Mang thai là một hành trình kỳ diệu và đầy thử thách đối với mẹ bầu. Bầu 21 tuần là giai đoạn phát triển của thai nhi ngày càng rõ rệt. Vì vậy, cơ thể mẹ cũng phải thích nghi với nhiều biến đổi mới. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé yêu. Hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết hơn về những thay đổi mà mẹ bầu sẽ trải qua trong thời kỳ này. Và cách chăm sóc mẹ bầu vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 21
Những thay đổi về cơ thể của mẹ
Nếu bạn thức giấc không phải do nằm mơ thì có thể bạn đang bị chuột rút khi mang thai. Vào tuần thai thứ 21, thai phụ thường bị chuột rút ở bắp chân và các cơ lân cận. Cơ thể của bạn có thể tự nhiên chuột rút bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Đây là hiện tượng một cơ nào đó bị co rút, gây ra đau đớn. Nếu bị chuột rút ở bắp chân, bạn hãy cố duỗi thẳng chân và dùng tay nhẹ nhàng vuốt ngược các ngón chân về phía ống chân. Làm như vậy một vài lần, cơ sẽ được kéo giãn về lại vị trí ban đầu.
Đôi khi chứng chuột rút xảy ra do bạn thiếu canxi hoặc magiê hay muối trong khẩu phần ăn. Bạn chắc hẳn đã nghe đến các mẹo dân gian trị chuột rút như để một viên phấn hoặc một tép tỏi ở cuối giường. Hiệu quả nhất vẫn là phải đảm bảo cơ thể bạn nhận đủ nước và tập một vài bài thể dục thư giãn cơ trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Khi thai nhi 21 tuần tuổi, bụng của bạn đã nhô lên và thật khó giấu chuyện bạn đang có thai. Mọi người sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn, một vài người có thể thắc mắc và thậm chí còn hỏi có phải bạn đã có thai không.
- Bạn sẽ có cảm giác như thể bàn tay mình đang bị kim chích khi mang thai tuần 20. Thông thường, đây là do hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm) do nghẽn dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay, gây tác động lên các ngón tay cái và trỏ. Biện pháp vật lý trị liệu và mang nẹp tay có thể hạn chế cảm giác đau đớn và tê bì.
- Một vấn đề nữa của giai đoạn thai nhi tuần 21 là chứng đau đầu khi mang thai, có thể không thường xuyên vào lúc này nhưng sẽ tăng trong vài tuần tới. Thủ phạm vẫn là hoóc môn thai sản. Vì thế đừng để cơ thể bị mất nước hay quá nóng. Khi đau đầu, bạn hãy nằm thư giãn trong một căn phòng tối và đắp một chiếc khăn mát lên mắt, hoặc ăn một chút thức ăn nhẹ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn đau đầu dai dẳng kèm theo thị lực bị ảnh hưởng thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay.
- Dịch âm đạo cũng sẽ ra nhiều hơn. Trong suốt thai kỳ, dịch âm đạo thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Nhiều thai phụ vì vậy dùng băng vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, điều này lại dễ khiến vi khuẩn phát triển, vì thế nếu bạn thấy ngứa và nóng rát mỗi lần tiểu tiện, hãy đến gặp bác sĩ. Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nấm.
- Cân nặng của mẹ tăng nhiều, tạo áp lực lên tử cung khiến lưu lượng máu tăng cao và gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Mẹ sẽ xuất hiện triệu chứng phù chân khi mang thai vào mỗi tối do nồng độ máu thay đổi.
- Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện do kích thước của em bé đang dần lớn lên khiến bụng phải giãn ra. Không chỉ rạn da bụng mà vùng mông, đùi, hông, ngực cũng sẽ bị tình trạng này.
- Trong thai kỳ, da của mẹ tiết dầu nhiều hơn bình thường khiến cho mụn trứng cá xuất hiện. Mẹ có thể rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ để hạn chế tình trạng đổ dầu trên da. Tuy nhiên, những sản phẩm dưỡng da của mẹ nên được tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có thể bảo vệ thai nhi 1 cách tốt nhất.
Bạn cũng sẽ bắt đầu cảm nhận những cơn co thắt không đau chủ yếu diễn ra ở phần trên của tử cung. Nếu đặt tay lên bụng, bạn có thể cảm nhận được những cơn co thắt này sau khi tập thể dục cho bà bầu, cúi gập người hay quan hệ tình dục, hoặc thậm chí khi bạn chẳng làm gì mấy. Đó chỉ là cơ thể bạn đang thực tập để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thật sự về sau.
>> Tham khảo thêm:
Mẹ có thể bị rạn da nhiều khi mang thai đến tuần 21 (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Em bé được 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ rồi, rất nhanh thôi em bé sẽ ra đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Bên cạnh việc giữ một sức khỏe ổn định thì mẹ cũng nên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết cho bé. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé. Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Những thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ
Bạn sẽ có cảm giác háo hức và hồi hộp khi mang thai tuần 20. Cảm giác gắn kết giữa bạn và bé ngày càng rõ nét hơn, và khó mà quên được chuyện bạn đang mang thai. Có thể chồng bạn sẽ chiều bạn hơn bởi vì anh ấy đã nhìn thấy bụng bạn “lùm lùm”. Đối với nhiều phụ nữ thì đây là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thời kỳ mang thai, do đó bạn hãy thoải mái tận hưởng nhé.
Tuy nhiên, đây có thể lại là thời gian lo lắng đối với một số bà bầu. Việc kiểm tra sàng lọc bào thai vài tuần trước đó đôi khi có thể phát hiện ra những điều đáng lo hoặc những khả năng xấu mà chưa thể xác định rõ ràng 100%. Thông thường, bà bầu được khuyên hãy chịu khó chờ đợi, và điều này khiến những ông bố bà mẹ tương lai rất bồn chồn bứt rứt. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng và bứt rứt đó.
>> Tham khảo thêm: Những thay đổi cơ thể và tâm lý khi mang thai
Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi
Thai nhi có kích thước khoảng 24.7 cm và nặng khoảng 400 g, tương đương với kích thước của một quả lựu. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của sự phát triển và tăng trưởng đáng kể so với những tuần trước.
Bé yêu đã bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Với các bộ phận trên khuôn mặt như môi, mí mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn. Chồi răng tí hon bên dưới lợi cũng đã bắt đầu hình thành.
Mặc dù mắt của bé chưa mở, nhưng bé có thể phân biệt được ánh sáng, bóng tối và phản ứng với ánh sáng. Đường dây thần kinh của bé đã phát triển mở rộng, và nhịp tim cũng đều đặn hơn.
Hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống ở bên ngoài. Lượng phân su tăng lên đáng kể và tuyến tụy của bé đang phát triển vai trò tạo ra một số nội tiết tố quan trọng.
Thai nhi trở nên "sôi động" hơn với những cú đạp mạnh mẽ. Bé tích cực di chuyển, bơi lội trong nước ối. Đồng thời, bé cũng có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh.
Thai nhi trong tuần 21 phát triển tốt hơn về mắt, miệng, ngón tay và hệ tiêu hoá
Cảm xúc của mẹ trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng vì bé có thể phân biệt và cảm nhận những cảm xúc của mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tinh thần của thai nhi.
Lưu ý cho mẹ bầu tuần 21 để thai nhi phát triển khỏe mạnh
- Dinh dưỡng đầy đủ: Mẹ bầu cần bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt để giúp tạo ra hồng cầu cho bé. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, cá, ngũ cốc chứa sắt, và rau chân vịt nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ.
- Hạn chế các loại đồ uống có caffeine: Trà và cà phê có thể gây hạn chế khả năng hấp thụ và cung cấp axit của dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường uống nước và nước trái cây để duy trì sự hydrat hóa cho cơ thể.
- Chăm sóc đặc biệt cho chứng giãn tĩnh mạch: Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện thường xuyên các hoạt động như tập thể dục nhẹ nhàng và chống đỡ chân. Ngoài ra, việc nằm nghiêng về bên trái khi ngủ cũng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.
- Thăm bác sĩ thường xuyên: Tuần 21 cũng là một trong ba cột mốc quan trọng của thai kỳ. Mẹ bầu nên đến bệnh viện để tiến hành siêu âm 4D để theo dõi sức khỏe và phát triển của thai nhi, cũng như thảo luận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thai kỳ.
- Chăm sóc tâm lý: Mẹ bầu cần chăm sóc tâm lý của mình bằng cách duy trì tinh thần lạc quan và thoải mái. Cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tinh thần của thai nhi, vì vậy việc giữ tinh thần lạc quan là rất quan trọng.
Mẹ bầu 21 tuần tuổi cần hạn chế các đồ uống chưa cafeine, thường xuyên chăm sóc tâm lý tốt (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Các câu hỏi thường gặp khi mang thai 21 tuần
Thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường?
3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường bị nghén dẫn đến không ăn được nhiều nên cân nặng của mẹ ít tăng, thậm chí không tăng. Tuy nhiên, khi thai nhi được 21 tuần, tức là mẹ đã ở tháng thứ 6 của thai kỳ thì lúc này mẹ nên duy trì tăng 0,4 kg /tuần. Như vậy, ở tuần thai thứ 21 mẹ nên tăng từ 1,6 - 2,2kg là bình thường và đủ tiêu chuẩn.
Bầu tuần 21 bụng đã to chưa?
Bầu 21 tuần bụng to chưa chắc hẳn là thắc mắc của nhiều mẹ. Thực tế, bầu 21 tuần tức là mẹ đã bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ nên lúc này bụng mẹ đã to và nhô hẳn lên rồi đấy.
Giai đoạn bầu 21 tuần là những thay đổi và thách thức về thể chất lẫn cảm xúc của người mẹ. Nhưng tất cả đều góp phần chuẩn bị cho mẹ và bé một sự khởi đầu mới. Cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé ngày càng sâu sắc. Từng cử động nhỏ của bé như một lời nhắn nhủ yêu thương từ thiên thần nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Hãy biến những khó khăn thành động lực và mẹ đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần. Chúc mẹ và bé sẽ cùng nhau vượt qua tất cả, an toàn và hạnh phúc.
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần
>> Nguồn tham khảo:
- 21 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 21 Weeks Pregnant: Baby Development, Symptoms & Signs | Week by Week
- 21 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
Ba mẹ có thể xem thêm các bài viết của Huggies được bác sĩ Bùi Thị Thu Hà - thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đưa ra lời khuyên, hỗ trợ ba mẹ trong giai đoạn thai kỳ và sinh con.