MỤC LỤC BÀI VIẾT
(Viêm) tắc tia sữa là tình trạng ống dẫn sữa không thông, làm cho sữa không thể chảy ra ngoài. Tình trạng tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể làm tăng khả năng mẹ có thể phải nuôi con bằng sữa ngoài.
Vì thế, viêm tắc tia sữa sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa mẹ và bé trong thời gian dài. Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh để kịp thời khắc phục nhé!
Tắc tia sữa sau sinh là gì?
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Bé yêu có thể cảm thấy khó khăn trong việc bú mút cũng như khi mẹ hút sữa, sẽ có cảm giác rất khó khăn, đau đớn.
Nếu không xử lý và khắc phục kịp thời, mẹ có thể bị các bệnh lý như viêm, nhiễm trùng tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú.
Vì thể, tắc tia sữa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ khi không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa sau sinh
Tắc tia sữa sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
- Căng thẳng: Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi sau sinh có thể sản xuất hormone Oxytocin - đây là một hormones thông báo ngừng hoạt động sản xuất sữa của cơ thể, ảnh hưởng quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động bình thường.
- Thừa sữa mẹ: Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không được cho bú thường xuyên, bú chưa hết hoặc mẹ không vắt sữa từ 5 - 24 tiếng liên tục khiến sữa tồn đọng tại bầu ngực. Mẹ có thể bị đau tức bầu ngực hoặc sốt nhẹ.
- Bé ngậm bú chưa đúng cách: Bé ngậm bú chưa đúng cách sẽ không thể hút hết lượng sữa trong bầu ngực mẹ. Việc này có thể dẫn đến tình trạng ngực mẹ vẫn còn sữa nhưng bé lại chưa đủ no.
- Ngực chịu áp lực: Mẹ thường xuyên nằm sấp, luyện tập thể thao quá độ với các động tác không phù hợp; hoặc áo ngực mẹ quá chật, bó sát là những nhân tố tạo áp lực lớn đến phần ngực có thể gây ra tắc các tuyến sữa.
- Nhiễm khuẩn: Quá trình vệ sinh đầu vú của mẹ khi cho con bú không được đảm bảo, nên vi khuẩn có thể tấn công hệ thống dẫn sữa, gây sưng, viêm, ứ đọng, làm sữa không thể giải phóng ra ngoài.
- Các nguyên nhân khác: vừa sinh con sữa chảy chưa được, chế độ dinh dưỡng sau sinh thiếu chất, cơ địa của mẹ, mẹ bị cảm lạnh,…
Dấu hiệu tắc sữa sau sinh
Dấu hiệu đầu tiên bị tắc sữa là bầu ngực của mẹ căng cứng, đau nhức, sữa cũng tiết ra ít hơn. Thậm chí không tiết sữa, kể cả khi mẹ dùng máy hút sữa hoặc chủ động vắt sữa bằng tay.
Các dấu hiệu tiếp theo có thể kể đến như: xuất hiện những cục cứng, gồ ghề, có kích thước khác nhau, sờ vào cảm thấy đau nhức trên bầu ngực. Mẹ có thể có nhiều biểu hiện đi kèm như: sốt, xung quanh bầu ngực xuất hiện các nốt sần, sờ vào ngực có cảm giác nóng bất thường, trong nhiều trường hợp có thể bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi …
Các dấu hiệu này thường diễn biến từ nhẹ tới nặng. Có nhiều trường hợp lại diễn ra rất nhanh chóng và rõ rệt.
Tham khảo Đau đầu ti khi cho con bú
Cách thông tia sữa cho mẹ sau sinh
Mục đích chính của thông tia sữa là làm tan các cục sữa bị ứ đọng, vón cục, khơi thông tia sữa. Huggies mách mẹ một số cách có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này như:
- Chườm ấm bầu ngực: Mẹ nên massage bầu ngực nhẹ nhàng bằng khăn chườm ấm trước khi cho bé bú.
- Massage đầu ti: Xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn sẽ giúp kích thích và khai thông tia sữa.
- Hạn chế mặc áo ngực: Việc này giúp bầu ngực mẹ được thông thoáng, sữa được lưu thông dễ dàng.
- Cho bé bú ở bên ngực bị tắt trước.
- Hút sữa sau khi bé bú xong: Hút sữa bằng máy hoặc vắt tay để đảm bảo sữa không còn sót hay bị ứ đọng trong bầu ngực.
Tham khảo Làm sao để nhiều sữa cho con bú
Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày dẫn đến tình trạng áp xe vú, viêm vú, mẹ cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng kháng sinh hoặc chích mủ.
Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lược
Mách mẹ các cách phòng tránh tắc tia sữa sau sinh
Tắc sữa sau sinh có thể làm mẹ mệt mỏi và căng thẳng, khiến tình trạng tệ hơn. Vì vậy, mẹ cần phòng tránh hiện tượng này bằng cách:
- Tập thói quen hút sữa thường xuyên: Bé cần được cho bú thường xuyên và đúng cử. Bên cạnh đó, mẹ cần thường xuyên hút sữa để đảm bảo sữa không bị ứ đọng, thì sữa mới luôn được sản xuất.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Việc này giúp sữa sản xuất ra được nhiều hơn. Từ đó, dễ dàng khơi thông tuyến sữa giúp mẹ.
- Xây dựng lối sống khoa học: Mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế căng thẳng, stress giai đoạn sau sinh và cho con bú.
- Hạn chế tác động lên bầu ngực: Mẹ nhớ không nên mặc áo ngực quá chật và hạn chế tác động mạnh lên bầu ngực.
- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ, các động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ mẹ sản xuất sữa, cải thiện vóc dáng và mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể khác.
Nếu đã áp dụng các phương pháp phòng tránh cũng như điều trị tại nhà kể trên nhưng vẫn không mang lại hiệu quả, mẹ nên thăm khám ngay tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, tránh trường hợp phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hãy nhớ rằng, mỗi người phụ nữ có cơ địa và trạng thái sức khỏe khác nhau, vì vậy phương pháp chữa trị có thể phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đôi khi, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hoặc thậm chí việc sử dụng thuốc có thể được đề xuất để giúp thông tắc tia sữa được giảm nhẹ. Mời mẹ xem thêm các vấn đề thường gặp sau sinh khác tại chuyên mục Chăm sóc sau sinh và khám phá thêm Sản phẩm bỉm Huggies và nhiều bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Chăm sóc bé, Làm cha mẹ nhé!
Bài viết cùng chủ đề: