Có đến 50% số phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Táo bón thai kỳ xảy ra thường kèm đau bụng hoặc khó chịu, khó khăn khi rặn và thường đẩy ra phân cứng. Táo bón gây cho bà bầu không ít mệt mỏi, khó chịu và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy làm sao điều trị táo bón cho bà bầu?
Tham khảo: Bệnh trĩ khi mang thai
Nguyên nhân nào làm cho bà bầu bị táo bón?
Nhìn chung, do sự lo lắng, lo âu, ít tập thể dục và chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón.
Bà bầu bị táo bón còn được cho là xảy ra do trong thời kỳ mang thai có sự gia tăng hormon progesterone, chất này làm giãn cơ trơn, mà cấu tạo đường ruột là cơ trơn, chính sự giãn cơ trơn đã làm thức ăn đi qua ruột chậm hơn vì vậy gây ra táo bón, bên cạnh đó khi tử cung lớn dần theo thời gian mang thai, có thể không nhiều thì ít đè vào đường ruột cũng làm cản trở sự lưu thông của phân, gây táo bón.
Đôi khi viên sắt có thể góp phần táo bón, vì vậy nếu như mẹ đang được bổ sung sắt cần nên uống nhiều nước nhé.
Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Làm thế nào để có thể ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón cho bà bầu?
Phòng ngừa và điều trị táo bón ở bà bầu liên quan đến nhiều bước tương tự như chứng táo bón ở người bình thường. Dưới đây là một vài điều mẹ có thể làm để giúp ngăn ngừa táo bón xảy ra hoặc điều trị nó :
- Ăn gì tốt cho bà bầu bị táo bón? Cần có chế độ ăn nhiều chất xơ: Lý tưởng là mẹ sẽ tiêu thụ từ 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày từ trái cây, rau, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì nguyên chất, cám...
- Uống nhiều chất lỏng: Uống nhiều chất lỏng rất quan trọng, đặc biệt khi tăng lượng chất xơ. Uống 10 đến 12 cốc chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày). Đó là sự kết hợp của chế độ ăn nhiều chất xơ và nhiều chất lỏng giúp mẹ loại bỏ chất thải. Mồ hôi, khí hậu nóng / ẩm và tập thể dục có thể làm tăng nhu cầu của mẹ về chất lỏng cần được bổ sung.
- Tập thể dục cho bà bầu thường xuyên: Nếu không hoạt động, mẹ sẽ có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn. Đi bộ, bơi lội và tập thể dục vừa phải khác giúp kích thích đường ruột hoạt động. Mẹ nên lên kế hoạch tập thể dục ba lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút trong một tuần.
- Tạo thói quen đi đại tiện theo giờ nhất định trong ngày.
Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày
Cách trị táo bón cho bà bầu bằng thuốc
- Có các sản phẩm không cần kê toa như Metamucil (Thuốc làm cho phân kết thành một khối) có thể giúp làm dịu đi tiêu và giảm táo bón. Luôn hỏi bác sĩ đang chăm sóc thai cho mẹ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc nhé.
- Giảm hoặc dừng uống viên thuốc sắt: việc bổ sung viên sắt có thể góp phần táo bón. Chế độ dinh dưỡng tốt vẫn có thể đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ trong suốt thời kỳ mang thai. Cách khác là mẹ nên dùng các liều lượng nhỏ hơn viên sắt trong ngày thay vì dùng tất cả cùng một lúc có thể làm giảm táo bón. Nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của mẹ về việc kiểm tra lượng chất sắt trong suốt thời kỳ mang thai. Tìm cách tự nhiên để có được chất sắt như từ thực phẩm thịt. cá,trứng sữa... và các loại rau có màu sắc đậm.
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Nên lưu ý gì khi trị táo bón cho bà bầu?
- Một số thuốc nhuận tràng KHÔNG được khuyến cáo để điều trị táo bón cho bà bầu vì chúng có thể kích thích các cơn co tử cung và gây mất nước.
- Không nên sử dụng dầu khoáng trong thời kỳ mang thai vì chúng làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
- Việc sử dụng cà phê nhiều có thể gây lợi niệu và yếu tố thuận lợi gây bón vì vậy phụ nữ mang thai nên hạn chế và tốt hơn là không nên dùng vì còn có chất caffein có thể tác động đến thai nhi, caffein qua nhau thai và đến bào thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai và gây hại cho bào thai.
Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!
Bạn đã nghĩ ra tên hay biệt danh hay cho con gái, con trai nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé: