MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bước vào giai đoạn bầu 6 tháng, thai nhi bắt đầu có những hoạt động mạnh mẽ trong bụng mẹ. Đồng thời, cơ thể của mẹ cũng nặng nề hơn và có những thay đổi nhất định. Vậy lúc này kích thước bụng bầu như thế nào và mẹ nên và không nên làm gì để con phát triển tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Huggies nhé!
>>Xem thêm:
- 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1,2 ngày, 1 tuần dễ nhận biết nhất
- Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Sự phát triển thai nhi ở tháng thứ 6
Thai nhi ở tháng thứ 6 đã có những bước phát triển vượt bậc, chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ. Ở thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận được sự tương tác mạnh mẽ từ thai nhi qua những cú đạp và cử động trong bụng.
Kích thước thai nhi 6 tháng
Vào tháng thứ 6, kích thước của thai nhi tăng nhanh chóng, bé nặng khoảng 600-700 gram và dài từ 30-35 cm, tương đương với một bắp ngô lớn. Sự phát triển về kích thước này giúp bé chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ.
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 6
Sang tuần thứ 24, tức tuần cuối của bụng bầu 6 tháng, ba mẹ có thể thấy rõ ràng rằng đầu của em bé lớn hơn so với toàn thân thông qua hình ảnh siêu âm thai. Điều này là hoàn toàn bình thường vì các bán cầu não đang tiếp tục phát triển một cách tích cực.
Hình ảnh siêu âm thai nhi tháng thứ 6 cho thấy bé bắt đầu có đường nét rõ ràng hơn, khuôn mặt dần hoàn thiện, mí mắt mở và làn da mỏng dần bớt trong suốt hơn. Mẹ sẽ nhìn thấy bé thường xuyên nắm tay, co chân, hoặc mút ngón tay – dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt.
Hình ảnh siêu âm của em bé 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6
Ở tháng này, thai nhi thường ở tư thế cuộn tròn hoặc nằm nghiêng. Tuy nhiên, tư thế của bé vẫn chưa cố định, do còn nhiều không gian trong tử cung. Bé sẽ di chuyển nhiều và thay đổi tư thế thường xuyên để tìm kiếm sự thoải mái.
Thai 6 tháng nặng bao nhiêu?
Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi dao động khoảng 450-650 gam. Mỗi tuần, bé sẽ tăng cân đều đặn để chuẩn bị cho quá trình ra đời.
- Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 6, thai nhi nặng khoảng 360 gram.
- Khi thai 22 tuần tuổi, trọng lượng thai nhi đạt khoảng 430 gram, và lúc này, bé bắt đầu tích lũy mỡ dưới da, giúp cơ thể giữ nhiệt và phát triển toàn diện.
- Thai nhi tuần 23, cân nặng bé tăng lên 500 gram và có nhiều chuyển động hơn, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ.
Thai máy bụng bầu 6 tháng như thế nào?
Mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng những cú đạp mạnh mẽ từ bé trong tháng thứ 6. Đây là giai đoạn bé hoạt động nhiều, các cú đạp trở nên thường xuyên và có lực hơn. Bụng mẹ ở tháng này đã lớn rõ, tạo cảm giác căng tròn, đặc biệt khi bé di chuyển hoặc xoay người.
Thai nhi tháng thứ 6 sợ gì?
Ở giai đoạn này, hệ thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để nhận biết các tác động từ bên ngoài. Thai nhi có thể phản ứng khi nghe âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc những cú chạm đột ngột vào bụng mẹ. Môi trường ồn ào và căng thẳng cũng có thể khiến bé cảm thấy không thoải mái.
>> Xem thêm
- Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
- Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào? Những thay đổi ở mẹ và bé
- Thai nhi 27 tuần tuổi: Sự thay đổi và phát triển ở em bé và mẹ
Thai nhi 6 tháng tuổi có chiều dài khoảng 32cm và cân nặng 0,6 - 0,7kg. (Nguồn: Sưu tầm)
Những thay đổi của mẹ bầu tháng thứ 6
Mẹ bầu bước vào tháng thứ 6 có thể tăng từ 5-6kg, bụ to dễ trông thấy. Ngoài cân nặng khiến mẹ nặng nề khó chịu, mẹ cũng có thể gặp phải các vấn đề khác như:
Bụng bầu 6 tháng to như thế nào?
Khi ở giai đoạn bầu 5 tháng, bụng mẹ bầu sẽ bắt đầu lộ rõ. Đến hiện tại, bụng bầu 6 tháng của mẹ sẽ to lên gấp đôi và kích thước thai nhi khoảng 30cm. Tử cung lúc này đã phát triển đủ lớn để đẩy bụng lên cao, khiến mẹ dễ nhận thấy. Bụng sẽ nhô ra rõ rệt, và mỗi tuần bụng mẹ sẽ ngày càng to hơn khi thai nhi tiếp tục phát triển. Điều này có thể gây cảm giác căng tức, đặc biệt khi đứng hoặc ngồi lâu.
Bà bầu tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg?
Trong tháng thứ 6, mẹ bầu thường tăng từ 4-6 kg, tổng cộng tăng từ 7-10 kg kể từ đầu thai kỳ. Mức tăng cân này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi mẹ. Việc kiểm soát cân nặng mẹ bầu trong giai đoạn này là rất quan trọng để đảm bảo mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
>> Xem thêm:
- Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
- Dinh dưỡng bà bầu và lưu ý mang thai 3 tháng giữa
Bụng bầu 6 tháng của mẹ bắt đầu lộ rõ (Nguồn: Sưu tầm)
Chuột rút, chân phù nề
Các mẹ bầu ở tháng thứ 6 sẽ xuất hiện chuột rút và chân phù nề. Điều này chủ yếu là do cân nặng cơ thể tăng tạo áp lực lên chân đồng thời cũng làm máu lưu thông kém. Đây là một hiện tượng thường bắt gặp ở mẹ bầu 6 tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mẹ bầu bị phù chân diễn biến nặng gây đau mẹ nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau lưng
Khi kích thước thai nhi tăng lên, bụng của mẹ cũng lớn dần, dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai. Để giảm triệu chứng này, mẹ có thể sử dụng gối hỗ trợ cho bà bầu. Ngoài ra, việc ăn uống thực phẩm giàu vitamin D và bổ sung canxi cho bà bầu cũng hỗ trợ cho hệ xương khỏe mạnh.
Xuất hiện vết rạn da
Thai nhi ngày một lớn lên, nên bụng bầu 6 tháng của nhiều mẹ bầu sẽ gặp tình trạng rạn da. Đồng thời, vùng da phần ngực và đùi cũng bị rạn kèm theo núm vú thâm hơn và bầu lớn hơn và cảm giác căng tức. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên dùng các loại kem dưỡng ẩm chuyên trị rạn da cho bà bầu và uống đủ nước để duy trì độ đàn hồi cho da.
>> Xem thêm: Bà bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách khắc phục
Mẹ bầu 6 tháng xuất hiện tình trạng rạn da ở vùng bụng (Nguồn: Sưu tầm)
Táo bón
Tình trạng táo bón thường gặp ở nhiều bà bầu trong thai kỳ do sự giảm hoạt động của ruột, dẫn đến việc chất lỏng trong phân được hấp thu quá nhiều. Để giảm táo bón, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất bổ sung lợi khuẩn, sắt và rau xanh để thúc đẩy hoạt động ruột và giảm tình trạng táo bón.
Da nổi mụn trứng cá
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây mụn trứng cá trên da, đặc biệt là ở mặt, lưng, và ngực. Đây là hiện tượng bình thường và mẹ nên chú ý vệ sinh da sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh để bảo vệ làn da.
Bầu 6 tháng bị gò cứng bụng có sao không?
Các cơn gò cứng bụng ở tháng thứ 6 là một hiện tượng bình thường, do các cơn co thắt Braxton Hicks – còn gọi là “cơn gò sinh lý”. Những cơn co thắt này không đều và không gây đau, là cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy cơn gò kèm theo đau đớn dữ dội hoặc ra máu, nên đến bác sĩ ngay để được kiểm tra kịp thời.
Ngoài những vấn đề trên, trong giai đoạn mang thai tháng thứ 6, mẹ cũng có thể gặp tình trạng khó tiêu, cảm giác ợ nóng và mệt mỏi. Tuy nhiên, một điều tích cực là trong giai đoạn này là mẹ dần mất đi các cơn ốm nghén. Do đó, mẹ có thể ăn uống ngon miệng và thường cảm thấy đói bụng.
>> Xem thêm: Dấu hiệu cơn gò như thế nào thì nhập viện? Phân biệt cơn gò chuyển dạ
Bụng bầu 6 tháng có thể xảy ra tình trạng căng cứng (Nguồn: Sưu tầm)
Mang thai 6 tháng mẹ nên làm gì và không nên làm gì?
Ở tháng thứ 6, thai kỳ đã bước sang giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ và cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu 6 tháng cần biết rõ những điều nên làm cũng như cần tránh.
Dấu hiệu bất thường khi mang bầu 6 tháng mẹ nên đi khám
Dù bụng bầu 6 tháng căng cứng là điều bình thường, nhưng nếu mẹ bầu gặp tình trạng này đi kèm với một trong những triệu chứng sau, tốt nhất mẹ nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời:
- Ớn lạnh, sốt cao, đau ê ẩm toàn thân hoặc chảy máu.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tiểu rắt thường xuyên và đau buốt khi đi tiểu.
- Cảm thấy đau nhức ở vùng chậu liên tục.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Sốt cao trên 38.5 độ C.
- Dịch âm đạo quá ít hoặc nhiều hơn bình thường.
- Sưng phù ở tay chân.
- Em bé vận động kém hoặc mẹ không cảm nhận được sự chuyển động của bé.
>> Xem thêm:
- 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
- Đau bụng khi mang thai, nhận biết triệu chứng nguy hiểm
- Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có sao không?
Khi nhận thấy bất thường, mẹ bầu tháng thứ 6 cần thăm khám bác sĩ kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu 6 tháng nên kiêng ăn gì?
Trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng, mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
- Hải sản sống: Chúng chứa nhiều methyl thủy ngân, gây ngộ độc thực phẩm và có thể gây các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
- Thịt tái: Các món ăn chưa được chín kỹ tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, vì vậy mẹ bầu cần tránh ăn những món này để đảm bảo an toàn.
- Đồ uống chứa nhiều caffein: Thai nhi chưa phát triển đủ để tiếp thu lượng lớn caffein, việc uống các loại đồ uống này có thể tăng nhịp tim của thai nhi và tiềm ẩn nguy cơ nghiện caffein ngay từ trong bụng mẹ.
- Đậu nành: Chứa phytoestrogen, một chất kích thích khả năng sinh sản có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, hệ miễn dịch và cơ quan sinh dục của thai nhi nếu tiêu thụ quá nhiều.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn nhanh có hàm lượng calo cao có thể gây tăng đột ngột và giảm đường huyết, làm suy yếu cơ thể trong thời gian dài.
- Thực phẩm cay: Gia vị cay có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của mẹ và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Thực phẩm quá ngọt và nước uống có gas: Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến loãng xương sau sinh và tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Thực phẩm quá mặn: Gây tăng huyết áp, phù nề và có thể gây nhiễm độc thai nghén do áp lực quá lớn lên thận.
Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì?
Trong giai đoạn này, việc chú ý đến số lượng và chất lượng thực phẩm cho thai phụ là rất quan trọng. Có thể chia các nhóm thực phẩm như sau:
- Bổ sung vitamin C cho bà bầu 6 tháng
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho bà bầu.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và đảm bảo đủ vitamin A, vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác.
- Thực phẩm giàu axit folic.
- Cung cấp đủ carbohydrate qua thực phẩm.
- Bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm phù hợp.
- Sử dụng dầu thực vật, dầu đậu nành hoặc quả bơ.
Ngoài ra, việc bổ sung đủ nước trong thai kỳ là rất quan trọng. Một bà bầu nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài nước, nên thêm vào chế độ ăn uống các loại nước ép trái cây tự làm từ trái cây tươi để cung cấp nhiều dinh dưỡng.
>> Xem thêm:
- 15 sản phẩm sắt cho bà bầu nên được bổ sung trong suốt thai kỳ
- Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ
- Có thai không nên ăn gì? 9 thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi mang thai
Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất để đảm bảo sức khỏe mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)
Những điều bà bầu không nên làm khi mang thai tháng thứ 6
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần chú ý những việc không nên làm khi bước vào giai đoạn thai 6 tháng như:
- Trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng cần hạn chế di chuyển xa và tránh hoạt động vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nên tránh sử dụng giày cao gót và thay bằng giày bệt hoặc dép thấp để đi nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh nguy cơ trượt ngã.
- Quan trọng nhất là không nên trèo cao hoặc mang vật nặng trước bụng, hạn chế những hoạt động có thể gây căng thẳng cho cơ thể.
- Để tránh tình trạng trầm cảm khi mang bầu, hãy tạo niềm vui mỗi ngày bằng cách xem phim, nghe nhạc và chia sẻ thời gian vui vẻ cùng chồng và gia đình. Luôn dành thời gian nghỉ ngơi đủ để không ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ và thai nhi.
>> Xem thêm: Mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ trong từng tháng?
Lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 trở lên, mẹ cần kiểm soát cân nặng phù hợp. (Nguồn : Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp
Mang thai tháng thứ 6 có nên làm xét nghiệm đường huyết?
Khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, đặc biệt để phát hiện tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm này rất quan trọng vì giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời, giảm nguy cơ sinh non hoặc cần phẫu thuật mổ lấy thai. Nếu không được điều trị, tiểu đường thai kỳ có thể khiến trẻ dễ bị suy canxi, thừa cân, béo phì và gặp các vấn đề về hô hấp cũng như rối loạn đường huyết.
Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?
Tư thế nằm ngửa khiến thai nhi đạp nhiều hơn do vị trí này làm tăng áp lực lên tử cung, dẫn đến giảm lưu lượng máu trở lại từ các tĩnh mạch lớn ở lưng mẹ. Điều này có thể khiến thai nhi nhận ít oxy hơn, dẫn đến phản ứng bằng cách đạp mạnh và thường xuyên hơn để thông báo sự khó chịu. Để giảm tình trạng này, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái để cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên tử cung.
Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?
Em bé gò trong bụng mẹ là do sự kết hợp giữa các cử động và cú đạp của thai nhi với các cơn co thắt sinh lý của tử cung. Hiện tượng này thường không gây đau cho mẹ trong giai đoạn giữa thai kỳ, nhưng khi gần đến ngày sinh, các cơn co thắt có thể trở nên mạnh mẽ hơn, gây khó chịu và đau đớn cho mẹ.
Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có sao không?
Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là một tín hiệu tốt cho thấy bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên đếm cử động thai hai lần mỗi ngày, đặc biệt sau tuần 28. Càng gần ngày dự sinh, việc theo dõi hoạt động của bé càng trở nên quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Trên đây là tất cả những thông tin về giai đoạn bầu 6 tháng. Ở thời điểm này, em bé của mẹ đã lớn hơn một chút khiến cơ thể mẹ nặng nề và khó khăn hơn trong đi lại. Dù vậy, mẹ bầu hãy cố gắng ngủ nghỉ và ăn uống đều độ giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân và thai nhi nhé! Huggies chúc mẹ và bé sẽ an toàn vượt cạn thành công.
Nguồn tham khảo:
>>Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 28 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
- Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
- Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những thay đổi ở cơ thể mẹ
>>Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum