Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chứng thiếu ối

Chứng thiếu ối

Ngược với đa ối là gì thì thiểu ối khi mang thai là tình trạng không có đủ lượng nước ối bao quanh thai nhi ở trong buồng tử cung. Chất lỏng này hỗ trợ em bé theo nhiều cách khác nhau, và điều quan trọng là nó cần có khối lượng đủ, không quá nhiều cũng không quá ít, để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé.

Tham khảo: Rỉ ối có chảy liên tục không? Phân biệt dấu hiệu rỉ ối và vỡ ối

Mẹ nên xem thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO (Thế giới) để biết các chỉ số trung bình mà trẻ cần phát triển.

Nước ối để làm gì?

  • Nó làm đệm và hỗ trợ thai nhi trong tử cung.
  • Nó giúp thai nhi di chuyển trong tử cung, đặc biệt là khi xoay vòng.
  • Nó giúp cho sự phát triển của phổi, da, chân tay và cơ bắp của thai nhi.
  • Nó di chuyển vào và ra khỏi phổi thai nhi khi bé “thở” và giúp phổi trưởng thành.
  • Thai nhi nuốt nước ối vào trong cơ thể rồi lại thải ra, từ đó, liên tục có sự tuần hoàn tái tạo qua cơ thể của bé.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Làm sao để đo lượng nước ối?

Chứng bị thiếu nước ối

Nước ối được hình thành trong túi ối ngay từ giai đoạn rất sớm của thai kỳ. Nó đến trực tiếp từ lượng chất lỏng lưu thông trong cơ thể người mẹ, và hỗ trợ thai nhi trước khi thận của bé đảm nhận vai trò này. Từ khoảng tuần 20 trở đi, thận của thai nhi sản xuất ra nước tiểu và đây chính là nguồn của phần lớn nước ối.

Nước ối nhìn chung là trong và có mùi đặc biệt, gần như mùi amoniac (nước tiểu). Nếu em bé đi tiêu (phân su) trong khi vẫn còn trong tử cung thì nước ối sẽ chuyển từ trong sang lốm đốm với những mảnh màu đen hoặc xanh đen, do màu đen của phân su gây ra.

Tham khảo: Chăm sóc thai nhi

Nước ối đến từ đâu?

Có vài cách để đo lượng nước ối trong tử cung. Chỉ số nước ối (AFI) có thể được đo lường qua siêu âm, bằng cách đo mực nước ối trong tử cung ở nơi sâu nhất, theo chiều thẳng đứng và vào lúc không bị cản trở.

  • Kết quả đo từ 8 đến 18 cm là trong phạm vi bình thường.
  • Kết quả đo ít hơn 5-6 cm được phân loại là thiểu ối.
  • Kết quả đo nhiều hơn 20-24 cm được chẩn đoán là đa ối (polyhydramnios - nước ối quá nhiều).

Khi có ít hơn 500ml nước ối vào khoảng tuần 32-36 của thai kỳ thì bắt đầu nghi ngờ bị tình trạng thiếu ối khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn nên nhớ rằng mỗi người chúng ta đều khác nhau, vì vậy lượng nước ối ít không phải lúc nào cũng có thể là vấn đề. Chẳng hạn như, khi ngày dự sinh đến gần thì lượng nước ối giảm đi là một hiện tượng rất bình thường. Theo Hiệp hội Thai kỳ của Mỹ (The American Pregnancy Association) thì khoảng 8% phụ nữ mang thai có thể có mức nước ối thấp.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;