Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thumb

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là hai thông số cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, thói quen sinh hoạt hay tần suất tập luyện mà chỉ số nhịp tim và huyết áp của mỗi người sẽ khác nhau. Hãy đón đọc bài viết dưới đây của Huggies để hiểu rõ về chỉ số huyết áp và nhịp tim an toàn cũng như mức cảnh báo nguy hiểm là bao nhiêu.

Xem thêm:

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là gì?

Huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số quan trọng để đo lường sức khỏe tim mạch nói riêng cũng như sức khỏe tổng quát của cơ thể nói chung. Sau đây là khái niệm cơ bản về hai chỉ số này:

Chỉ số huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp là con số thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và giãn ra. Cụ thể có hai chỉ số huyết áp cần quan tâm đó là huyết áp tâm thu (áp lực trong động mạch máu khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực trong động mạch máu giữa các nhịp đập khi tim nghỉ ngơi). Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) và thường viết dưới dạng một tỷ số.

Chỉ số huyết áp là gì

Chỉ số huyết áp thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và giãn ra (Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ số nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số lần tim đập trong mỗi phút và được quyết định bởi hệ thống điện dẫn truyền của tim. Cơ thể sẽ tự động điều khiển nhịp tim để phù hợp với từng hoạt động, nhu cầu hoặc những gì đang xảy ra xung quanh. Khi bạn hoạt động, phấn khích hay sợ hãi, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn. Ngược lại, lúc bạn nghỉ ngơi, thư giãn nhịp tim sẽ chậm hơn.

nhịp tim là gì

Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Cách dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim chính xác

Bảng chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bình thường theo độ tuổi

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bình thường sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể. Cụ thể như sau:

Chỉ số huyết áp bình thường

Theo trang thông tin chăm sóc sức khỏe MedicineNet (Mỹ), chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo độ tuổi được phân chia theo giới tính.

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi trưởng thành ở nam giới:

Độ tuổi Huyết áp tâm thu (mmHG) Huyết áp tâm trương (mmHg)
21 - 25 120.5 78.5
26 - 30 119.5 76.5
31 - 35 114.5 75.5
36 - 40 120.5 75.5
41 - 45 115.5 78.5
46 - 50 119.5 80.5
51 - 55 125.5 80.5
56 - 60 129.5 79.5
61 - 65 115.5 76.5

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi trưởng thành ở nữ giới:

Độ tuổi Huyết áp tâm thu (mmHG) Huyết áp tâm trương (mmHg)
21 - 25 115.5 70.5
26 - 30 113.5 71.5
31 - 35 110.5 72.5
36 - 40 112.5 74.5
41 - 45 116.5 73.5
46 - 50 124 78.5
51 - 55 112.55 74.5
56 - 60 132.5 78.5
61 - 65 130.5 77.5

Chỉ số nhịp tim khi bình thường

Tùy thuộc vào độ tuổi mà chỉ số nhịp tim khi nghỉ ngơi có thể thay đổi, tuổi càng trẻ thì nhịp tim càng có xu hướng cao hơn.

Độ tuổi Nhịp tim bình thường
Trẻ sơ sinh 100 - 205 nhịp/phút
Trẻ 1 tuổi 100 - 180 nhịp/phút
1 - 3 tuổi 98 - 140 nhịp/phút
3 - 5 tuổi 80 - 120 nhịp/phút
5 - 12 tuổi 75 - 118 nhịp/phút
Thanh thiếu niên - trưởng thành 60 - 100 nhịp/phút

Xem thêm: Siêu âm thai 7 tuần tuổi: Hình ảnh, Nhịp tim và Dấu hiệu khỏe mạnh

Chỉ số huyết áp và nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm?

Mặc dù chỉ số đo huyết áp nhịp tim có thể dao động, nhưng nếu hai chỉ số này thấp hoặc cao bất thường thì có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:

  • Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Chỉ số huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu.
  • Huyết áp cao: Chỉ số đo huyết áp tâm thu trên 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 90mmHg được xác định là tăng huyết áp. Nếu chỉ số huyết áp duy trì ở mức độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý như đau tim, suy tim, bệnh thận hoặc đột quỵ.
  • Nhịp tim nhanh: Nhịp tim khi nghỉ ngơi nhanh trên 100 nhịp/phút sẽ dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở và đau thắt ngực.
  • Nhịp tim chậm: Nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm dưới 60 nhịp/phút thường sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở hay ngất xỉu.

Huyết áp cao

Huyết áp cao có chỉ số huyết áp tâm thu > 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Cách đo huyết áp và nhịp tim cùng lúc

Để đo huyết áp và nhịp tim cùng lúc, trước tiên bạn cần ngồi nghỉ ngơi thoải mái trên ghế hoặc giường tại nơi thoáng mát, sau đó thực hiện đo bằng máy đo huyết áp điện tử. Cuối cùng là bật máy đo huyết áp và đợi đến khi hiển thị kết quả. Thời điểm đo huyết áp và nhịp tim tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Lưu ý trong quá trình đo huyết áp và nhịp tim, phải ngồi đúng tư thế, không bắt chéo chân vì có thể làm tăng huyết áp tâm thu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Chỉ số huyết áp và nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài như:

Do bệnh lý

Những đối tượng có bệnh nền thường có chỉ số đo huyết áp cao không ổn định và nhịp tim cũng không đạt ở mức chuẩn. Tùy theo tình trạng của bệnh mà hai chỉ số này sẽ có sự thay đổi nhất định chứ không cố định ở một mức nào đó.

Do thể trạng cơ thể

Theo các chuyên gia, những người thừa cân, béo phì thường có chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu luôn có chỉ số huyết áp thấp hơn. Điều này là do thể trạng cơ thể không đảm bảo và cần được cải thiện sức khỏe về thể chất.

Do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn mặn và nhiều dầu mỡ đều có huyết áp cao hơn mức bình thường, vì thế mà chỉ số nhịp tim cũng cao hơn mức chuẩn.

Do lối sống

Những người không có thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên và ăn uống không lành mạnh sẽ có chỉ số huyết áp không ổn định. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể kết hợp tập luyện đều đặn sẽ tăng cường lưu thông máu tốt, ngăn ngừa tăng huyết áp bất thường và giúp nhịp tim ổn định.

Cách duy trì chỉ số huyết áp và nhịp tim ổn định

Để duy trì chỉ số huyết áp và nhịp tim ổn định, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên từ các chuyên gia sau đây:

  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá có chất béo Omega-3.
  • Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục, yoga,... để duy trì sự linh hoạt của cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ những món ăn nhiều muối và dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có chứa chất kích thích.
  • Dành thời gian cho bản thân để thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp và nhịp tim định kỳ, tuân thủ đúng phương pháp điều trị của bác sĩ.

Những thực phẩm giúp duy trì chỉ số huyết áp và nhịp tim ổn định

Những thực phẩm giúp duy trì chỉ số huyết áp và nhịp tim ổn định (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp

Nếu bạn chưa biết cách đọc chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp:

  • Vòng băng hơi (vòng bít): Sử dụng loại có kích thước phù hợp với bắp tay của người dùng.
  • Máy đo huyết áp: Có thể sử dụng máy đo điện tử, máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp cơ,…
  • Ống nghe mạch đập: Dùng để theo dõi mạch đập của người dùng trong quá trình đo huyết áp.

Bước 2: Thực hiện đo huyết áp:

  • Trước khi đo huyết áp, cần nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể khoảng 15 phút, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia,...
  • Tư thế thực hiện: Ngồi tựa lưng vào ghế một cách thoải mái, duỗi thẳng cánh tay lên bàn, khuỷu tay đặt ngang với tim. Một số trường hợp cần phải đo huyết áp khi đứng để kiểm tra xem có gặp hiện tượng hạ huyết áp do thay đổi tư thế hay không.
  • Thực hiện đo huyết áp: Quấn vòng băng hơi với lực vừa đủ chặt trên bắp tay, áp lực kế trên mặt đồng hồ phải ở mức 0. Bắt đầu bơm khí vào vòng băng hơi liên tục không được dừng giữa chừng. Sau đó xả hơi khỏi vòng băng hơi với tốc độ từ 2 - 3 mmHg/nhịp cho đến khi kim chạm vạch 0. Lần đầu tiên nên thực hiện đo huyết áp ở cả 2 tay, nếu chỉ số ở một tay ghi nhận cao hơn tay còn lại thì sẽ lấy đó làm mốc so sánh cho những lần đo tiếp theo.

Bước 3: Cách đọc chỉ số đo huyết áp: Hầu hết các máy đo huyết áp đều có cách hiển thị chỉ số huyết áp tương tự nhau. Ký hiệu của các chỉ số như sau:

  • Chỉ số huyết áp tâm thu: SYS (mmHg).
  • Chỉ số huyết áp tâm trương: DIA (mmHg).
  • Chỉ số nhịp tim: Pulse/min (nhịp tim/phút).

Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp mẹ bầu bị huyết áp cao sẽ cần được bác sĩ kiểm tra và theo dõi thường xuyên, nhất là từ tuần thứ 20 của thai. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, huyết áp cao sẽ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như:

  • Nguy cơ tiền sản giật cao ở mẹ
  • Làm tăng nguy cơ bong nhau thai ở nơi nhau bám vào thành tử cung.
  • Phát triển thành tăng huyết áp thực sự sau khi sinh bé.
  • Mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau.
  • Khả năng cao dẫn đến việc sinh non.

Bố mẹ cần lưu ý và tìm đến bác sĩ ngay nếu gặp phải những biểu hiện của việc cao huyết áp trong thời gian thai kỳ như bị phù toàn thân, tiền sản giật kèm theo đạm niệu để được tư vấn, điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ có biết:

Bên cạnh việc tìm hiểu các chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, chắc hẳn mẹ bầu cũng đang băn khoăn trong việc lựa chọn sản phẩm tã bỉm an toàn và phù hợp cho con yêu. Đừng lo lắng, Huggies sẽ đồng hành với bố mẹ trong quá trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình với sản phẩm mới nhất của Huggies là Huggies Skin Perfect

Làn da bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Huggies Skin Perfect là giải pháp tối ưu cho bé với công nghệ DUAL ZONE độc đáo, giúp tách biệt phân và nước tiểu, giảm thiểu tiếp xúc với da bé, duy trì pH cân bằng và giảm 93% phân lỏng trên da. Ngoài ra, chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12 giờ giúp bé yêu ngủ ngon suốt đêm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Huggies Skin Perfect, bố mẹ có thể gọi ngay Hotline 18001546. Cùng Huggies Skin Perfect, bạn đồng hành “perfect” cùng con trong hành trình đầu đời!

Thường xuyên theo dõi chỉ số đo huyết áp và nhịp tim tại nhà giúp bạn chủ động hơn trong việc đánh giá tình hình sức khỏe cũng như có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ để phòng ngừa những nguy cơ bệnh lý có thể gặp phải liên quan đến huyết áp.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;