Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?

Hình ảnh bụng bầu 5 tháng

Ở giai đoạn bầu tháng thứ 5, cả mẹ và bé đều đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Đây là thời điểm quan trọng và đáng nhớ, khi mẹ bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu qua những cú đạp nhẹ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu sự phát triển của thai nhi và thay đổi về cơ thể, sức khỏe của mẹ bầu 5 tháng, cũng như lưu ý quan trọng để chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé.

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO

Bụng bầu 5 tháng to bao nhiêu?

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng bầu thường có kích thước rõ ràng hơn do thai nhi đã phát triển khá lớn, nặng khoảng 360g và dài 27cm. Tử cung mở rộng để phù hợp với sự phát triển này, làm cho bụng mẹ trở nên rõ ràng và tiếp tục phát triển. Thông thường, bụng bầu 5 tháng có thể to bằng quả bóng, nhưng kích thước này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Nếu bụng bầu tháng thứ 5 còn nhỏ, điều này không nhất thiết phải lo lắng. Kích thước và hình dạng bụng không phải là yếu tố quyết định duy nhất về sự phát triển của thai nhi. Thay vì chỉ dựa vào quan sát, các bà mẹ cần thăm khám định kỳ, siêu âm hình ảnh thai 5 tháng và xét nghiệm để theo dõi sự phát triển của con. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu có thể yên tâm ngay cả khi bụng vẫn còn nhỏ.

>> Xem thêm: Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai tại nhà

Bụng bầu 5 tháng to bao nhiêu?

Bụng bầu 5 tháng của mẹ đã có thể to lên trông thấy (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Bầu 5 tháng tuổi tương ứng với giai đoạn thai kỳ từ tuần 17 đến tuần thai thứ 20. Lúc này, sự phát triển của bé sẽ theo từng tuần và mẹ dễ dàng nhận biết theo các dấu hiệu thay đổi như sau:

Thai nhi 17 tuần tuổi

Ở tuần 17, bé con nặng 140g và dài khoảng 13cm, tương ứng kích thước bằng một quả lê. Đây là thời điểm mà bé bắt đầu tích tụ mỡ dưới da, giúp cơ thể trở nên tròn trĩnh hơn. Các tuyến mồ hôi bắt đầu hình thành, cùng với sự xuất hiện của những sợi tóc đầu tiên và lớp lông tơ mềm mại bao phủ làn da mỏng manh. Hệ thần kinh của bé phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các giác quan như vị giác. Bé cũng bắt đầu nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài, bao gồm giọng nói của cha mẹ và âm nhạc. Bé còn bắt đầu học cách nuốt nước ối, một bước quan trọng trong sự phát triển của hệ tiêu hóa.

Thai nhi 18 tuần tuổi

Thai nhi 18 tuần tuổi đã phát triển với kích thước tương đương một quả ớt chuông đỏ, dài khoảng 14.2cm và nặng khoảng 190g. Các giác quan của bé đang phát triển mạnh mẽ, với các dây thần kinh tiếp tục hoàn thiện để truyền tải thông điệp từ tế bào thần kinh một cách nhanh chóng. Bé có thể thực hiện những động tác co duỗi, nắm chặt ngón tay và hệ tiêu hóa của bé bắt đầu hoạt động. Mẹ bầu 5 tháng đã có thể cảm nhận được những cử động nhẹ nhàng của con trong bụng.

Thai nhi 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Bầu 5 tháng tuổi là giai đoạn thai kỳ từ tuần 17 đến tuần 20 (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi 19 tuần tuổi

Thai 5 tháng phát triển như thế nào? Bước sang tuần thứ 19, bé đã dài khoảng 15cm và nặng chừng 240g. Tay và chân của em bé bầu 5 tháng tuổi đã cân đối hơn và cũng đã bắt đầu kiểm soát được hành động của mình. Cơ thể thai nhi tuần 19 bắt đầu tạo ra phân su và con đang tích cực tập nuốt để rèn luyện hệ tiêu hóa. Trong thời gian này, não bộ của em bé cũng đang hình thành các khu vực đặc biệt liên quan đến thính giác, xúc giác, và vị giác. Đồng thời, phổi cũng đang phát triển nhanh chóng với các đường dẫn khí.

Thai nhi 20 tuần tuổi

Ở tuần thứ 20, em bé có thể dài khoảng 25 cm và nặng khoảng 300g, tương đương kích thước của một quả chuối. Các cơ phát phát triển hoàn thiện hơn, tóc và móng cũng dần xuất hiện. Đặc biệt tại thời điểm này, ba mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi 20 tuần tuổi thông qua ống nghe.

Thai nhi 5 tháng xuất hiện các động tác thai máy của bé

Thai nhi 5 tháng xuất hiện các động tác thai máy của bé (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu tháng thứ 5 thay đổi như thế nào?

Bước vào giai đoạn bầu 5 tháng, cơ thể và nội tiết tố của mẹ sẽ có nhiều chuyển biến rõ rệt. Dưới đây là những thay đổi cụ thể và được xem là hiện tượng bình thường, mẹ xem để tránh tình trạng lo lắng nhé!

  • Ngực phát triển và biến đổi màu da: Trong tháng thứ 5, ngực của mẹ bắt đầu to hơn, và mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi về màu sắc của da mặt, quầng vú, và âm hộ trở nên sẫm màu hơn. Một số mẹ bầu còn bắt đầu tiết sữa non, nhưng mẹ không cần lo lắng, đây là hiện tượng bình thường và chỉ cần vệ sinh sạch sẽ.
  • Vết rạn da xuất hiện trên bụng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, bụng mẹ sẽ dần to lên và có thể xuất hiện những vết rạn nhỏ. Đây là dấu hiệu rạn da bụng khi mang thai để phù hợp với sự tăng trưởng của bé yêu.
  • Tình trạng chảy máu chân răng: Mỗi buổi sáng khi đánh răng, mẹ có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ, mẹ nên chú ý chăm sóc răng kỹ lưỡng và tham khảo cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt cho mẹ bầu.
  • Cơn đau căng cứng bụng: Thỉnh thoảng, mẹ có thể cảm thấy những cơn gò đau căng cứng ở vùng bụng. Điều này xảy ra do tử cung đang dần mở rộng để tạo không gian thoải mái cho tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5.
  • Cảm giác thèm ăn và tăng cân: Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn hơn và bắt đầu ăn nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm cơ thể mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng, chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Khó chịu về tiêu hóa: Một số mẹ bầu trong tháng thứ 5 có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược thực quản, đầy bụng, hoặc táo bón. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố làm giãn các dây chằng ở vùng xương chậu, và có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
  • Cảm nhận thai máy: Khi tử cung mở rộng từ 14-18cm, mẹ bầu có thể bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi, thường được gọi là "thai máy." Đây là dấu hiệu bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
  • Khó thở và sưng phù: Dung tích phổi của mẹ giảm, gây ra cảm giác khó thở, đặc biệt khi mẹ hoạt động nhiều. Đồng thời, chân và mắt cá chân của mẹ có thể bắt đầu sưng lên do cơ thể tích nước nhiều hơn bình thường. Nếu mẹ đứng lâu, tình trạng phù nề chân có thể xảy ra, vì vậy mẹ cần lưu ý nghỉ ngơi và giữ cho cơ thể luôn thoải mái.

Mẹ bầu tháng thứ 5 thay đổi như thế nào?

Bụng bầu to là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lưu ý khi mang thai 5 tháng mẹ bầu cần biết

Khi bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, cả mẹ và bé đều trải qua những thay đổi quan trọng. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu phát triển nhanh chóng và mẹ cần chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là những lưu ý thiết yếu giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và thoải mái.

Một số lưu ý khi mang thai 5 tháng mẹ bầu cần biết

Lưu ý khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần nhớ (Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc)

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi 5 tháng tuổi

Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này là yếu tố quan trọng, giúp cả mẹ và bé duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện. Chỉ một sự thiếu hụt nhỏ trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Trong tháng thứ 5, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và bé tăng lên đáng kể do thai nhi đang phát triển mạnh mẽ, thường xuyên vận động như xoay mình, đá chân, và thúc đẩy quá trình tập thể dục trong bụng mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu:

  • Mẹ bầu nên bổ sung thêm 300 – 400 calo mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé, đảm bảo sức khỏe ổn định suốt quá trình mang thai.
  • Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi để ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
  • Lựa chọn sữa bầu giàu canxi, sắt, axit folic và các vitamin cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu khỏe mạnh và ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ngọt, và thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh để tránh tăng cân quá mức, gây áp lực lên cơ thể mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc và các chất kích thích khác, vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Tránh các loại trái cây có nguy cơ gây nóng và tăng nguy cơ sảy thai như đu đủ xanh, dứa, nhãn... để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

>> Xem thêm: Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi 5 tháng tuổi

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho các mẹ bầu 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Dinh dưỡng cho thai nhi:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, trứng, và hạt chia rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển trí não của thai nhi, giúp bé yêu thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu nên đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết từ thịt đỏ, rau lá xanh đậm để ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ sự phát triển của bé và duy trì sức khỏe cho mẹ.
  • Lượng canxi từ sữa, phô mai và hạnh nhân là yếu tố quan trọng giúp hệ xương và răng của bé phát triển vững chắc, chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc sau khi chào đời.
  • Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt gà, thịt bò, trứng, đậu phụ để cung cấp protein cần thiết cho sự phát triển và tái tạo mô mới của bé yêu trong bụng.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi 5 tháng tuổi

Các loại rau củ giúp các mẹ bầu bổ sung vitamin cho thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Chế độ ngủ nghỉ đều độ và khoa học

Bước vào giai đoạn bầu 5 tháng, việc duy trì một chế độ ngủ nghỉ khoa học là vô cùng quan trọng để hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên đảm bảo ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng. Nếu cảm thấy cần thiết, một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bổ sung năng lượng và làm giảm mệt mỏi. Để có giấc ngủ thoải mái và chất lượng, mẹ bầu nên chọn tư thế ngủ phù hợp. Việc duy trì một chế độ ngủ đều đặn và lựa chọn tư thế ngủ hợp lý sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tư thế nằm tốt cho thai nhi 5 tháng tuổi và mẹ bầu

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, tử cung mở rộng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu, vì vậy việc chọn tư thế ngủ phù hợp rất quan trọng. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu là nằm nghiêng, đặc biệt khi nằm nghiêng bên trái, giúp tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng. Nếu mẹ bị chuột rút hoặc có vấn đề về tĩnh mạch, gác cao chân khi ngủ có thể giúp cải thiện tình trạng. Tư thế nằm với đầu và lưng cao sẽ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai. Mẹ nên tránh nằm sấp để giảm cảm giác khó chịu và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tư thế nằm tốt cho thai nhi 5 tháng tuổi và mẹ bầu

Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ để giúp mẹ và bé khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai tháng thứ 5 thai máy như thế nào?

Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, khoảng từ tuần 18-20 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận rõ ràng các cử động của thai nhi. Thai máy trong giai đoạn này có thể còn khá nhẹ và khó nhận diện, đôi khi mẹ có thể nhầm lẫn với cảm giác sôi bụng hoặc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, sau tuần thứ 20, những cử động của thai nhi trở nên rõ ràng hơn. Mẹ sẽ cảm nhận được sự duỗi đạp và chuyển động của bé diễn ra thường xuyên hơn. Đây là thời điểm quan trọng để mẹ bắt đầu theo dõi các cử động của thai nhi, vì sự gia tăng tần suất và sự rõ ràng của các cử động là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Thăm khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường

Trong giai đoạn mang thai bầu 5 tháng, mẹ nên theo dõi kỹ những sự thay đổi của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, mẹ cần thăm khám bác sĩ kíp thời để được kiểm tra:

  • Xuất hiện các cơ đau ở vùng thượng vị.
  • Có tình trạng co giật và chân sưng vù.
  • Mẹ bầu bị tiểu buốt, tiểu gắt nhiều lần.
  • Thị lực giảm sút và kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Mạch máu đập nhanh hơn
  • Xuất hiện nhiều dịch nhầy ở khu vực âm đạo.
  • Bụng bị cứng và đau nhói.
  • Dễ bị ngất xỉu.
  • Đau bụng khi mang thai và có thể xuất hiện kèm máu.
  • Không nhận thấy được dấu hiệu thai máy như đạp, cử động của con trong bụng kéo dài đến tuần 22.

Mang thai tháng thứ 5 thai máy như thế nào?

Thai phụ nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bầu 5 tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về mang thai tháng thứ 5

Mang thai 5 tháng là bao nhiêu tuần?

Mang thai 5 tháng tương đương với khoảng 20 tuần. Thai kỳ thường được chia thành ba tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài khoảng 13 tuần, và tháng thứ 5 rơi vào khoảng tuần 17 đến tuần 20.

5 tháng đầu mang thai nên tăng bao nhiêu kg?

Thai 5 tháng nặng bao nhiêu? Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, mức tăng cân khuyến nghị phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Đối với thai phụ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, nên tăng khoảng 11,3 - 16 kg. Thai phụ nhẹ cân trước khi mang thai nên tăng từ 12,7 - 18,3 kg, trong khi thai phụ thừa cân trước khi mang thai nên tăng từ 7 - 11,3 kg. Theo dõi mức tăng cân này giúp đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Huggies về sự phát triển của bé và mẹ bầu 5 tháng. Hy vọng với bài viết trên đã giúp mẹ theo dõi dược sự lớn lên từng ngày của thai nhi trong bụng. Chúc mẹ bầu sẽ vượt qua thai kỳ một cách an toàn và đón em bé chào đời. Mẹ có thể tham khảo mục Mang thai để đọc thêm các bài viết cùng chủ đề hoặc nếu còn thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp nhanh nhất.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;