Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Do Đâu? Cách Xử Lý?

Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cần được chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Dù vậy, những vấn đề mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai là không thể tránh khỏi, ví dụ như đau bụng dưới, Vậy đau bụng dưới khi mang thai là vì đâu? Cách xử lý tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé. 

>> Tham khảo thêm: 

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai

Đau bụng dưới khi mang thai là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một vài nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai thường gặp. 

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, quá trình phôi thai di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung để hình thành thai nhi khiến mẹ cảm thấy có những cơn đau bụng hơi nhói, đôi lúc đau râm ran. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, những cơn đau bụng này không kéo dài mà sẽ mất đi sau đó vài ngày. 

>> Tham khảo thêm: Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết 

Đau bụng dưới khi mang thai xảy ra do quá trình thai nhi làm tổ ở tử cung

Đau bụng dưới khi mang thai xảy ra do quá trình thai nhi làm tổ ở tử cung (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Thai nhi đạp trong bụng mẹ tạo nên những cơn đau cho mẹ là điều thường gặp khi mang thai. Điều này là rất bình thường và là dấu hiệu tốt cho thấy rằng bé con của mẹ đang phát triển tốt. Hiện tượng thai nhi đạp thành bụng mẹ, sẽ khiến mẹ có những cơn đau ở vùng bụng dưới. Hiện tượng này sẽ thường xuyên xuất hiện trong suốt quá trình mang thai, nhưng cơn đau không kéo dài mà nhanh chóng mất đi.

Thai phát triển bên ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai. Nguyên nhân khiến mẹ mang thai ngoài tử cung là do mắc bệnh như: U nang buồng trứng, viêm nhiễm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, vòi trứng bị hẹp tắc, có tiền sử nạo phá thai, phẫu thuật vùng chậu,  bệnh lậu,....

Những nguyên nhân trên chính là lý do khiến thai nhi phát triển bên ngoài tử cung và làm cho mẹ bị đau bụng dưới. Thậm chí, có nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị chảy máu âm đọa. 

>> Tham khảo: Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết? 

Mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với thai phụ. Nếu mẹ bầu không đảm bảo dinh dưỡng trong suốt thai kỳ không chỉ làm ảnh hưởng đến bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, một trong số đó là đau bụng dưới khi mang thai. 

Khi mang thai, tử cung của mẹ phải chịu nhiều áp lực từ thai nhi, nên đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Cộng thêm, trong giai đoạn mang thai lượng progesterone tăng nên khiến cho mẹ bầu tiêu hóa kém hơn. Điều này gây ra hiện tượng đau bụng, kèm theo táo bón ở mẹ bầu. Do đó, khi mang thai mẹ nên ăn nhiều rau xanh, ăn các món ăn tươi mát, dễ tiêu hóa, tránh dầu mỡ, thức ăn chiên, cay nóng,....

>> Tham khảo: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Bong nhau thai

Có một vài trường hợp mẹ bầu sẽ bị bong nhau thai do tử cung căng cứng làm cho mẹ bị đau bụng. Nếu mẹ bị bong nhau thai sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiết dịch âm đạo nhiều, đôi khi sẽ kèm theo máu âm đạo màu đen hoặc đỏ tươi. Nếu mẹ gặp những tình trạng trên thì tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra nhé, không nên chủ quan vì sẽ rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai ở mẹ bầu

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai ở mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Một số triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên thông thường sẽ rất giống với các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có đau bụng dưới. Đau bụng dưới khi mang thai trong tuần đầu tiên là điều rất bình thường. Tuy nhiên, đối với những ai mang lần đầu mang thai thì không nên chủ quan, nên đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để đảm bảo an toàn cho thai nhi và sức khỏe của mẹ. 

>> Tham khảo: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm? Những lưu ý lần đầu khám thai 

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ thường gặp phải những con đau bụng là điều bình thường, do phôi thai đang trong quá trình là tổ và phát triển. Chính vì thế, những cơn đau bụng râm ran, giống với triệu chứng của hành kinh sẽ xuất hiện. Những cơn đau này sẽ kéo dài 2-3 ngày, sau đó hết mất hẳn. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể sẽ gặp phải tình trạng đau dạ dày khi mang thai.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung cũng phát triển theo, dây chằng căng ra nhằm nâng đỡ bé nên sẽ khiến bụng mẹ bị đau. Đây là dấu hiệu bình thường, để giảm cơn đau mẹ nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị hoặc hạ vị. Tùy vào cơ địa và sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi mà mức độ đau bụng dưới khi mang thai sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy đau dữ dội và kéo dài thì nên đi khám ngay. 

>> Tham khảo: 

Đau bụng dưới khi mang thai sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn

Đau bụng dưới khi mang thai sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm cần đi khám ngay

Đau bụng dưới râm ran khi mang thai là triệu chứng bình thường, tuy nhiên nếu cơn đau của mẹ có những dấu hiệu bất thường sau đây thì mẹ nên đi khám ngay: 

  • Những con đau kéo dài, mức độ đau nhiều, đau quặn khó chịu kèm theo ra máu âm đạo. 
  • Đau bụng không thuyên giảm, buồn nôn, bà bầu bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều kèm theo dịch nhầy màu nâu như bã cà phê. 
  • Thường xuyên chóng mặt, choáng váng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu. .

Những dấu hiệu trên có thể là cảnh báo mẹ đang có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sảy thai,...nên cần phải lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.  

>> Tham khảo: Đau bụng khi mang thai, nhận biết triệu chứng nguy hiểm 

Khi nào cần đi khám ngay khi đau bụng dưới khi mang thai?

Khi nào cần đi khám ngay khi đau bụng dưới khi mang thai? (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xử lý nếu gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Khi mang thai mà gặp triệu chứng đau bụng dưới, việc đầu tiên là mẹ nên bình tĩnh để tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu. Từ đó, chúng ta sẽ có những cách xử lý phù hợp với từng nguyên nhân. 

Nếu mẹ đau bụng dưới khi mang thai do thiếu hụt dinh dưỡng, thì hãy cân bằng lại chế độ ăn uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, trời giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên ăn nhiều chất xơ như rau củ quả, các loại ngũ cốc, trái cây…. Đồng thời hãy bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày nữa nhé. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên kết hợp với tập luyện, vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu, hạn chế đau bụng,...Tuy nhiên, vào cuối thai kỳ thì nên hạn chế vận động mạnh, căng thẳng, tốt nhất mẹ nên nghỉ ngơi nhiều. 

>> Tham khảo thêm: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm? 

 

Mang thai một hành trình gian nan, để chào đón bé con chào đời bình an, mẹ phải trải qua nhiều khó khăn. Vậy nên, hãy thật kiên cường mẹ nhé. Nếu mẹ gặp phải những cơn đau bụng dưới khi mang thai, thì có thể tham khảo những nguyên nhân cũng như cách hạn chế, làm giảm các cơn đau bụng trên, để cảm thấy dễ chịu hơn nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho mẹ, đừng quên ghé ngay Góc chuyên gia để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về thai kỳ nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;