Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những điều cần biết khi mang thai để con khoẻ mạnh, an toàn

Những điều cần biết trước khi mang thai

Tìm hiểu những điều cần biết trước khi mang thai sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình và con trong suốt giai đoạn thai kỳ.

1. Những điều cần tham khảo bác sĩ trước khi mang thai

Trước khi quyết định mang thai, bạn hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về tình hình sức khỏe hiện tại, cũng như một số thông tin quan trọng khác có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi sau này.

 Một số thông tin bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi có dự định mang thai:

  • Tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như lịch sử bệnh tật nếu có: nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề nào với sức khỏe như béo phì, cao huyết áp, bệnh lậu.. hãy đảm bảo vấn đề này đang được kiểm soát tốt và đang được điều trị hiệu quả.
  • Lối sống, chế độ sinh hoạt: nếu bạn hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hay thường xuyên bị stress, làm việc/sống xung quanh môi trường độc hại, hãy trao đổi kĩ với bác sĩ về các vấn đề này
  • Các loại thuốc đang sử dụng: trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.
  • Tiêm phòng vắc-xin: Tiêm phòng là một việc rất quan trọng mà tất cả mẹ bầu cần làm trước, trong và sau thai kỳ, hãy tham khảo bác sĩ về việc này và tiêm phòng đầy đủ vào đúng thời điểm, đặc biệt là vắc xin tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

2. Cẩn thận khi sử dụng thuốc

Nếu phải sử dụng thuốc, bạn hãy nhớ:

  1. Hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc. Đặc biệt không nên tự “kê đơn” cho bản thân khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  2. Có nhiều loại thuốc có thể an toàn cho bạn nhưng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của thai nhi.
  3. Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Điển hình là thuốc sốt dùng để trị cảm cho bà bầu.
  4. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định như liều lượng, thời gian và cách thức dùng thuốc. Ví dụ có thuốc cần uống khi bụng đói và ngược lại.

3. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bổ

Các bà bầu nên cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc bổ, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ các nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

Có nhiều loại thuốc bổ chưa được kiểm định an toàn triệt để và cũng không chứng minh được tác dụng như đã đưa ra. Vì vậy, hãy cẩn thận trước khi dùng bất kì loại thuốc nào, đồng thời kiểm tra với bác sĩ trước khi uống. 

Tham khảo: 

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu

Hướng dẫn bổ sung Sắt cho mẹ bầu đúng cách và tốt nhất

Hướng dẫn bổ sung vitamin cho mẹ bầu

Mẹ bầu uống thuốc

4. Cẩn thận với những độc tố thải ra từ môi trường

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số chất độc hại mà bà bầu cần tránh tiếp xúc như chì, hóa chất, chụp X quang, thuốc trừ sâu, v.v vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với các chất trên, hãy bảo đảm môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ.

Nếu như bạn đang làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với những chất độc hại thường xuyên, hãy bàn với công ty để chuyển qua một vị trí khác và trao đổi với bác sĩ.

5. Tránh hút thuốc

Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Một trong những điều cần biết trước khi mang thai là thụ nữ hút thuốc khi đang mang thai có thể làm em bé sinh ra nhỏ hơn thông thường, cũng như có khả năng sinh non, gặp nhiều bệnh tật như hen suyễn hay các bệnh về hô hấp.

Hơn thể nữa, hút thuốc còn làm giảm lượng sữa mẹ và có thể làm em bé có mùi thuốc lá. Các phương pháp thay thế chất nicotine cũng được khuyên không nên áp dụng ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn hãy nghĩ đến việc cai thuốc trước khi quyết định mang thai.

6. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Những bà bầu sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thai nhi. Sẩy thai, thai chết lưu, sinh non là các hậu quả của việc dùng chất kích thích.

Các bé sinh ra bởi mẹ sử dụng chất kích thích cũng nhẹ cân và gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. Vì vậy mẹ cần hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cafein, và các loại chất kích thích khác. Hãy nói chuyện với bác sĩ của mình về việc cai nghiện các chất kích thích trước khi quyết định mang thai nhé!

Tham khảo: Uống cà phê khi mang thai có an toàn?

7. Tăng cường hệ miễn dịch

Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.

Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường.  Vì vậy, ngay từ trước khi mang thai, bạn cần chú ý tăng cường sức đề kháng, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như các bài tập thể dục phù hợp để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh

Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.

Mẹ cũng cần lưu ý tiêm phòng cúm rubella và thủy đậu trước khi quyết định mang thai, vì đây là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Tham khảo: Cảm cúm khi mang thai, cách nhận biết và phòng ngừa

8. Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi và spa

Trong những tháng đầu của thai kỳ, bào thai trong bụng bạn sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể mẹ. Vì vậy những hoạt động như tắm bồn hay xông hơi có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và kéo dài một khoảng thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,1 đến 37,3 độ và thai phụ được khuyên không nên ở trong những môi trường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39 độ.

9. Không nên tiếp xúc với phân mèo khi mang thai

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, thứ bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

10. Tránh những mối quan hệ không lành mạnh

Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ của các cặp đôi xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Việc phát hiện có thai cũng đôi khi làm mối quan hệ trở nên tệ hơn, đặc biệt là với các cặp đôi trẻ và không có ý định có thai. Khi các cặp đôi gặp nhiều vấn đề như thất nghiệp, nợ nần hay mối quan hệ đang trong giai đoạn bấp bênh, thì mang thai có thể làm cho mọi thứ căng thẳng hơn. Có một vài trường hợp còn gây ra bạo lực trong gia đình.

Nếu bạn đang ở trong trường hợp này, hãy tìm đến sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Hãy nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ thêm về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Sau đó bạn có thể nhờ gia đình hoặc người thân hỗ trợ giúp đỡ mình trong giai đoạn này.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ, lưu ý quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai

11. Luôn cài dây an toàn khi mang thai

Nhiều phụ nữ cho rằng cài dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi hay máy bay có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, dù không thoải mái nhưng đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp có chuyện gì xảy ra. 

12. Bổ sung axit folic mỗi ngày

Hãy bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày nếu bạn đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ bổ sung đủ axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ sẽ giúp phòng ngừa dị tật ở thai nhi.

13. Duy trì cân nặng cân đối

Phụ nữ bị thừa cân hoặc béo phì có nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nghiêm trọng khi mang thai, như các biến chứng thai kỳ, bệnh tim, béo phì cấp độ 2, ung thư và một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những phương pháp giảm cân cấp tốc chỉ có tác dụng nhất thời. Hãy tập trung cải thiện lối sống hiện tại, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dinh dưỡng và vận động phù hợp mỗi ngày.

Tham khảo:

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu dinh dưỡng, tốt cho thai nhi

Tăng cân khi mang thai

14. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần phản ánh cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động khi đối diện với cuộc sống. Nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn và em bé, hãy đảm bảo tinh thần của bạn đang ở trạng thái cân bằng, ổn định.

Bất kỳ ai cũng có thể trải qua lo lắng, bồn chồn, buồn bã hoặc áp lực, nhưng nếu vấn đề này diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, hãy tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để trao đổi về tình trạng của bạn và tìm phương pháp điều trị.

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần cân nhắc về mức độ sẵn sàng của mình về mặt tài chính, sức khỏe, tinh thần và sự hỗ trợ khi cần thiết nhằm có thể lên kế hoạch mang thai hiệu quả. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp con được sinh ra trong điều kiện tốt nhất.

Ba mẹ cũng đừng quên ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng cho kế hoạch mang thai sắp tới nhé!

Xem thêm:

Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ. Có thai không nên ăn gì?

Bà bầu nên ăn hoa quả gì?

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;