MỤC LỤC BÀI VIẾT
Không chỉ trong thời điểm cho con bú, mà ngay cả trong hành trình mang thai bé yêu, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc “gọi sữa” về. Vậy mẹ cần chế độ dinh dưỡng như thế nào trong giai đoạn chuẩn bị đón bé chào đời để có nhiều sữa? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết bà bầu nên ăn gì để nhiều sữa nhé!
>> Tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
Vì sao sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Trước khi tìm hiểu mẹ bầu nên ăn gì để nhiều sữa, mẹ nên hiểu rõ tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể mẹ đã nghe qua dòng khuyến nghị “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), mẹ được khuyến nghị cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời, và tiếp túc cho bé bú mẹ kết hợp cùng ăn dặm đến lúc bé được 2 tuổi hoặc hơn tùy vào nhu cầu của mẹ và bé. Thật vậy, sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhất với bé vì:
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé: Tỉ lệ các chất dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể bé trong 6 tháng đầu đời. Trong từng giai đoạn, sữa mẹ thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé.
- Giúp bé dễ dàng tiêu hóa: Men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa. Khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống, các loại men và hormone này cũng sẽ ảnh đến mùi vị của sữa mẹ. Từ đó, giúp bé dần dần làm quen với mùi vị đa dạng của thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.
- Giúp bé phát triển khung xương, răng: Canxi, sắt và selen có trong sữa mẹ giúp bé có khung xương chắc, hàm răng khỏe sau này. Mẹ có thể tham khảo thêm các cách bổ sung canxi cho bà bầu để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Động tác bú sữa cũng thúc đẩy tốt cho sự phát triển xương hàm của bé.
- Hạn chế nguy cơ dị ứng, bệnh tật: Bé bú sữa mẹ thường ít bị táo bón và các bệnh về đường ruột, chàm hoặc nhiễm trùng tai.
- Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên: Trong sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn giúp con tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được. Đó là hàng triệu bạch cầu sống và các globulin miễn dịch. Các chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ bé chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Đáp ứng nhu cầu nhanh chóng: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không cần phụ thuộc vào giờ giấc, không cần qua các bước đun nấu, pha chế sữa. Vì thế mẹ có thể nhanh chóng và dễ dàng đáp ứng khi bé có dấu hiệu đói.
>> Tham khảo thêm:
11 loại hạt giàu dinh dưỡng tốt cho bà bầu
Các loại trái cây tốt nhất cho bà bầu khi mang thai
Lợi ích khi cho con bú sữa trực tiếp từ mẹ
Cho bé bú trực tiếp cũng mang đến những lợi ích cho mẹ như:
- Tăng sự kết nối tình mẫu tử thiêng liêng: Khi cho con bú, mẹ sẽ có nhiều thời gian gần gũi với con một cách tự nhiên.
- Thuận lợi về nhu cầu kinh tế: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên, vì vậy, cho con bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc nuôi con bằng sữa công thức.
- Phù hợp với kế hoạch gia đình: Khi mẹ cho con bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin – đây là một hormone ức chế sự rụng trứng, giảm khả năng đậu thai khi mẹ vừa mới trải qua hành trình vượt cạn đầy cảm xúc.
- Chấm dứt sớm hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh: Cho con bú sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng hormone oxytocin, kích thích tử cung co bóp, giúp kích thước và hình dạng tử cung nhanh chóng trở lại như trước khi mang thai, sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
- Giảm cân dễ dàng hơn: Cho con giúp mẹ đốt cháy khoảng gần 500 calo mỗi ngày, tương đương 45 – 60 phút tập thể dục cường độ trung bình. Bên cạnh đó, việc cho con bú còn giúp mẹ có ý thức hơn về chế độ ăn uống. Mẹ sẽ có xu hướng ựa chọn những món tốt cho sức khỏe như các thực phẩm giàu protein nạc, trái cây giàu chất xơ, rau, ngũ cốc và các loại đậu, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Ngoài ra, việc cho con bú còn giúp làm giảm tỉ lệ ung thư vú và ung thư buồng trứng
>> Tham khảo thêm: Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ
Mang thai tháng thứ mấy thì cơ thể mẹ sẽ tiết sữa?
Sữa non có màu vàng, đặc dính, và sẽ được lưu thông tuyến vú mẹ trong 72 giờ đầu sau sinh. Nhiều mẹ nghĩ rằng, sau hành trình vượt cạn thì sữa này mới về. Nhưng trên thực tế, sữa của mẹ đã được sản xuất từ tháng thứ 7 của thai kỳ, được gọi là sữa non. Tùy vào cơ địa của mỗi mẹ mà thời điểm xuất hiện sữa non sẽ khác nhau. Có mẹ từ tháng thứ 5, thứ 6 đã xuất hiện sữa non, có mẹ đến tháng cuối thai kỳ vẫn chưa có, mặc dù tuyến sữa vẫn hoàn toàn bình thường. Việc ít sữa luôn làm các mẹ lo lắng ngay từ trong thai kỳ, do đó mẹ nên tham khảo thêm cách giúp lợi sữa bằng bổ sung thực phẩm để có thể chuẩn bị nguồn sữa dồi dào từ trước khi bé chào đời.
Mẹ bầu nên ăn gì để sữa nhiều?
Trong quá trình mang thai, việc duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng là rất quan trọng cho bà bầu. Đặc biệt, để chuẩn bị cho giai đoạn sau sinh, khi mẹ cần khuyến khích sản xuất sữa, sự chú ý đến chế độ ăn càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để nhiều sữa cho con? Dưới đây là một số thực phẩm lợi sữa mà mẹ bầu nên tích hợp vào chế độ ăn hàng ngày:
- Thịt bò: Trong quá trình vượt cạn, mẹ có thể mất khá nhiều máu làm cho lượng sắt trong cơ thể mẹ bị thiếu hụt. Vì vậy, để bổ sung lại lượng chất bị mất đi, sắt và vitmin B12 có trong thịt bò là các chất dinh dưỡng rất tốt để nuôi con bằng sữa mẹ.
- Thịt gà: Chứa nhiều protein đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé.
- Các loại cá (hạn chế cá biển): chứa omega-3, DHA tốt cho sự phát triển trí não, tim mạch của bé bên cạnh lợi ích kích sữa.
- Ngũ cốc: với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, Mẹ vừa lợi sữa, vừa có thể bổ sung thêm nhiều chất từ nguồn vitamin có lợi từ ngũ cốc mà không lo vấn đề cân nặng.
- Mướp: Tăng cường lưu thông máu và tuyến sữa, giúp mẹ “gọi” sữa về nhanh hơn.
- Chuối sứ vỏ sần: Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc trộn với ngũ cốc và sữa chua.
- Đu đủ chín: Đây là một trong số những loại trái cây tốt cho bà bầu bổ sung magie, kẽm và các vitamin khác. Bên cạnh lợi sữa, đu đủ còn giúp mẹ cải thiện tình trạng da sau sinh và nhanh lấy lại vóc dáng.
- Cam tươi: Axit folic, canxi, sắt, vitamin trong cam sẽ giúp mẹ và bé phát triển sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, bên cạnh việc giúp sữa mẹ tiết ra nhiều hơn
- Sữa dành cho mẹ bầu: 1 – 2 ly sữa bầu mỗi ngày sẽ giúp mẹ hình thành chất lượng sữa từ sớm, bên cạnh việc bổ sung và cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và con yêu trong bụng.
- Sữa ngũ cốc: Các loại sữa từ ngũ cốc có đa dạng các vitamin B, canxi, sắt, magie, sẽ giúp mẹ thanh lọc cơ thể, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh và lợi sữa.
>> Tham khảo: Các phương pháp để có nhiều sữa cho con bú
Uống bao nhiêu nước là đủ khi cho con bú?
Đối với các mẹ bỉm cho con bú trực tiếp, mẹ cần phải duy trì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể, ngay từ giai đoạn thai kỳ. Khi có cảm giác khát nước, mẹ hãy uống ngay.
Nước là một thành phần quan trọng trong sữa mẹ. Trung bình, một em bé bú sữa mẹ khoảng 8 - 12 lần trong một ngày. Vì vậy, các mẹ cũng sẽ cần uống tối thiểu 6 - 8 ly nước trong một ngày (tương đương với tầm 2 lít nước).
Huggies mách nhỏ mẹ các mẹo nhỏ sau để luôn đáp ứng đủ nhu cầu nước cá nhân của mình:
- Để sẵn một bình nước nhỏ bên người
- Uống một cốc nước lớn sau mỗi lần cho bé bú
- Quan sát màu sắc nước tiểu của bản thân: Nếu vàng đậm, cơ thể mẹ đang thiếu nước.
Thực hiện các mẹo trên có thể giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào cũng như luôn cấp đủ nước cho con.
Cách ăn uống để có nhiều sữa
Giống như chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu, chế độ ăn cho mẹ lợi sữa sau sinh cần chú ý những đặc điểm sau:
- Hạn chế đồ ăn không hợp vệ sinh, đồ ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, đồ ngọt để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng chất lượng sữa sau này.
- Chia nhỏ bữa ăn để có chế độ ăn uống hợp lý và tạo thói quen tốt cho chế độ dinh dưỡng sau sinh.
- Kết hợp chế độ ăn với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh giữ trạng thái cơ thể căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Kết hợp các thực phẩm lợi sữa từ khi mang bầu dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thực hiện kề da sau sinh với bé: Kề da với bé trong vài giờ đầu sau sinh, cho bé ngủ gần mẹ những ngày đầu và duy trì cho con bú theo nhu cầu của con sẽ giúp tăng trưởng hormones oxytocin và prolactine, giúp mẹ “về” sữa nhanh chóng.
- Chuẩn bị kế hoạch sinh nở kỹ lưỡng: Trong 40 giờ đầu sau sinh là khoảng thời gian tốt nhất cho bé bú vì đây là thời điểm lượng hormone kích thích sữa mẹ sẽ gia tăng.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Hy vọng mẹ đã tìm được lời đáp cho câu hỏi: “Làm sao để có nhiều sữa ngay từ giai đoạn mang thai” qua bài viết trên. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu các phương pháp chăm sóc bé sau sinh để tìm hiểu cho bé bú đúng tư thế hoặc vắt sữa đúng cách để hạn chế viêm tắt sữa, sữa mới mau về nhanh chóng tại Góc chuyên gia Huggies, mẹ nhé!
Xem thêm:
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu
Hướng dẫn bổ sung Sắt cho mẹ bầu đúng cách và tốt nhất
Hướng dẫn bổ sung vitamin cho mẹ bầu
Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu