MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mô tả nồng độ đường glucose trong máu. Đây cũng là căn cứ để xác định bệnh tiểu đường cũng như nguy cơ mắc bệnh. Để đảm bảo một sức khỏe tốt, bạn cần theo dõi và duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Vậy, chỉ số đường huyết của một người bình thường là bao nhiêu? Trong bài viết này, Huggies sẽ cùng bạn tìm hiểu bảng chỉ số đường huyết.
Xem thêm:
- Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?
- Chỉ Số Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn Và Nguy Hiểm?
Khái quát một số vấn đề về đường huyết
Theo dõi chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Để xác định chỉ số đường huyết tăng hay giảm bạn cần theo dõi đường huyết và đối chiếu với bảng chỉ số đường huyết chuẩn.
Chỉ số đường huyết bình thường
Đường huyết là một dạng năng lượng được chuyển hóa từ những thức ăn nạp vào cơ thể. Vì thế, bảng đường huyết sau ăn thường khác với bảng đường huyết lúc đói. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác nhau cũng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết như tuổi tác, thể trạng, chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc, uống rượu bia,... Chỉ số đường huyết của một người có sự thay đổi liên tục. Theo đó, bảng chỉ số đường huyết trong máu của một người bình thường như sau:
- Đường huyết buổi sáng: < 100 mg/dl (5.6 mmol/L)
- Đường huyết buổi tối, trước khi ngủ: 110 - 150mg/dL (6.0 - 8.3mmol).
- Đường huyết lúc bụng đói: 70mg/dL - 92 mg/dL (3.9 - 5mmol/l).
- Đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ: < 120mg/dL (< 6.6 mmol/l).
Chỉ số đường huyết chuẩn của một người bình thường, không bị tiểu đường (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Chi Phí và Quy Trình
Tình trạng tăng và hạ đường huyết bất thường
Khi chỉ số đường huyết ở mức bình thường chứng tỏ cơ thể bạn đang khỏe mạnh. Ngược lại, việc tăng và hạ đường huyết một cách bất thường là dấu hiệu cảnh báo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có vấn đề.
- Tăng đường huyết: Đây là tình trạng hàm lượng đường trong máu tăng vượt mức bình thường gây dư thừa glucose trong các mô của cơ thể. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chỉ số insulin không ổn định dẫn đến việc không điều hòa được glucose trong máu.
- Hạ đường huyết:Đây là tình trạng hàm lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức bình thường. Xem xét bảng đo đường huyết nếu thấy nồng độ đường trong máu < 3.0 mmol/l (<70mg/dL) có nghĩa là đường huyết bị hạ. Khi thiếu hụt glucose, các hoạt động bên trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Chỉ số đường huyết tăng khi lượng đường trong máu đo được vượt ngưỡng 11.1mmol/l (200mg/dL).
Bằng việc theo dõi bảng chỉ số đường huyết bạn sẽ biết lượng đường trong máu như thế nào để đưa ra những giải pháp khắc phục.
Đường huyết tăng hay giảm đều là dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe có vấn đề (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
Bảng chỉ số đường huyết trong máu tiêu chuẩn và cách dùng
Bảng tính đường huyết với các chỉ số đường huyết tăng hay giảm đều gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần dựa vào bảng theo dõi đường huyết mỗi ngày để phát hiện những thay đổi bất thường để có sự điều chỉnh càng sớm càng tốt.
Khái niệm bảng đo chỉ số đường huyết
Bảng đo chỉ số đường huyết là một công cụ để theo dõi hàm lượng glucose trong máu. Bảng chỉ số đường huyết được thiết lập dựa trên 4 loại xét nghiệm đường huyết, bao gồm định lượng HbA1c, đường huyết lúc đói, đường huyết bất kỳ và nghiệm pháp dung nạp glucose. Ngoài định lượng HbA1c thì 4 xét nghiệm còn lại sẽ hiển thị 2 cột số liệu để quy đổi chỉ số đường huyết từ đơn vị này sang đơn vị khác. Thông qua bảng chuyển đổi lượng đường trong máu, bạn sẽ biết cách chuyển đổi chỉ số đường huyết ngay tại nhà.
Bảng đo chỉ số đường huyết (Nguồn: Internet)
Chi tiết về bảng đo đường huyết chuẩn
Hiện nay, bảng chỉ số đường huyết chuẩn sử dụng 2 đơn vị đo đã được quốc tế công nhận là mg/dL và mmol/l. Nếu muốn sử dụng bảng theo dõi đường huyết tại nhà, bạn cần hiểu đúng về 2 đơn vị này cũng như cách chuyển đổi đơn vị.
- Đơn vị mg/dL thường dùng để đo tỷ lệ giữa trọng lượng glucose/nồng độ glucose trong mỗi lít máu.
- Đơn vị mmol/L thường dùng để đo nồng độ glucose/số phân tử trong mỗi lít máu.
Tùy thuộc vào thiết bị đo đường huyết mà chỉ số đường huyết thu được là mg/dL hoặc mmol/l. Nếu muốn chuyển đổi chỉ số đường huyết từ đơn vị này sang đơn vị khác bạn cần nắm rõ bảng quy đổi chỉ số đường huyết. Hướng dẫn cách quy đổi chỉ số đường huyết cụ thể như sau:
- 1 mg/dL = 1 mmol/l x 18
- 1 mmol/l = 1 mg/dL : 18
Hướng dẫn cách đo đường huyết
Chỉ số đường huyết có thể xác định bằng xét nghiệm máu tại cơ sở y tế hoặc sử dụng máy kiểm tra đường huyết tại nhà. Với những người cần theo dõi đường huyết mỗi ngày thì sử dụng máy đo đường huyết tại nhà là giải pháp thuận tiện nhất.
Để theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà chuẩn nhất, bạn nên đo ít nhất 2 lần/ngày. Cách đo đường huyết tại nhà được thực hiện như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng rồi lau khô.
- Bước 2: Xoa bóp lòng bàn tay nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông.
- Bước 3: Bật máy đo đường huyết và chèn 1 que thử vào máy.
- Bước 4: Sử dụng thiết bị đâm kim để đâm lên đầu ngón tay.
- Bước 5: Bóp và nhỏ một giọt máu lên đầu que thử, sau đó dùng miếng bông thấm cồn để lau vết thương.
- Bước 6: Đợi máy đo hiển thị kết quả lên màn hình.
Sau khi có kết quả đo, bạn có thể tham khảo bảng đo đường huyết chuẩn để biết chỉ số đường huyết đo được tăng hay giảm.
Đo đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết (Nguồn: Internet)
Cách duy trì các chỉ số đường huyết ở mức ổn định
Duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định là cách để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Với những người đang bị bệnh thì việc đưa chỉ số đường huyết về mức bình thường sẽ giúp cải thiện bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Sau đây là một số cách giúp bạn duy trì các chỉ số đường huyết ở mức ổn định.
Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn
Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên loại bỏ carbohydrate ra khỏi chế độ ăn bằng cách hạn chế những thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung những nhóm chất tốt cho cơ thể như chất đạm (cá hồi, thịt bò, thịt cừu, trứng, phô mai, sữa chua,...), chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây,...) và chất béo tốt (dầu oliu, óc chó, macca, quả bơ,...). Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo bảng chỉ số GI thực phẩm (mức độ carbohydrate có trong thực phẩm) để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Loại bỏ thức ăn chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn (Nguồn: Internet)
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
- Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
Chọn chất ngọt tự nhiên
Ăn nhiều thực phẩm, đồ uống chứa đường nhân tạo sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt để ổn định chỉ số đường huyết. Nếu muốn có thêm vị ngọt trong các món ăn, đồ uống hãy lựa chọn chất ngọt tự nhiên như cỏ ngọt Stevia, bột dừa, chà là, mật ong,...
Sử dụng chất tạo ngọt tự nhiên thay thế đường nhân tạo (Nguồn: Internet)
Tăng cường luyện tập thể dục
Để cân bằng lượng đường trong máu, bạn cũng nên duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 - 60 phút mỗi ngày. Các bộ môn tập luyện như đạp xe, chạy bộ, yoga, bơi lội,... sẽ giúp cơ bắp hấp thụ glucose để tạo ra năng lượng, tái tạo mô và làm giảm lượng đường trong máu.
Tập luyện đều đặn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Yoga cho bà bầu: Muôn vàn lợi ích cho mẹ và bé
Nghỉ ngơi
Sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý cũng là một cách để duy trì sức khỏe tốt và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya để quá trình sinh hóa của cơ thể diễn ra ổn định, thúc đẩy chuyển hóa đường thành năng lượng, giúp giảm nguy cơ tiểu đường.
Nghỉ ngơi, thư giãn để ổn định lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)
Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết bao lâu một lần?
Việc kiểm tra đường huyết cho mẹ bầu là yếu tố quan trọng quyết định đến việc kiểm soát đường huyết hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra đường huyết của mỗi sản phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và cơ địa của từng người.
- Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai cần kiểm tra đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn cũng như trước khi đi ngủ.
- Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường type 1 có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Kiểm tra này giúp phát hiện hiện tượng hạ đường huyết trong khi ngủ, một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Việc duy trì đường huyết ở mức bình thường sẽ giúp mẹ trải qua những tháng ngày thai kỳ với con yêu nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, hãy để Huggies đồng hành cùng bố mẹ việc chuẩn bị tã bỉm cho con yêu với Huggies Skin Perfect! Hiểu nỗi lo lắng làn da con yêu có thể bị kích ứng của nhiều bố mẹ, Huggies mang đến giải pháp tuyệt vời với Huggies Skin Perfect thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Như vậy, để có một sức khỏe tốt, bạn nên nên duy trì đường huyết ở mức bình thường. Với bảng chỉ số đường huyết chuẩn trên hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi đường huyết của bản thân. Đừng quên theo dõi Huggies để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích.
Xem thêm: