thai, tiêu chảy hoặc tiết dịch có nước. Khi có những dấu hiệu này, thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

Thai máy

Thai nhi bắt đầu có những chuyển động nhẹ nhàng từ khi thai 8 tuần, mặc dù giai đoạn này mẹ khó có thể cảm nhận được. Những cử động sớm này thường giống như bọt khí và xuất hiện không thường xuyên trong suốt cả ngày, không tạo ra âm thanh hay cảm giác khó chịu cho mẹ.

Từ giai đoạn thai 20 tuần trở đi, cử động của thai nhi trở nên rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Thai nhi bắt đầu duỗi, đá và kéo thường xuyên, với số lần thai máy gia tăng đáng kể. Những cử động này đặc biệt rõ rệt và thường xuyên hơn trong những tuần cuối của thai kỳ, giúp mẹ dễ dàng cảm nhận sự hiện diện của bé.

Xem thêm: Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Cơn gò chuyển dạ sinh non

Nếu như xuất hiện cơn gò chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non ( Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ sắp sinh như thế nào?

Khác với cơn co thắt Braxton-Hicks, cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự có những đặc điểm rõ ràng và không dễ dàng biến mất khi thực hiện các phương pháp đơn giản như nghỉ ngơi hoặc uống nhiều nước. Nếu bạn đang tự hỏi “cơn gò tử cung như thế nào là sắp sinh?”, hãy lưu ý các dấu hiệu sau: Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sẽ diễn ra liên tục với cường độ ngày càng tăng. Các cơn gò này giúp tử cung mỏng dần và mở rộng để thai nhi có thể ra ngoài.

Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự thường được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn cơn gò tử cung chuyển dạ pha tiềm thời

Ở giai đoạn này, thai phụ cố gắng thư giãn, không nhất thiết là phải vội vàng đến bệnh viện nếu đã nắm rõ và hiểu rõ thông tin. Nếu quá trình chuyển dạ mới bắt đầu và diễn ra ban đêm, hãy cố gắng tranh thủ ngủ vì lúc này cơn gò còn nhẹ, thưa và đau ít. Nếu không thể ngủ, mẹ bầu có thể tắm gội và làm một số việc nhẹ nhàng như dọn dẹp áo quần, đóng gói hành lý,...

Giai đoạn này kéo dài từ 6 - 12 giờ. Lúc này cổ tử cung mở 1cm - 4cm. Các cơn gò kéo dài khoảng 30 - 45s, nhẹ và có tần suất thưa, sau mạnh dần và thường xuyên hơn, âm đạo tiết dịch nhầy kèm theo máu, túi ối có thể bị vỡ.

Trong giai đoạn này, khi các cơn gò tăng dần và đau nhiều hơn, thai phụ nên nhập viện để bác sĩ theo dõi. Trong một số trường hợp, cuộc chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn thông thường (18 - 24 giờ) ở những mẹ bầu sinh con đầu lòng hoặc mang thai đôi.

Giai đoạn cơn gò tử cung chuyển dạ pha tiềm thời

Giai đoạn chuyển dạ tiềm thời (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Giai đoạn cơn gò chuyển dạ pha hoạt động

Ở giai đoạn này các cơn gò mạnh mẽ hơn, tần suất dày và kéo dài hơn, đau nhất ở khu vực vùng lưng và bụng dưới. Cổ tử cung sẽ mở rộng tối đa (từ 4-10 cm) để thai nhi có thể chui ra ngoài. Cùng với các cơn gò, thai phụ có thể cảm thấy đau mỏi lưng, cơ thể hoặc chuột rút ở chân. Để giảm cảm giác khó chịu, thai phụ có thể đi lại nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc thử một vài bài tập thư giãn, uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

Trong pha hoạt động, các cơn gò tử cung kéo dài từ 25 - 60 giây và xảy ra mỗi 3 - 5 phút. Đây là thời điểm quan trọng để thông báo cho bác sĩ, chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.

Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp

Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng khó khăn nhất với những cơn gò mạnh và gần nhau. Đặc điểm cơn gò giai đoạn chuyển tiếp là kéo dài khoảng 30 phút - 2 giờ, cổ tử cung giãn ra hoàn toàn 8 - 10cm. Các cơn gò kéo dài khoảng 60 - 90s. Thai phụ có thể bị nóng bừng, buồn nôn, đầy hơi,...

Xem thêm: 10 cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc

Click xem ngay video Chuẩn bị cho ngày vượt cạn như thế nào? (Nguồn video: Huggies Việt Nam)

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, các sản phẩm bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

Xác định thời gian của các cơn co thắt là bước quan trọng để đánh giá liệu thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Cơn gò chuyển dạ thường diễn ra theo chu kỳ đều đặn và tần suất sẽ tăng dần theo thời gian. Để đo thời gian của các cơn co thắt, hãy ghi chú thời gian của các cơn co thắt từ khi cơn co thắt đầu tiên bắt đầu đến các cơn co thắt tiếp theo. Khi cảm thấy bụng căng lên, mẹ nên ghi lại thời gian và theo dõi xem cơn co có đạt đến đỉnh điểm hay không. Sau khi cơn co thắt hoàn toàn dừng lại, tiếp tục theo dõi thời gian kéo dài của nó, nhưng không dừng đồng hồ bấm giờ. Mẹ nên chờ đợi cơn co thắt tiếp theo trước khi khởi động lại đồng hồ bấm giờ để theo dõi chu kỳ.

Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?

Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ (Nguồn: Huggies)

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Cơn gò chuyển dạ xuất hiện trước tuần thứ 37 có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Các cơn gò này thường diễn ra theo chu kỳ đều đặn. Nếu thai phụ trải qua các cơn co thắt mỗi 10 - 12 phút kéo dài hơn 1 giờ, có khả năng thai phụ đang chuyển dạ sinh non. Thời gian sinh tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu của thai nhi. Cụ thể, ở sản phụ con so, do tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc nên thời gian chuyển dạ kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ trung bình 12 - 18 giờ.

Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ bầu sinh con đầu lòng khi phát hiện dấu hiệu sắp sinh, các mẹ sẽ dễ bị rơi vào trạng thái bỡ ngỡ, lúng túng, không biết làm gì cũng không biết cách rặn và thở khi sinh đúng cách và hiệu quả. Điều này khiến cho quá trình sinh cần nhiều thời gian và tốn nhiều sức lực hơn.

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Khi cơn gò chuyển dạ thực sự đến, cơn đau sẽ đến nhiều, liên tục đau nhất ở khu vực vùng lưng và bụng dưới. (Nguồn: Sưu tầm)

Cách giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong cơn gò chuyển dạ

Các cơn gò tử cung có thể gây ra sự khó chịu cho hầu hết các thai phụ. Để giúp giai đoạn này diễn ra nhẹ nhàng và duy trì tinh thần thoải mái, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Tắm nước ấm hoặc uống một ly nước ấm: Đây là cách hiệu quả giúp làm dịu cơn đau nếu cơn gò chỉ là sinh lý.
  • Hít thở chậm hoặc thay đổi tư thế: Khi cảm thấy đau, mẹ bầu có thể thử hít thở chậm, nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế mẹ bầu nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái để giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Ngủ ngắn và thư giãn: Cố gắng chợp mắt một vài giấc ngắn trong ngày, ăn nhẹ, massage thư giãn, hoặc nghe nhạc để giảm stress.
  • Tránh xoa bụng và kích thích núm nhũ hoa: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh xoa bụng hoặc se đầu ti vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Thực hành thiền: Nếu mẹ bầu đã quen với thiền trong suốt thai kỳ, đây là thời điểm lý tưởng để vận dụng kỹ thuật này, giúp tâm trí thư giãn và giảm bớt lo lắng.
  • Nghe nhạc: Những giai điệu êm dịu có thể giúp thai phụ cảm thấy thư giãn và xao lãng khỏi cơn đau.
  • Mút hoặc ngậm kẹo ngọt: Nếu cảm giác buồn nôn xuất hiện, một viên kẹo ngọt có thể giúp giảm bớt tình trạng này.

Cơn gò chuyển dạ cần như thế nào thì cần đến bệnh viện? Nếu cơn gò xảy ra thường xuyên, không giảm khi nghỉ ngơi, uống nước hoặc thay đổi tư thế và đặc biệt là trước tuần 37 của thai kỳ, kèm theo các triệu chứng như đau nhiều, chảy máu, vỡ ối hoặc rỉ ối, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:Chuyển dạ và hiện tượng xổ nhau sau khi sinh

Cách giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong cơn gò chuyển dạ

m nhạc sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng và giảm đau cơn gò chuyển dạ. (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về cơn gò chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần?

Tần suất của các cơn gò chuyển dạ thật sự diễn ra liên tục và đều đặn, ban đầu khoảng 5–10 phút sẽ có một cơn kéo dài từ 30–60 giây. Theo thời gian, tần suất này sẽ tăng lên với khoảng 2–3 phút có một cơn. Do đó, không quá khó để thai phụ phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt chuyển dạ.

Cơn gò đau đẻ, chuyển dạ đau như thế nào?

Cơn đau do gò chuyển dạ có thể giống với đau bụng kinh, nhưng cường độ sẽ mạnh hơn nhiều. Cơn co chuyển dạ thật sẽ liên tục xuất hiện và không thuyên giảm dù mẹ đã ngồi nghỉ ngơi hay uống nước. Thông thường, cơn gò tử cung chuyển dạ thật sẽ kèm theo hiện tượng bung nút nhầy và ra máu màu hồng nhạt.

Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ gặp khó khăn khi giai đoạn chuyển dạ kéo dài. Hy vọng với những thông tin về cơn gò chuyển dạ và chuyển dạ bao lâu thì sinh ở trên, mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức để nhận biết và an tâm chuẩn bị đầy đủ cả tinh thần lẫn vật chất để vượt cạn thành công và an toàn. Mẹ có thể tham khảo kiến thức ở chuyên mục Sinh conGóc chuyên gia của Huggies nhé!

>>Tham khảo thêm:

>>Nguồn tham khảo:

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;