MỤC LỤC BÀI VIẾT
Thay đổi những chi tiết liên quan đến công việc khi nghỉ thai sản.
Sau khi đơn xin nghỉ thai sản của bạn được chấp thuận, bạn có rất nhiều điều cần phải làm trước khi bước vào kỳ nghỉ thai sản dài ngày. Đầu tiên, khi bàn giao công việc, bạn cần phải xác định và thông báo đến những người cùng làm việc với bạn về một số thứ có liên quan đến việc thông tin liên lạc như người sẽ thay thế bạn để tiếp tục công việc, địa chỉ email cá nhân, số điện thoại bàn (ngoài số di động đang dùng).
Để biết thêm thông tin xem Mang thai và làm việc.
>>> Xem thêm bài viết: Phương pháp nuôi dạy con thông minh; nhận biết bạn đang nuôi dạy con theo kiểu độc tài
Điều kiện lao động nữ được hưởng chế độ thai sản
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rằng, lao động nữ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con để được hưởng trợ cấp thai sản. Như vậy, kể từ thời điểm lao động nữ nhận thấy dấu hiệu mang thai sớm và tham gia bảo hiểm xã hội sau khi phát hiện có thai thì vẫn nhận được trợ cấp thai sản.
>>> Xem thêm bài viết: Đi làm trở lại sau khi nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Quy định và mức hưởng về trợ cấp thai sản
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc là 8 triệu đồng. Mức hưởng trợ cấp thai sản là: 8 triệu x 6 tháng = 48 triệu đồng.
Thời điểm làm hồ sơ thai sản
Có hai trường hợp cần xác định:
Trường hợp 1: Nếu người lao động đã nghỉ việc và chốt sổ bảo hiểm xã hội trước khi sinh, hồ sơ thai sản cần được hoàn tất trước khi con tròn 6 tháng tuổi.
Trường hợp 2: Đối với lao động nghỉ sinh nhưng vẫn là người lao động tại công ty, hồ sơ có thể được làm sau khi sinh hoặc tối đa sau 6 tháng nghỉ thai sản và trở lại làm việc trong 45 ngày.
Giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ thai sản
Luật bảo hiểm xã hội 2014 yêu cầu nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh. Tuy nhiên, không cần thiết phải nộp các giấy tờ khác như giấy ra viện hay giấy chứng nhận phẫu thuật.
Quyền lợi khi nghỉ thai sản
Ngoài trợ cấp thai sản, lao động nữ còn được:
- Miễn phí sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong 6 tháng nghỉ.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội mà không cần đóng phí.
Lưu ý: không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
Mức hưởng chế độ thai sản có tính thuế TNCN không?
Mức hưởng chế độ thai sản không bị tính thuế TNCN. Cụ thể theo luật:
"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.”
Hi vọng bài viết của Huggies đã tổng hợp những lưu ý quan trọng cho bạn khi bạn đang chuẩn bị gửi đơn nghỉ thai sản. Huggies luôn đồng hành cùng mẹ và bé trên suốt hành trình tuyệt vời này.