Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thiếu iốt trong thai kỳ

Mang Thai -150-thieu Iot Trong Thai Ki (500x 500)

Khi mang thai, nhiều bà bầu thường chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất để đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có rất nhiều thai phụ quên mất việc bổ sung iot, hay thậm chí còn không biết mình cần phải bổ sung chất này. Chính vì thế, có nhiều trường hợp được chuẩn đoán thiếu iot khi đang mang thai. Tại sao iot lại quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với thai phụ? Xin mời bạn tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi.

Khi mang thai, nhu cầu iot của cơ thể sẽ tăng lên 50% để đáp ứng nhu cầu hóc-môn tuyến giáp của cả mẹ và bé. Thiếu iot có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của bé trong cả thời gian thai kỳ và thậm chí sau khi sinh. Một số trẻ gặp nhiều khó khăn về học hỏi và phát triển nếu không có đủ chất iot. Nếu nghiêm trọng hơn, các bé còn có thể gặp hội chứng thiếu iot nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc chậm phát triển trí tuệ ở bé.

Iot đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp tổng hợp các hóc-môn cần thiết để điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta. Vì vậy, thiếu iot có thể làm cho quá trình trao đổi chất ở cơ thể mẹ và thai nhi giảm đi, gây ảnh hưởng đến não. Thiếu iot trong những tháng đầu của thai kỳ thậm chí có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Giáo sư Eastman, bác sĩ khoa nội tiết ở đại học Sydney, Úc và chuyên gia y khoa Thyrod Foundation khuyến cáo rằng: “ Nhiều thai phụ hiện nay chỉ cung cấp một nửa nhu cầu về các chất cần thiết cho cơ thể. Điều này có thể gây nên nhiều hậu quả khá nghiêm trọng đối với trí não của thai nhi. Những trường hợp thiếu iot nặng có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ xuống 10 tới 15 điểm, ảnh hưởng tới khả năng nghe, và dẫn đến nhiều hội chứng bệnh khác nhau.”

Để tránh những hiện tượng trên xảy ra, bạn cần cung cấp đủ chất iot cần thiết cho cơ thể của mình và thai nhi trong bụng. Trung bình, bà bầu cần thêm từ 100 đến 200ug iot so với khi chưa mang thai. Chế độ ăn uống thông thường không cung cấp đủ lượng iot cần thiết nêu trên. Sau đây là một vài cách để giúp bạn bổ sung iot trong cơ thể:

  • Uống từ nửa đến một lít sữa hàng ngày.
  • Sử dụng muối iot. Muối iot và muối biển hoàn toàn khác nhau. Muối biển thường không có đủ lượng chất iot.
  • Ăn nhiều thức ăn giàu iot như hải sản và rong biển.
  • Cách hiệu quả nhất là bạn có thể uống viên bổ sung iot. Mỗi một viên này chưa từ 50-150ug iot và bạn cần khoảng 100-200ug mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kỹ các chỉ số thuốc trước khi sử dụng.

Thay đổi chế độ ăn uống đồng thời chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết có thể giúp bà bầu khỏe mạnh và thai nhi trong bụng phát triển đều đặn. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;