Mất dáng ngực sau sinh là một trong những nỗi lo không của riêng mẹ bầu nào. Việc lo lắng ngực chùng, dão, chảy xệ là nỗi lo hết sức bình thường về hình thể của mẹ. Huggies sẽ gợi ý mẹ một số phương pháp chăm sóc ngực sau sinh trong bài viết dưới đây, mẹ cùng theo dõi nhé!
Đặc điểm của bầu ngực sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bầu ngực mẹ bỉm kém săn chắc so với thời con gái. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Cấu tạo vùng ngực: Khác với các vùng khác trên cơ thể, vòng 1 của phái đẹp chủ yếu được cấu tạo bởi các mô mỡ, không bao gồm các cơ bắp và dây chằng, nên rất dễ bị tác động chảy xệ.
- Nội tiết tố thay đổi: Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi làm số lượng các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực trở mẹ nên lớn hơn, nhằm chuẩn bị cho quá trình cho bé bú.
- Ngực bị căng sữa liên tục: Sau khi sinh, ngực mẹ có khả năng tăng kích thước gấp 3 lần do tuyến vú phát triển. Việc căng sữa nhưng không cho bé bú hoặc dùng máy hút, vắt tay kịp lúc cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngực biến dạng.
- Các nguyên nhân khác: Vệ sinh ngực chưa đúng cách, bé bú không đều bên, không đúng tư thế bú,…
Những nguyên nhân trên, dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến dáng ngực mẹ sau sinh.
Tham khảo Các tư thế cho bé bú
Mách mẹ bí quyết lấy lại bộ ngực đẹp sau sinh
- Massage ngực: Massage ngực bằng tay theo vòng tròn mỗi ngày từ 5 - 10 phút là một trong những cách làm săn chắc khuôn ngực sau sinh khá hiệu quả. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng cương tức ngực trong thời kỳ đang cho con bú. Mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm lau lên toàn bộ vùng ngực trước để thư giãn các mô, rồi dùng bàn tay massage sau đó, mẹ nhé!
- Tắm nước mát dưới vòi hoa sen: Những tia nước dưới vòi sen có thể là một trong những liệu pháp massage hữu hiệu, giúp lưu thông huyết mạch. Tắm bằng nước mát dưới vòi hoa sen hàng ngày, sẽ giúp mẹ tăng khả năng đàn hồi của ngực, giúp ngực trở nên săn chắc hơn.
- Có kế hoạch nghỉ ngơi khoa học: Sau sinh, mẹ nên lập kế hoạch để có một thời gian biểu khoa học cho việc nuôi con và nghỉ ngơi hợp lí. Mẹ cũng nên luôn duy trì tư thế ngồi, đứng thẳng lưng, và ngẩng cao đầu, tránh tình trạng gù lưng.
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng: Hormones estrogen là một loại hormones đóng vai trò quan trọng trong việc tăng kích thước và hình dạng của mô ngực ở nữ giới. Vì vậy, để vùng "núi đôi" được cải thiện, mẹ cần chú ý bổ sung nhữngthực phẩm giàu estrogen như: thực phẩm có nguồn gốc cam thảo, đậu nành. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B và E, các loại ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau xanh, dầu ô liu và trái cây tươi, để duy trì độ đàn hồi khoẻ khoắn của da.
- Tập các bài thể dục tốt cho vùng ngực: Mẹ nên dành 5 phút mỗi ngày để thực hiện các động tác có lợi cho vùng ngực như: hít thở sâu, chống đẩy, vươn tay ngang vai, và vươn tay qua đầu.
- Chọn áo ngực phù hợp: Mẹ lưu ý không nên chọn áo quá chật hoặc quá rộng. Nếu cần sử dụng áo lót gọng kim loại, mẹ không nên sử dụng quá 2 tiếng mỗi ngày. Việc lựa chọn áo ngực sau sinh rất quan trọng, giúp nâng đỡ và bảo vệ ngực trước sức nặng của bầu sữa căng tròn cũng như tiện lợi trong quá trình cho con bú.
- Chọn miếng lót thấm sữa tốt: Miếng lót sữa giúp mẹ giữ vệ sinh và không bị sữa làm ướt áo trong những tháng đang cho con bú. Việc chọn miếng lót từ chất liệu an toàn, không kích ứng da sẽ giúp cho vùng ngực của mẹ luôn khô thoáng, mịn màng và vệ sinh.
- Vệ sinh bầu ngực đúng cách: Bầu ngực của mẹ tự nhiên sẽ tiết ra các chất tiệt trùng và có mùi hương đặc thù để thu hút bé bú. Cho nên, việc vệ sinh bầu ngực trước khi cho bé bú là không cần thiết, khiến bé giảm cảm giác thèm ăn và khó tìm ti mẹ hơn. Mẹ chỉ nên vệ sinh sau khi bé đã bú để tránh cặn sữa và vi khuẩn từ nước miếng của bé.
- Chăm sóc đầu ti đúng cách: Sữa mẹ có chứa thành phần vitamin E và các chất kháng thể sẽ giúp vết thương mau lành, bảo vệ da đầu vú. Vì vậy, khi đầu ti bị khô, mẹ chỉ cần dùng một ít sữa thoa lên sẽ mau lành. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng kem có chứa lanolin để giảm cảm giác đau nhức và giúp mau lành vết thương.
- Cho con bú đúng tư thế: Bên cạnh hiệu quả giúp mẹ giữ được dáng ngực đẹp, việc này còn hạn chế một số rắc rối hay gặp khi cho bé bú như bị nứt hay chảy máu đầu ti.
- Cho con bú đều hai bên ngực: Mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước, rồi mới chuyển bên.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Sau khi cai sữa cho con, mẹ có thể sử dụng kem dưỡng hay tinh dầu dành riêng cho ngực. Hoặc mẹ có thể tìm đến một số liệu trình làm đẹp tại các trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh.
- Cai sữa theo quá trình: Quá trìnhcai sữa nên diễn ra từ từ, để cơ thể mẹ hiểu được dấu hiệu và giảm dần việc tiết sữa một cách tự nhiên. Da ngực của mẹ sẽ dần co lại, tình trạng chảy xệ chấm dứt.
Tham khảo Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Những dấu hiệu bất thường ở ngực mẹ cần lưu ý
Trong quá trình chăm sóc ngực sau sinh, nếu mẹ nhận thấy một số vấn đề sau đây, hãy đến thăm khám bác sĩ, cơ quan y tế uy tín để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ nhé:
- Massage nhận thấy khối u trên ngực
- Đầu ti bị thụt, tụt vào trong
- U đỏ, có cảm giác nóng khi sờ vào bầu ngực
- Sốt hoặc cảm cúm
- Dịch tiết đầu vú bất thường hoặc chảy máu đầu vú
Lấy lại cả dáng người và dáng ngực sau sinh là mơ ước của hầu hết các mẹ bỉm sữa. Nếu thấy bài viết hữu ích, mẹ đừng quên chia sẻ đến người thân, bạn bè và đặc biệt là những mẹ bỉm sữa cách chăm sóc ngực sau sinh để luôn tự tin, khỏe mạnh, mẹ nhé!
Tìm hiểu thêm về Phụ nữ sau sinh