Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Hướng dẫn cách đọc kết quả các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu thumb

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu phản ánh sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Chính vì thế, xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm rất cần thiết và quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện. Sau đây, Huggies sẽ cùng mẹ tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai.

Xem thêm:

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu là gì?

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu là các giá trị số đo lường được từ mẫu nước tiểu. Mỗi chỉ số sẽ thể hiện một số vấn đề sức khỏe của thai phụ. Thông qua các chỉ số xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ dễ dàng đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, phát hiện sớm những bất thường để có thể can thiệp xử lý kịp thời.

ALT: Xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu phản ánh sức khỏe thai kỳ (Nguồn: Internet)

Vì sao cần xét nghiệm nước tiểu khi đang trong thai kỳ?

Khi mang thai, bác sĩ luôn khuyến nghị mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Từ việc phân tích mẫu nước tiểu, bác sĩ có thể phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn và can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiểu, đánh giá chức năng gan, thận, đánh giá mức đường huyết và một số vấn đề khác. Vì thế, xét nghiệm nước tiểu là một phần không thể thiếu trong quá trình theo dõi sức khỏe của mẹ bầu.

 Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cần được thực hiện trong quá trình mang thai (Nguồn: Internet)

Mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giai đoạn nào?

Xét nghiệm nước tiểu cho mẹ bầu nên thực hiện khi bước sang tuần thứ 12 và kéo dài đến hết thai kỳ. Đặc biệt, từ tuần thứ 20 trở đi, mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu mỗi tháng để theo dõi sự thay đổi của các chỉ số nhằm phát hiện sớm các vấn đề như cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu,...

 Mang thai tuần thứ 12

Xét nghiệm nước tiểu nên được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ (Nguồn: Internet)

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

Sau khi xét nghiệm nước tiểu, kết quả sẽ hiển thị rất nhiều chỉ số khác nhau. Sau đây là các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu mà mẹ nên biết:

1. GLU (Glucose)

GLU là chỉ số phản ánh sự chuyển hóa đường trong cơ thể mẹ bầu, giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ hoặc chức năng thận có vấn đề. Thông thường, Glucose chỉ có trong máu nhưng nếu đường huyết tăng quá mức thì Glucose sẽ rò rỉ vào nước tiểu.

  • Chỉ số GLU bình thường: Không có hoặc có ở mức thấp, khoảng từ 50 - 100 mg/dL.
  • Chỉ số GLU bất thường: > 100 mg/dL.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?

2. LEU (Leukocytes)

Trong các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu sẽ có sự xuất hiện của chỉ số LEU. Chỉ số này cho biết mức độ bạch cầu trong nước tiểu. Bạch cầu là tế bào miễn dịch có khả năng chống lại vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh. Nếu chỉ số LEU vượt ngưỡng nghĩa là mẹ bầu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn niệu đạo, nấm,...

  • Chỉ số LEU bình thường: Chỉ số âm hoặc trong khoảng 10 - 25 tế bào/μL.
  • Chỉ số LEU bất thường: > 25 tế bào/μL.

Mẹ có biết:

Bên cạnh việc tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu cũng đang băn khoăn trong việc lựa chọn sản phẩm tã bỉm an toàn và phù hợp cho con yêu. Đừng lo lắng, huggies sẽ đồng hành với bố mẹ trong quá trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình với sản phẩm mới nhất của Huggies là Huggies Skin Perfect

Làn da bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Huggies Skin Perfect là giải pháp tối ưu cho bé với công nghệ DUAL ZONE độc đáo, giúp tách biệt phân và nước tiểu, giảm thiểu tiếp xúc với da bé, duy trì pH cân bằng và giảm 93% phân lỏng trên da. ngoài ra, chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12 giờ giúp bé yêu ngủ ngon suốt đêm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Huggies Skin Perfect, bố mẹ có thể gọi ngay hotline 18001546. Cùng Huggies Skin Perfect, bạn đồng hành “perfect” cùng con trong hành trình đầu đời!

3. NIT (Nitrit)

Chỉ số NIT cho biết nồng độ Nitrit trong nước tiểu, được dùng để đánh giá nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở các mẹ bầu. Nhiễm trùng đường tiểu được gây ra bởi những loại vi khuẩn tạo ra enzyme có khả năng chuyển nitrate niệu thành nitrit. Vi khuẩn nguy hiểm nhất gây nên tình trạng này là E.Coli.

  • Chỉ số NIT bình thường: 0.05 - 0.1 mg/dL.
  • Chỉ số NIT bất thường: > 0.1 mg/dL.

4. BIL (Bilirubin)

BIL cũng là một trong các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu. Sự thoái hóa của hồng cầu tạo ra Bilirubin. Bình thường, Bilirubin được thải qua đường phân. Nếu trong nước tiểu xuất hiện nồng độ BIL vượt ngưỡng chứng tỏ gan đang bị tổn thương.

  • Chỉ số BIL bình thường: 0.4 - 0.8 mg/dL.
  • Chỉ số BIL bất thường: > 0.8 mg/dL.

5. UBG (Urobilinogen)

Urobilinogen là sản phẩm của sự thoái hóa Bilirubin và thường thải ra ngoài theo đường phân. Như vậy, UBG xuất hiện trong nước tiểu với chỉ số vượt mức cho phép cũng là dấu hiệu chứng tỏ chức năng gan có vấn đề.

  • Chỉ số UBG bình thường: 0/2 - 1.0 mg/dL.
  • Chỉ số UBG bất thường: > 1.0 mg/dL.

6. PRO (Protein)

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu cũng có sự xuất hiện của chỉ số PRO. Nếu nước tiểu có nồng độ PRO cao cho thấy thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết.

  • Chỉ số PRO bình thường: Âm tính, < 0.1 g/L.
  • Chỉ số PRO bất thường: > 0.1 g/L.

7. Độ pH

Độ pH được dùng để đánh giá tính chất axit hoặc bazơ trong nước tiểu. Độ pH = 4 có nghĩa là nước tiểu có tính axit mạnh, độ pH = 7 là trung tính, độ pH = 9 là nước tiểu có tính bazơ mạnh. Độ pH giảm mạnh có thể do cơ thể mất nước, tiêu chảy hoặc bị tiểu đường. Ngược lại, độ pH tăng mạnh có thể do nhiễm trùng đường tiểu, suy thận, hẹp môn vị.

  • Chỉ số pH bình thường: 4.6 - 8.0.
  • Chỉ số pH bất thường: < 4.6 và > 8.0.

8. BLD (Blood)

Trong các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu cũng cần lưu ý chỉ số BLD. Chỉ số này cho biết sự xuất hiện của hồng cầu trong nước tiểu, cảnh báo các bệnh lý liên quan đến thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo.

  • Chỉ số BLD bình thường: 0.015 - 0.062 mg/dL.
  • Chỉ số BLD bất thường: > 0.062 mg/dL.

9. SG (Specific Gravity)

Chỉ số SG trong xét nghiệm nước tiểu dùng để đánh giá mức độ loãng, đặc của nước tiểu. Chỉ số này thường liên quan đến việc thai phụ uống quá nhiều nước hoặc cơ thể thiếu nước.

  • Chỉ số SG bình thường: 1.005 - 1.030.
  • Chỉ số SG bất thường: < 1.005 và > 1.030

10. Ketone

Ketone là chất thải được thải ra qua đường tiểu. Trong các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu nếu thấy chỉ số Ketone cao có thể thai phụ đang thiếu dưỡng chất hoặc bị tiểu đường thai kỳ.

  • Chỉ số Ketone bình thường: Không có hoặc trong khoáng 2.5 - 5 mg/dL.
  • Chỉ số Ketone bất thường: > 5 mg/dL.

11. Ascorbic Acid (ASC)

Ascorbic Acid là một loại chất thải có trong nước tiểu. Chỉ số ASC cao quá mức rất có thể thai phụ đang mắc bệnh lý về thận.

  • Chỉ số ASC bình thường: 5 - 10 mg/dL.
  • Chỉ số ASC bất thường: < 5 mg/dL và > 10 mg/dL.

 Kết quả xét nghiệm nước tiểu bà bầu

Kết quả xét nghiệm nước tiểu hiển thị rõ ràng các chỉ số (Nguồn: Internet)

Cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm rất cần thiết khi mang thai mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện. Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế được cấp phép. Để đảm bảo quá trình xét nghiệm được thuận lợi và có kết quả chính xác nhất, các mẹ bầu hãy thực hiện như sau:

  • Nhận cốc lấy nước tiểu và khăn lau tiệt trùng từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Vào phòng vệ sinh để tiến hành lấy mẫu.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Dùng ngón tay tách môi âm hộ và dùng khăn lau tiệt trùng lau từ trước ra sau.
  • Tiểu vào bồn cầu trong khoảng một vài giây rồi đặt cốc vào dòng nước tiểu để lấy đủ mẫu nước tiểu.
  • Lau bên ngoài cốc đựng nước tiểu rồi giao cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Bác sĩ dùng que thử thích hợp để nhúng vào mẫu nước tiểu và đánh giá kết quả.

Cách lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm theo đúng hướng dẫn (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi lấy nước tiểu xét nghiệm đảm bảo kết quả chính xác

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác nhất, trước khi lấy mẫu các mẹ bầu cần lưu ý:

  • Không uống thuốc hay vitamin.
  • Không vận động quá sức.
  • Không ăn hay uống các loại trái cây, nước ép.
  • Không sử dụng trà, rượu, bia, nước ngọt, nước uống có gas.
  • Không sử dụng chất chứa cafein, nicotine.
  • Chỉ vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước, không dùng dung dịch vệ sinh.
  • Không để bất kỳ thứ gì rơi vào mẫu xét nghiệm.

Trên đây là các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu và ý nghĩa. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ bầu đọc hiểu kết quả xét nghiệm để đánh giá sức khỏe bản thân. Đừng quên theo dõi Huggies để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về thai kỳ, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé.

Xem thêm:

  • Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
  • Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Mấy tuần thì biết?
  • Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
  • EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;