Chu sinh là gì? Tử vong chu sinh là hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Tình trạng này chiếm tỉ lệ 1/1000 trường hợp. Thống kê được tính toán dựa trên những báo cáo chính xác và hoàn chỉnh của các chuyên gia y tế. Các số liệu này có thể giúp cho việc nghiên cứu nhằm giảm số lượng tử vong ở trẻ trong tương lai.
Tỉ lệ tử vong chu sinh là chỉ số quan trọng thể hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bà bầu và trẻ sơ sinh của một quốc gia. Các chính sách đầu tư, lên kế hoạch và cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé không bao giờ là lãng phí. Việc làm trên tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm để giảm nguy cơ tử vong chu sinh cho các thế hệ tương lai trong gia đình.
Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần
Các trường hợp tử vong chu sinh
Có khoảng 30% tỉ lệ tử vong là chết non. Nguyên nhân do các khuyết tật của thai nhi và hội chứng suy hô hấp sơ sinh vì thai nhi chưa đủ trưởng thành.
Trẻ có thể đã tử vong trong bụng mẹ trước cơn chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ hoặc trong khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Có một số trường hợp không rõ nguyên nhân chính xác.
Tham khảo: Trẻ sinh non 6 tháng
Chết non là gì?
Chết non là trường hợp trẻ tử vong khi còn trong bụng mẹ. Khác với hiện tượng sẩy thai, thai nhi chết non thường đã bước qua tuần thai thứ 20.
Khi trẻ đã được 20 tuần và tử vong, gia đình phải làm thủ tục an táng cần thiết cho trẻ.
Nguyên Nguy cơ gây tử vong chu sinh
- Khi người mẹ quá thừa cân, bệnh béo phì hoặc có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 25. (Tham khảo: Tăng cân khi mang thai)
- Phụ nữ 35 tuổi trở lên.
- Phụ nữ đã từng gặp vấn đề trong thai kỳ hoặc bộ phận sinh sản.
- Thai nhi quá nhỏ so với tuổi thai.
- Các bà mẹ uống quá nhiều đồ uống có chất caffeine.
- Sinh nhiều bé cùng lúc. (Tham khảo: Mang thai đôi)
- Thiếu hoặc không có sự chăm sóc cần thiết cho thai kỳ.
- Thuộc diện kinh tế khó khăn.
- Hút thuốc trong thai kỳ.
- Nghiện ngập.
- Bạo hành trong gia đình.
- Uống rượu bia nhiều.
- Biến chứng khi mang thai hoặc thai kỳ có nguy cơ cao do chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo và nhau bong non.
- Không theo hướng dẫn an toàn khi ngủ.
- Một số bệnh tâm thần cũng có thể làm tăng nguy cơ .
- Hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nội tiết tố.
- Bệnh Celiac.
Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai
Nguyên nhân dẫn đến tử vong chu sinh
- Những bất thường về gien hoặc nhiễm sắc thể.
- Dị tật ở tim hay những cơ quan quan trọng khác.
- Hiện tượng suy thai hay bị ngạt (ảnh hưởng đến lưu thông máu và oxi) trong cơn chuyển dạ.
- Sinh non hoặc vỡ ối non.
- Mẹ hoặc bé bị nhiễm trùng.
- Chứng Cholestasis (bệnh về gan). (Tham khảo: Cholestasis là gì (Ứ mật thai kỳ))
- Bệnh Rhesus. (Tham khảo: Nhóm máu RH là gì)
- Chảy máu trước khi sinh.
- Thai nhi chậm phát triển trong tử cung.
- Nhau thai có vấn đề không cung cấp đầy đủ khí oxi và/hoặc dinh dưỡng cho thai nhi.
- Cổ tử cung có vấn đề (ví dụ: giãn nở yếu).
- Nhiễm độc thủy ngân - thường xảy ra khi ăn cá có chứa quá nhiều thủy ngân.
- Chấn thương khi mang thai (ví dụ: tai nạn giao thông). Khi đi xe hơi, các bà bầu nên cài dây an toàn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Những nguyên nhân khác chưa được làm rõ.
Làm sao để phòng ngừa tử vong chu sinh?
Điều đầu tiên là phải chú trọng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tiền sản định kỳ cho bà bầu để có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Tránh những thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia hay nghiện ngập và hướng tới lối sống lành mạnh. Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả những rủi ro, nhưng đây là những bước đầu để bảo vệ mẹ và bé.
Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, đã từng bị sẩy thai nhiều lần hoặc chết non, bạn nên gặp cán bộ khoa sản để được hướng dẫn chăm sóc cho thai kỳ. Rất nhiều bệnh viện sản lớn có các nhóm bác sĩ chuyên về những trường hợp mang thai phức tạp.
Tham khảo: Chăm sóc bà bầu
Làm sao nhận biết bé có vấn đề?
Nếu thai nhi có biến đổi, giảm hoặc không cử động nữa là biểu hiện khác thường sớm nhất. Các hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bất thường, cảm giác tuyệt vọng hay có gì đó không bình thường với thai nhi đều có thể báo hiệu tình trạng xấu của bé.
Cuối cùng, kết quả siêu âm sẽ giúp chuẩn đoán tim thai có còn hoạt động không. Bác sĩ siêu âm có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để xác nhận chẩn đoán có chính xác hay không.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Cái chết thương tâm của trẻ sơ sinh dẫn đến những thay đổi lớn về mặt tinh thần và thể xác. Khi thai nhi chết trong bụng mẹ, cơn trở dạ vẫn sẽ diễn ra sau đó. Bào thai bắt đầu co bóp và nước ối vỡ ra. Một số thai phụ muốn lấy thai nhi ra càng sớm càng tốt sau khi biết bé đã chết. Họ muốn chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ, nhưng đây không phải là giải pháp tốt nhất. Khả năng xảy ra biến chứng rất cao trong và sau khi giải phẫu kèm theo thời gian phục hồi dài hơn. Việc này có thể ảnh hưởng đến lần mang thai và sinh đẻ tiếp theo. Nguy cơ xảy ra biến chứng trong tương lai cũng cao hơn.
Một số khác lại muốn trân trọng những ngày cuối cùng của thai kỳ và dành thời gian ở bên thai nhi khi bé còn nằm trong cơ thể của mẹ. Vì vậy, họ sẽ không quyết định từ bỏ thai nhi ngay. Mỗi phụ nữ sẽ phản ứng khác nhau đối với hung tin này.
Nếu thai nhi không được lấy ra trong vòng một tuần sau khi chết, tình huống có thể xấu đi: những cơn co bóp làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu cơn chuyển dạ không xảy ra thì bà bầu cần được giục chuyển dạ.
Có nên sử dụng biểu đồ vận động không?
Việc sử dụng biểu đồ vận động để theo dõi thai nhi hiện còn gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng biểu đồ này làm người mẹ lo lắng không cần thiết và ảnh hưởng đến tần suất cử động cũng như thư giãn của thai nhi. Một số khác khẳng định là các biểu đồ sẽ giúp ích và thông báo cho người mẹ biết nếu bé có biểu hiện bất thường.
Để biết phương pháp nào phù hợp với bạn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.