Khi làm mẹ, bạn sẽ bắt đầu hiểu vì sao các bậc cha mẹ đều “nghiện” chụp ảnh cho bé yêu của mình! Bạn sẽ muốn ghi lại mọi khoảnh khắc đáng yêu, thậm chí cả những lúc bé thật buồn cười, hay những dấu mốc quan trọng khi bé lớn lên. Tuy nhiên, chụp cho những thiên thần nhỏ không phải là một điều thực sự dễ dàng, ngoài ra còn rất nhiều điều bạn cần phải lưu ý. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm được những bí quyết cho ra đời những bức ảnh thật đẹp của bé nhé!
Kể từ khi ra đời, bé yêu của bạn sẽ trở thành thành viên được chụp ảnh nhiều nhất trong gia đình bạn, bởi bạn sẽ muốn chụp ảnh cho bé, ghi lại tất cả những khoảnh khắc thật dễ thương, những dấu mốc quan trọng, tinh nghịch, và những thời khắc khiến tim bạn tan chảy!
Nhiếp ảnh gia Anissa K sẽ chia sẻ với chúng ta một số bí quyết thật hữu ích để bạn nâng cao tay máy và chụp ảnh cho bé những bức ảnh tuyệt vời.
Ánh sáng
Các nhiếp ảnh gia biết rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất để cho ra đời những bức ảnh đẹp chính là ánh sáng.
Những lỗi thường gặp
- Chụp ảnh cho bé trong phòng tối và ỷ lại quá nhiều vào đèn flash
- Chụp ở nơi có ánh mặt trời quá mạnh và chiếu trực tiếp
Mách nhỏ
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên khi chụp ảnh cho bé yêu
- Nếu chụp trong nhà, hãy chọn một căn phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên
- Kéo rèm cửa để thật nhiều ánh sáng tự nhiên vào trong phòng, và bức ảnh không bị các đường vạch sọc.
- Chụp ảnh cho bé yêu ngoại cảnh
- Nếu ánh mặt trời quá mạnh, hãy làm dịu bớt bằng một tấm rèm, một tấm vải màn hoặc chuyển bé vào trong bóng râm, tránh bóng quá lớn trên khuôn mặt bé khi chụp ảnh cho bé yêu
Vì sao?
- Lạm dụng flash hay ánh mặt trời quá sáng sẽ làm bé bị phân tán, không thoải mái hoặc bị chói mắt, và cả hai điều này đều ảnh hưởng đến màu da của bé khi chụp ảnh cho bé.
- Ánh sáng dịu sẽ nhẹ nhàng và giúp bé ăn ảnh hơn khi chụp ảnh cho bé yêu
Quá sáng sẽ gây ra bóng quá lớn trên mặt bé
Khi ánh sáng nhẹ nhàng vừa đủ, khuôn mặt bé nhìn thật tươi tắn!
Tạo dáng
Khi chụp ảnh cho bé, hãy để bé tạo dáng thật tự nhiên và không nhất thiết luôn phải nhìn trực diện vào máy ảnh. Hãy để bé thật thoải mái và ghi lại những khoảnh khắc bé đang vui chơi thật tự nhiên.
Các lỗi thường gặp
- Bảo bé đứng ở đâu đó và nói bé nhìn vào máy ảnh và cười
- Cách này không thật sự hiệu quả do tính cách của từng bé, nhất là khi bé cử động
Mách nhỏ
- Chụp ảnh cho bé với các hoạt động mà bé yêu thích như chơi búp bê, hay đang nghịch cát v.v…
- Chụp bé trong những khung cảnh tự nhiên cũng như để bé bộc lộ tính cách của mình thật thoải mái
- Mỗi bức ảnh đều kể một câu chuyện, và ghi lại một thời điểm, hay một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bé
- Có thể nhờ sự trợ giúp của người bên cạnh để “ú òa”, bạn sẽ ghi lại được nụ cười thật tươi tắn đáng yêu của bé!
- Điều này cũng giúp bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc thật tự nhiên khi bé không nhìn thẳng vào máy ảnh
- Và điều quan trọng, hãy nhớ luôn giữ cho bé thấy thật vui vẻ trong suốt quá trình chụp ảnh cho bé
Vì sao?
- Nếu bạn yêu cầu bé nhìn vào máy ảnh, có thể bé sẽ nhăn nhó và không thấy thoải mái
- Khi bé đang nhìn vào người khác hoặc đồ chơi, bé sẽ không để ý bạn đang chụp ảnh
- Và nói chung, các bức ảnh mà bạn chụp bé sẽ tự nhiên và sinh động hơn
Không cần bé phải nhìn vào máy ảnh, bạn vẫn có thể chụp được một bức ảnh đẹp!
Chụp những bức bé đang chơi thật tự nhiên!
Tạo khung
Lấy khung tốt là điều cực kỳ quan trọng trong những tấm chân dung đẹp, vì bé yêu của bạn sẽ là nhân vật trung tâm. Hãy zoom to cũng như cắt bớt những chi tiết thừa trong ảnh.
Lỗi thường gặp
- Người chụp thường có xu hướng để quá nhiều chi tiết trong nền của bức ảnh, quá nhiều khoảng không gian thừa thãi xung quanh của bức ảnh.
- Không tập trung vào đối tượng được chụp, vì vậy thường hình ảnh của bé sẽ rất nhỏ.
- Làm mất chân, hay tệ hơn, là cả đầu của bé trong ảnh.
Mách nhỏ
- Zoom to khi chụp
- Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng zoom, hoặc không thể zoom lớn hơn được, hãy đến gần bé hơn
- Khi chụp ảnh cho bé yêu nếu bạn quên zoom khi chụp, hãy cắt bớt cảnh để lấy khung bằng các phần mềm chỉnh sửa hoặc thậm chí là cắt ảnh đã in ra
- Luôn cố gắng để chụp 2 bức gần nhau: bức đầu tiên ở góc rộng (ví dụ lấy trọn cảnh bé của bạn đang vui chơi). Bức thứ 2, có thể chỉ zoom để lấy trọn mặt bé.
- Thử một vài góc “nghệ thuật” hơn, ví dụ như bàn tay bé đang cầm đồ chơi, hay bàn chân bé xíu xinh xắn của bé
- Đừng ngại chụp chân dung cho bé thay vì chụp cả khung cảnh
- Khi chụp ảnh cho bé, hãy đảm bảo rằng nền đằng sau rõ ràng và đơn giản, không có các chi tiết khác ví dụ như quần áo hay cả đống đồ chơi v.v…
Vì sao?
- Khi có quá nhiều nền hay không gian trong một bức ảnh quá rộng, bức ảnh sẽ có vẻ rất mất tập trung
- Khi sự chú ý không hướng về nhân vật của bức ảnh, nó sẽ được chuyển sang hình nền.
- Nếu không thể tránh được hình nền lộn xộn, hãy thử một cách đơn giản là chuyển từ ảnh màu sang ảnh đen trắng
- Một tấm ảnh đen trắng sẽ giúp tập trung vào nhân vật chính hơn là hình nền
Không chụp ảnh cho bé từ cự ly quá xa, vì bé sẽ bị lẫn vào khung cảnh
Zoom to để chụp một bức cận cảnh.
Và nhớ rằng bạn luôn có thể cắt ảnh sau đó để được một bức chân dung gần
Chụp từ chiều cao tương đương với bé
Thay đổi góc chụp cũng là một kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng để nâng cao chất lượng của bức ảnh.
Các lỗi thường gặp
- Chỉ đứng thẳng trong quá trình chụp
- Đứng quá cao so với bé sẽ khiến cho tạo dáng của bé và bức ảnh nhìn khá tệ
Mách nhỏ
- Đừng ngại quỳ, ngồi trên sàn hoặc thậm chí là nằm xuống để có thể chụp cho bé những bức ảnh đẹp
Vì sao?
- Bức ảnh sẽ trở nên tự nhiên hơn
- Bạn sẽ ngắm được khuôn mặt của bé từ góc gần hơn
- Bạn có thể quan sát được tốt hơn các biểu cảm trên khuôn mặt bé
Ví dụ
Nếu bạn chỉ đứng trên cao và chụp xuống bé, bạn sẽ bị lỡ mất các biểu cảm trên khuôn mặt của bé
Ngược lại khi hạ xuống ở chiều cao của bé, bạn có thể ghi lại được toàn bộ biểu cảm hay hoạt động của bé.