Không gì
tuyệt vời hơncái ôm của mẹ
HUGGIES® tin rằng cái ôm có sức mạnh diệu kỳ. Vì vậy, HUGGIES® đã đem cái
ôm của Mẹ vào trong những chiếc tã êm mềm, để bé luôn cảm thấy được yêu
thương, an toàn và thoải mái như được nâng niu trong cái ôm của Mẹ.
Hãy cùng HUGGIES® xem video để cảm nhận sức mạnh diệu kỳ của những cái ôm,
Mẹ nhé!
Sự diệu kỳ của cái ôm
Những lợi ích của
cái ôm yêu thương
- Tại sao mẹ nên ôm ấp bé hàng ngày?
-
Sức mạnh của vòng tay mẹ
– Nơi tình mẫu tử hình thành -
Ôm ấp của mẹ giúp phát
triển
tinh thần của bé như thế nào? -
Cái ôm của mẹ tác động đến
sự vận động và khôn lớn của bé -
9 lý do khiến ôm bé
là điều tuyệt vời nhất thế gian -
Thiêng liêng cái ôm đầu đời
giữa mẹ và bé
Những lợi ích của
cái ôm yêu thương
Tại sao
mẹ nên ôm ấp bé hàng
ngày?
Ngay khi còn trong bụng đứa trẻ đã được mẹ ôm ấp, bé đã đồng hành cùng mẹ qua thời gian dài. Chín tháng mười ngày là thời gian đẹp nhất của tình mẫu tử. Mỗi cái búng nhẹ, cựa mình của bé là niềm vui khôn tả của mẹ. Bé đã ôm mẹ hay nói đúng hơn là bé đã được mẹ ôm cho đến khi cất tiếng khóc chào đời.
Các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên ôm con ngay sau khi bé lọt lòng để tránh cho bé bị lạc lỏng khi vừa rời bụng mẹ.
Khi ôm con cảm xúc ùa về trong mẹ sẽ khiến cho tuyến vú của mẹ được kích thích, qua vậy sữa sẽ dễ dàng xuống hơn.
Được mẹ ôm ấp, bé sẽ thấy bình an hơn trong vòng tay của mẹ. Sự ôm ấp của mẹ khiến bé ngủ ngon hơn.
Một cuộc điều tra khoa học gần đây được thực hiện tại Mỹ để so sánh trẻ được lớn lên bên cạnh mẹ với những bé không may mắn khác. Điều thú vị là những bé được mẹ ôm ấp thường xuyên luôn có một tâm trạng ổn định, bé không dễ cáu giận hay nổi loạn. Khi mẹ ôm bé, hơi ấm từ mẹ lan tỏa và bé cảm thấy vô cùng bình yên. Chính động thái này cũng kìm hãm bớt sự mè nheo, nhõng nhẽo của bé, nó cũng ngầm cho bé hiểu chỉ khi nào trẻ ngoan thì mới được phần thưởng này.
Ôm và trò chuyện hằng ngày với bé giúp cho não bộ của bé phát triển, bé không có cảm giác cô đơn hay sợ hãi. Đây cũng là điều giúp hoàn thiện nhân cách sau này cho bé, giúp bé tự tin và có những suy nghĩ độc lập đúng đắn.
Ngày xưa người ta quan niệm rằng nếu ôm bé nhiều bé sẽ hư và luôn đòi hỏi. Điều này hoàn toàn không chính xác bởi vì nếu sợ như thế mẹ sẽ bỏ rơi bé, bé sẽ sống trong sự cô đơn, sợ hãi và cứ như thế lâu dần bé sẽ trở nên trầm cảm, cộc cằn và không thích tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Tuỳ theo từng giai đoạn, việc mẹ ôm ấp bé sẽ quyết định sự phát triển của bé.
- -Từ 0- 3 tháng là quãng thời gian mới chào đời, bé nhận biết thế giới bên ngoài thông qua mẹ, ban đầu bé chưa phân biệt được giờ giấc ngày, đêm nhưng chỉ sau một tháng là bé đã thích nghi và dễ dàng nhận ra mùi của mẹ mỗi khi đói.
- - Từ 3-6 tháng trẻ bắt đầu giao tiếp với môi trường xung quanh, trẻ đã biết đưa ra những đòi hỏi chính đáng cho mình như đói, ướt hoặc đơn giản chỉ là thích được mọi người quan tâm. Việc ôm bé vào lòng, trấn an bé của mẹ khiến đứa trẻ hài lòng, bé sẽ có những thói quen tốt như ăn ngủ ,vệ sinh đúng giờ...
- - Những tháng tiếp theo, việc gần gũi và ôm ấp của mẹ làm cho bé tự tin hơn . Chỉ cần một cái ôm của mẹ là dù bé đang tức giận hay quấy khóc cũng sẽ dịu đi ngay. Do đó, mẹ hãy dùng ôm ấp như một phần thưởng cho bé khi bé ngoan mẹ nhé.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, mẹ trở nên bận rộn hơn, thời gian mẹ dành cho bé đôi lúc cũng sẽ ít hơn, nhất là các mẹ đang đi làm. Có khi mẹ đi làm lúc bé đang ngủ, khi trở về nhà cũng là lúc bé đã say giấc. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo cho bé cảm giác thỏai mái và chở che như trong vòng tay của mẹ, thông qua những vật dụng sử dụng thuờng xuyên cho bé. Phần lớn thời gian, vật dụng tiếp xúc nhiều nhất với bé là tã, vậy nên mẹ hãy lưu ý chọn cho bé loại tã thoải mái và vừa vặn nhất để bé luôn cảm giác được chở che như có mẹ kề bên để bé được phát triển toàn diện.
Mẹ hãy tận dụng tối đa thời gian để ôm bé bởi vì không có liều vacxin nào tốt hơn là tình yêu bao la của mẹ dành cho bé.
Hãy ôm bé, ôm bất kể lúc nào mẹ nhé.
Tham khảo:
- - http://www.momentsaday.com/10-ways-to-embrace-being-a-mother-of-boys/
- - http://exploringyourmind.com/children-need-hugs-feel-like-part-world/
- - https://www.dreamstime.com/photos-images/mother-daughter-hug.html
TS. Bác Sĩ Tâm Lý. Phạm Thị Hồng Nghi
Sức mạnh của vòng tay mẹ
– Nơi
tình mẫu tử hình thành
Cuộc sống là một vòng xoay, cứ xoay mãi xoay mãi mà không có điểm dừng. Ngày xưa mẹ ta lớn lên trong đôi tay gầy guộc và tảo tần của bà. Nôi tre với lời ru " bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn" là hành trang theo mẹ suốt cuộc đời để mẹ trở thành người đàn bà vĩ đại nhất- người đã sinh ra ta. Bây giờ ta lại trở thành người mẹ, đôi tay lại dang rộng để chở che cho bé yêu của mình.
Hãy nói về sức mạnh của vòng tay mẹ - nơi tình mẫu tử hình thành. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng mạnh hơn tất cả. Nó đem lại những cảm xúc, những khát khao cho mẹ và bé. Nó có một sức mạnh vô hình để biến những cái không thể thành có thể.
Nhiều cuộc khảo sát của các chuyên gia y tế nhi khoa gần đây đã cho thấy rằng bé được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ sẽ phát triển tốt và ít ốm đau hơn những bé khác. Những cái ôm của mẹ sẽ giúp bé tự tin hơn, không những thế nó còn là tiền để để lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm của bé sớm hình thành.
Ngay từ khi lọt lòng, một cảm giác bình yên đến với bé khi nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Sự tiếp xúc đầu tiên đủ để bé cảm nhận được hơi ấm lan tỏa từ vòng tay của người mẹ . Các bác sĩ nhi khoa đã khuyên các mẹ tận dụng tối đa khi sử dụng biện pháp ôm con vào lòng này cho những bé sinh thiếu tháng.
Khi được ôm vào lòng, bé sẽ nghe được nhịp đập trái tim của mẹ và ngược lại mẹ cũng cảm nhận được hơi thở đầy yêu thương của bé. Chẳng có ngôn từ nào để diễn tả cảm xúc đặc biệt này và nó chính là sợi dây liên kết có tên là Mẫu Tử.
Vào độ tuổi bé biết lật, biết bò, đôi tay mẹ đã giúp bé tự tin hơn, động viên bé để bé đủ can đảm làm nên những điều mà ngay mẹ cũng không ngờ được. Chỉ một cái ôm thôi là bé có thể cảm nhận tất cả tình yêu thương của mẹ dành cho bé.
Đôi bàn tay mềm mại của mẹ thay lời muốn nói gửi đến bé yêu và bé cảm nhận được điều này rất tốt. Nó làm lành vết thương khi bé cảm thấy bị tổn thương. Nó làm hạ nhiệt khi bé cảm thấy bức bối, bất an . Nó làm bé bình tĩnh mỗi khi sợ hãi. Chắc hẳn tất cả các mẹ đều biết điều này mà chẳng cần trường lớp nào dạy bởi đó là bản năng làm mẹ của người phụ nữ.
Ngay cả khi bé lớn, một cái ôm ấm áp của mẹ cũng giúp bé có một giấc mơ tốt. Động viên khích lệ bé bằng những cái ôm còn hơn ngàn vạn ngôn từ khác.
Vì sao vòng tay của mẹ lại có sức mạnh vô biên như vậy?. Tại sao người ta gọi là nơi tình mẫu tử hình thành?. Câu trả lời thật đơn giản bởi vì nó thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho bé và bé có thể cảm nhận ngay từ khi mới chào đời.
Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích mẹ giành nhiều thời gian cho bé, nhất là trong những tháng năm đầu đời của bé. Bên cạnh vòng tay ấm áp mẹ luôn dành cho bé, mẹ hãy dành chọn thêm những sản phẩm hoàn hảo cho bé yêu của mình. Phần lớn thời gian, vật dụng tiếp xúc nhiều nhất với bé là tã, nên mẹ hãy chọn cho bé loại tã nào thỏai mái và vừa vặn nhất để bé luôn cảm giác được chở che như có mẹ kề bên.
Bàn tay mẹ có thể là mềm mại, có khi chai sần do đặc thù công việc nhưng nó vẫn trở thành sức mạnh để nâng bước bé đi. Tình mẫu tử hình thành từ những điều tưởng chừng đơn giản nhất.
Hãy ôm bé, ôm bé khi có thể mẹ nhé.
Tham khảo:
ThS. Bác Sĩ Tâm Lý Phạm Thị Hồng Nghi
Ôm ấp của mẹ giúp phát triển
tinh
thần của bé như thế nào?
Các nhà nghiên cứu tâm lý, các bác sĩ nhi khoa nhận thấy rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với bé sẽ có tác động lâu dài lên đời sống của bé sau này.
Song song với sự phát triển thể chất nhanh chóng, bé sẽ phát triển tinh thần bao gồm: ngôn ngữ, sự nhận thức, quan hệ xã hội, các phản xạ…. Về mặt tình cảm, bé thể hiện nhiều cảm xúc và hiểu rằng có thể được an ủi. Trong mỗi giai đoạn phát triển về tinh thần có thể có những hoạt động mà mẹ sẽ giúp bé phát triển hoàn thiện hơn, đừng bao giờ quên sự gắn bó, sự vỗ về cũng là món ăn để nuôi dưỡng tâm hồn của bé cưng nhé.
Kinh nghiệm đầu tiên của một bé với môi trường xung quanh xảy ra thông qua xúc giác, cảm giác này phát triển trước khi sinh khoảng 16 tuần. Cảm giác này cần thiết cho sự tăng trưởng của bé khả năng phát triển về thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng nhận thức và cảm xúc xã hội. Việc vỗ về, ôm ấp, massage … không chỉ tác động đến phát triển ngắn hạn trong giai đoạn phôi thai khi bé còn nhỏ, mà còn có tác dụng lâu dài với bé lớn hơn. Qua tiếp xúc này,nghĩa là sự ôm ấp, vỗ về, vuốt ve,...sẽ giúp bé có thể tìm hiểu về thế giới, cầu nối với người chăm sóc bé và truyền đạt nhu cầu và mong muốn của bé. Tương tác thích hợp, bé sẽ có cơ hội cải thiện và phát triển về mặt quan hệ xã hội, tình cảm và trí tuệ.
Những ảnh hưởng của việc ôm ấp bé về khía cạnh phát triển tinh thần như thế nào?. Sự ôm ấp có tác dụng an ủi, trấn an và làm dịu đi lo lắng. Thiếu sự vỗ về và ôm ấp trong suốt những năm đầu làm chậm tăng trưởng ở trẻ. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh những lợi ích tuyệt vời của việc ôm ấp cho trẻ sinh non (phương pháp Kangaroo), hành động này cũng đã được chứng minh là có lợi cho tất cả các bé. Hơn nữa, ảnh hưởng của sự ôm ấp, vuốt ve bé đã được chứng minh kéo dài ngay cả sau tám năm, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ôm ấp bé. Các tác giả cũng nhận thấy các bé mà nhận được tình cảm từ mẹ ở mức độ càng gần gũi với bé, được chứng minh là bé giảm đi cảm giác lo lắng, hoặc đau khổ hơn so với những bé khác. Một số nghiên cứu khác cho rằng nhưng bé gần ba mẹ này có khuynh hướng tích cực, phát triển lành mạnh và tự tin hơn so với nhưng bé khác.
Ngoài những lợi ích về nhận thức, việc tiếp xúc giữa da mẹ và da bé trong khi mẹ ôm ấp giúp cho bé biết rằng chúng an toàn và bảo vệ, xây dựng lòng tin giữa mẹ và bé, xây dựng một nền tảng ổn định cho các mối quan hệ trong tương lai.
Oxytocin, là một hormone, được biết đến nhiều nhất do vai trò của nó trong chức năng sinh sản nữ, được tiết ra nhiều nhất với lượng lớn trong giai đoạn chuyển dạ và khi cho con bú. Gần đây người ta còn thấy oxytocin có vai trò trong nhiều hành vi của con người, có tác dụng đến bệnh tự kỷ. Xúc giác có thể có lợi cho cả mẹ và bé như nhau, tạo nên sự liên kết giữa mẹ và bé. Việc tiếp xúc giữa mẹ và bé làm nồng độ cortisol cũng thấp hơn ở cả mẹ và bé, từ đó giúp giảm cảm giác căng thẳng, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Bằng cách nuôi dưỡng nhờ sự ôm ấp vỗ về , mẹ có thể giúp bé có điều kiện để phát triển quan hệ xã hội, tình cảm và tăng cường thể chất cho bé.
Trong một bài viết của ông Alice Sterling Honig, tiến sĩ của Đại học Syracuse, nói rằng bé không được vuốt ve thường có bộ não nhỏ hơn khoảng 20 phần trăm so với những bé được sự vuốt ve. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bé nằm trong vòng tay của các bà mẹ thường có nhịp tim thấp hơn và khóc ít hơn so với những bé bị bỏ trong cũi.
Thông thường khi mẹ ôm ấp,vỗ về bé mẹ thường có những cử chỉ khác như nhìn vào mắt bé, nói hoặc hát những bài hát nào đó. Những hành động này sẽ giúp bé nhận biết ngôn ngữ của mình, bé cảm nhận ngôn ngữ và hiểu phần nào đó trước khi nói.
Cử chỉ ôm ấp, vui đùa với bé sẽ giúp bé phát triển về các phản xạ hơn.
Các chuyên gia y tế khuyến khích nên mẹ giành nhiều thời gian cho bé, nhất là trong những tháng năm đầu đời của bé. Bên cạnh vòng tay ấm áp mẹ luôn dành cho bé, mẹ hãy dành chọn thêm những sản phẩm hoàn hảo cho bé yêu của mình. Phần lớn thời gian, vật dụng tiếp xúc nhiều nhất với bé là tã, nên mẹ hãy chọn cho bé loại tã nào thỏai mái và vừa vặn nhất để bé luôn cảm giác được chở che như có mẹ kề bên và phát triển toàn diện
Có lợi | Vuốt ve | Da mẹ với da da bé |
Tăng cân | ✔ | ? |
Rút ngằn thời gian nằm viện | ✔ | ? |
Nhịp tim ổn định hơn | ✔ | Không có chứng cớ là có lợi |
Cải thiện nồng độ oxy | ✔ | ✔ |
Thân nhiệt ổn định hơn | ✔ | ✔ |
Chịu đựng cơn đau tốt hơn | ✔ | ✔ |
Cải thiện giấc ngủ | ✔ | ✔ |
Gỉam lo âu và stress | ✔ | ? |
Hệ miễn dịch tốt hơn | ✔ | ? |
Phát triển não bộ tốt hơn | ❑ | ✔ |
Cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội | ✔ | ✔ |
Cải thiện ngôn ngữ | ✔ | ? |
- ✔ :đầy đủ các nghiện cứu có chứng cớ là có lợi
- ❑ :nghiên cứu cho rằng không hại cũng không có lợi
- ?: Không đầy đủ các nghiên cứu có chứng cớ để nói có hiệu quả.
Tham khảo:
- - Britney Benoit, Katelynn Boerner, Marsha Campbell-Yeo, PhD, Christine Chambers, PhD-Centre for Pediatric Pain Research.
- - IWK Health Centre; The Power of Human Touch for Babies.
Bs Ngô Hữu Lộc.
Cái ôm của mẹ tác động đến
sự
vận động và khôn lớn của bé
Mẹ thường ôm ấp bé vào lòng như một bản năng của người phụ nữ, vừa yêu thương vừa che chở. Khi nằm cuộn tròn trong lòng mẹ, việc đầu tiên là bé nhìn chằm chằm vào khuôn mặt mẹ, trong bộ não của bé xuất hiện hình ảnh đầu tiên đó là mẹ. Sau đó là tay, khi bú bé thường đưa tay lên, ban đầu chỉ là vô thức nhưng sau đó là ôm bầu vú mẹ và dần dần bé thích sờ vào mặt mẹ, ngắm các ngón tay của mẹ. Đôi chân của bé cũng vậy, bé cuộn vào duỗi ra tùy theo mức độ cảm xúc. Khi ôm bé mẹ thường hay hôn hít vào những vùng nhạy cảm của bé như nách, ngực…bé sẽ cười sằng sặc thành tiếng và cứ như thế trong sự ôm ấp của mẹ các giác quan cũng như sự vận động của bé dần hoàn thiện.
Khi bé tập cầm, có thể ban đầu chỉ là cái túm chặt áo mẹ khi sợ hãi, hoặc xòe tay khi mặt mẹ cúi xuống gần bé. Tất cả tưởng chừng đơn giản nhưng chính sự ôm ấp, vuốt ve bé hằng ngày của mẹ khiến bé dạn dĩ và vững tin hơn. Mẹ là người dẫn dắt đầu tiên khi bé tập lật, tập bò và tập đi. Trong vòng tay của mẹ, bé từng bước thực hiện được những thao tác từ đơn giản đến phức tạp.
Tại sao mẹ ôm bé lại có tác động đến sự vận động của bé dù rằng hai hành động này hoàn toàn trái ngược nhau? Các nghiên cứu cho thấy khi mẹ thường xuyên ôm ấp bé, mẹ đã tạo cho bé niềm tin, chính niềm tin đó giúp bé không còn sợ sệt, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động sau này của bé. Chính sự ôm ấp cũng khiến xương khớp của bé cứng hơn.
Hãy so sánh một bé 3 tháng thường xuyên nằm trong nôi và một bé luôn được mẹ ôm ấp, chắc chắn cổ và đầu của bé được ôm ấp sẽ cứng hơn bé kia bởi được mẹ ôm ở nhiều tư thế, tay chân bé cũng vận động nhiều hơn. Các giác quan như mắt, mũi, miệng cũng linh động hơn khi bé nằm trong lòng và nói chuyện với mẹ. Chính việc này cũng khiến khả năng ngôn ngữ của bé được thể hiện, dù có thể ban đầu chỉ là những âm thanh “ơ .. ơ” vô nghĩa.
Việc ôm ấp bé hàng ngày sẽ khiến bé có những phản xạ sớm như khi mẹ vừa chạm vào là bé đã biết cong người hưởng ứng. Như các cụ ngày xưa thường khuyên mẹ bồng bế bé để có hơi người vì chính việc ôm ấp bé đã tạo ra một sự cộng hưởng tuyệt vời để bé luôn cảm thấy an toàn bên mẹ và mẹ luôn giữ được thăng bằng trong cuộc sống dù sự xuất hiện của bé có làm mẹ vất vả hơn.
Lớn hơn, mỗi khi có lỗi bé thường chạy tới ôm mẹ như một lời xin lỗi. Điều này khiến bé điều tiết được cảm xúc và cư xử đúng mực hơn hỗ trợ cho sự hình thành nhân cách sau này
Vì vậy, hãy luôn cho bé cảm giác được thoải mái và chở che như trong vòng tay của mẹ. Ở những bước chuyển đầu đời như lật, bò, truờn, đi, đứng, bé vận động rất nhiều ở vùng bụng, lưng, eo, và hai chân. Vì vậy mẹ nên chọn cho bé loại tã quần với lưng thun, viền lót đùi co giãn linh hoạt, thỏai mái vừa vặn đa chiều để bé có thể tha hồ vận động và sẵn sàng cho bước phát triển tiếp theo.
Mỗi mẹ có một hoàn cảnh nuôi bé riêng, có mẹ muốn bé bụ bẫm thì chăm cho bé ăn theo kiểu nạp nhiều đồ bổ dưỡng nhưng cũng có mẹ chú trọng về chiều cao của bé, mẹ lại đặt nặng về vấn đề bổ sung các chất giúp xương phát triển. Trong thời đại hiện nay chỉ cần gõ phím và một cái nhấp chuột là mẹ có cả một lập trình đủ theo yêu cầu. Nhưng đặc biệt về vòng tay ôm của mẹ, chỉ duy nhất có một lập trình của trái tim. Hãy yêu bé và giúp bé phát triển hệ vận động bằng những cái ôm mẹ nhé.
Nguồn:
ThS.BS Tâm Lý. Phạm Thị Hồng Nghi
9 lý do khiến ôm bé
là điều
tuyệt vời nhất thế gian
Những cái ôm trọn yêu thương trong lòng từ mẹ là món quà vô giá cùng bé trưởng thành mỗi ngày. Không chỉ có vậy mà hành động ôm con còn có nhiều lợi ích tích cực tuyệt vời khác cho chính cả bản thân mẹ đấy!
Mẹ bất ngờ không nào? Cùng Huggies điểm danh 10 lợi ích vô giá dưới đây nhé!
1. Đánh dấu sự ghi nhận yêu thương từ bé
Nuôi con không phải chỉ toàn nỗi niềm vất vả trăm bề mà cũng có vô số niềm vui khi nhìn con khôn lớn từng ngày. Cái ôm từ con cho mẹ cảm nhận như thay lời sẻ chia đền đáp xứng đáng, khiến bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết.
2. Dấu hiệu bé nhận ra mẹ rồi nhé!
Trẻ con vốn nhạy cảm, cái ôm như một thông điệp mách bảo rằng bé nhận ra mẹ là cả thế giới yên bình, đem tới cho bé cảm giác an toàn và ấm áp trong vòng tay yêu thương của mẹ.
3. Cảm nhận những cái ôm “nhễu nhão” của bé
Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều giản đơn bất ngờ. Chỉ người làm bố mẹ mới hiểu cảm giác thích thú với cái ôm đầy nước miếng nước mũi và dãi trên vai.
4. Tốt cho tim mạch của cả mẹ và bé
Không tốn bất kỳ chi phí nào, nhưng qua mỗi cái ôm sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều “hoóc-môn tình yêu” oxytocin có lợi vô cùng cải thiện sức mạnh của bộ não và tim mạch.
5. Niềm vui bất ngờ từ những cái ôm bất chợt của bé
Bất ngờ, không thể đoán trước, nhưng ngập tràn niềm vui khó tả! Đột nhiên nhận được cái ôm bất chợt từ con, cũng có thể làm mẹ “tủm tỉm” vui vẻ suốt cả ngày luôn đó.
6. Làm bền chặt tình mẫu tử thiêng liêng
Việc mẹ và bé trao nhau cái ôm minh chứng cho sự quan tâm lẫn nhau mỗi ngày. Ôm ấp là sợi dây liên kết giúp Mẹ và bé thêm gần gũi và gắn kết hơn.
7. Thay lời yêu thương “Con yêu mẹ nhiều lắm!”
Cái ôm mang đến sự khích lệ tinh thần và cảm xúc hạnh phúc. Khi bé còn chưa biết nói, cái ôm như thay lời muốn nói “con yêu mẹ” tuyệt vời nhất kết nối yêu thương giữa mẹ và bé.
8. Làm vơi bớt căng thẳng, gia tăng niềm vui
Cái ôm có tác dụng làm giảm lượng hormone căng thẳng cortisol, tăng cường serotonin và Endophirn - loại chất giúp mẹ điều chỉnh tâm trạng và gia tăng niềm vui để tận hưởng những phút giây thư giãn dù trải qua một ngày với lo toan bộn bề.
9. Đem tới cả bầu trời sức sống, giúp mẹ nạp lại năng lượng
Khi mẹ và bé trao nhau cái ôm sẽ tác dụng một lực lên xương ức “ấn nút” cho cơ thể sản xuất bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch giúp mẹ như được truyền thêm sức mạnh, thêm kiên cường đối diện với những áp lực cuộc sống.
Thiêng liêng cái ôm đầu đời
giữa mẹ và bé
Lần đầu tiên được ôm con trong vòng tay, chính là món quà kỳ diệu và thiêng liêng thoả đáp bao niềm hạnh phúc và ngóng chờ với bất kỳ bà mẹ nào từng trải qua. Hãy cùng Huggies đi sâu tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Cái ôm đầu đời – Cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc diệu kỳ giữa mẹ và bé
Sau khi vượt qua quá trình lâm bồn cam go, hầu hết những bà mẹ đều cảm thấy cảm xúc vỡ òa ngay lúc bàn tay bé bỏng của con ôm lấy mình.
Ở giây phút đó, mọi đau đớn dường như tan biến, mẹ được tận mắt nhìn và lắng nghe tiếng con, bao tình cảm dạt dào được dung hòa bởi tất cả các giác quan.
Cái ôm đầu đời như món quà kỳ diệu không chỉ giúp mẹ truyền tình yêu thương vô bờ bến tới con, mà còn là sự chăm sóc quan trọng cho bé khoẻ mạnh và khôn lớn.
Những “siêu lợi ích” từ cái ôm đầu đời
- • Truyền hơi ấm cho con từ phút đầu tiên: Nhờ được ủ ấm trong vòng tay của mẹ, bé sẽ cảm nhận được hơi ấm làm cân bằng thân nhiệt trở lại và giúp bé ngủ sâu, tăng tiếp xúc với mùi cơ thể mẹ, từ đó thắt chặt mối dây gắn bó cùng mẹ.
- • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé khoẻ mạnh: Khi được mẹ ôm ấp, bé cũng được thừa hưởng những vi khuẩn có lợi, tránh tình trạng hạ thân nhiệt hay phơi nhiễm với vi khuẩn có hại khi tách khỏi mẹ.
- • Giúp cả mẹ lẫn bé thư giãn sau những giờ vượt cạn khó nhọc, giúp bé bớt khóc, cải thiện nhịp tim ổn định, giúp hơi thở của bé đều đặn hơn.
- • Đem lại cảm giác an toàn cho bé: Khi được nằm áp sát lên vùng ngực mẹ, bé sơ sinh sẽ được nghe rõ mồn một từng tiếng đập của nhịp tim mẹ cho bé cảm giác giống hệt như khi còn trong bụng mẹ.
- • Giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé, để con được tiếp cận ngay với những giọt sữa non của mẹ trong vòng 6 tiếng đầu sau sinh.
Chính bởi những lợi ích to lớn này, các chuyên gia khuyên mẹ hãy áp dụng phương pháp “trao cái ôm đầu tiên của mẹ, nâng niu hơi thở đầu đời của bé” đối với mọi trẻ, trong mọi trường hợp có thể. Mẹ đừng bỏ qua cơ hội quý giá này để gắn kết tình mẫu tử ngay từ giây phút đầu đời của bé nhé!
Cùng trao bé yêu
những cái ôm
hoàn hảo
Những thời điểm bé cần lắm cái ôm của mẹ.
Đọc thêm >Truyền năng lượng sống tích cực cho con bằng 3 cái ôm mỗi ngày
Đọc thêm >Cách ôm ấp bé yêu thoải mái, mẹ đã biết chưa?
Đọc thêm >Những thời điểm bé cần lắm cái ôm của mẹ.
Ôm ấp bé hàng ngày là một điều không thể thiếu đối với mẹ. Ở bất cứ giai đoạn nào, dù khi mới lọt lòng hay đã khôn lớn, cái ôm của mẹ luôn truyền cho bé năng lượng đặc biệt, giúp cho bé có sức mạnh vượt qua những khó khăn khi bé gặp phải. Tuy nhiên, có những thời điểm, bé không thể thiếu được cái ôm của mẹ. Vậy đó là thời điểm nào? Mẹ hãy cùng Huggies tham khảo nhé.
1. Giai đoạn đầu đời ( sơ sinh ).
Ở giai đoạn này bé rất yếu ớt. Bé rất cần sự chăm sóc và nhất là sự ôm ấp của mẹ. Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ), việc chăm sóc bé quan trọng ngay từ bước đầu tiên khi bé chào đời và hành động thiết yếu đầu tiên bắt đầu bằng những cái ôm giúp da bé tiếp xúc trực tiếp với da mẹ. Nó giúp cho bé được ủ ấm như khi còn trong bụng mẹ và rất quan trọng đối với bé sinh non, bé sinh ra có sự can thiệp của y tế.... Vì vậy mẹ hãy luôn cho bé cảm giác được thoải mái và chở che trong cái ôm đầy yêu thương của mẹ.
2. Cột mốc bé phát triển vận động.
Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu cảm nhận tốt mọi việc xung quanh mình và vận động của bé cũng bắt đầu tăng lên từng ngày. Lúc này, vòng tay của mẹ không chỉ là ủ ấm mà còn truyền năng lượng cho bé qua từng vận động của bé. Ở những bước chuyển đầu đời như lật, bò, trườn, đi, đứng,.., mọi vận động của bé đều cần vòng tay của mẹ cùng đồng hành. Vì vậy, vòng tay mẹ rất quan trọng để nâng buớc cho bé, giúp bé tự tin, là tiền đề cho hình thành nhân cách cho bé sau này.
3. Khi bé ốm.
Khi ôm bé, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội hiểu rõ về cảm xúc bản thân cũng như cảm xúc dành cho nhau. Endorphins được giải phóng trong quá trình ôm ấp là một loại thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể. Vì thế, mẹ ôm bé có thể làm dịu cơn đau trong các trường hợp bé đang mọc răng, đau bụng hay khó chịu...Ngoài ra, ôm bé sẽ giúp bé giảm thiểu cơn đau đáng kể đối với một số triệu chứng thường gặp ở bé.
4. Khi bé ngủ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nhi khoa của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng những bé mới sinh nếu được nằm bên mẹ ủ ấm, được mẹ vỗ về và ôm ấp sẽ có cảm xúc tích cực, ít quấy khóc hơn các bé khác. Bên cạnh đó những cái ôm của mẹ dành cho bé sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho bé như giữ ấm cho bé, cải thiện nhịp tim và giúp hơi thở của bé đều hơn cũng như làm cho bé ngủ sâu giấc và làm giảm nồng độ cortisol trong máu, giúp tâm trạng của bé tích cực hơn.
5. Khi bé có vấn đề về tâm lý.
Những hành động ôm ấp của mẹ kịp thời trong lúc này sẽ cho bé nhận được tín hiệu được quan tâm và được yêu thương, giúp bé phát triển cảm xúc tích cực, có cảm giác an toàn, từ đó bé sẽ ngoan và phát triển thể chất lẫn tinh thần hơn rất nhiều.
Thường xuyên ôm bé là một cách tuyệt vời giúp bé cảm nhận đuợc yêu thương và trân trọng. Tất cả các bé đều xứng đáng được lớn lên trong cái ôm đầy yêu thương của mẹ, hãy duy trì thói quen ôm ấp bé ngay cả khi bé đã lớn mẹ nhé và bất luận thời điểm nào bé cũng cần sự ôm ấp của mẹ.
Bên cạnh vòng tay ấm áp luôn dành cho bé, mẹ hãy dành chọn thêm những sản phẩm hoàn hảo nhất cho bé yêu của mình. Phần lớn thời gian, vật dụng tiếp xúc nhiều nhất với bé là tã, nên mẹ hãy chọn cho bé loại tã thỏai mái và vừa vặn đa chiều để bé luôn cảm giác được chở che chính trong vòng tay mẹ.
Tham khảo:
- - http://www.modernmom.com/99aabf8e-3b3e-11e3-be8a-bc764e04a41e.html
- - http://amotherfarfromhome.com/9-reasons-must-cuddle-kids-good-society/
- - http://emdep.vn/lam-me/me-can-om-be-vao-long-ngay-vao-nhung-luc-nay-20160528162851533.htm
- - http://emdep.vn/lam-me/me-can-om-be-vao-long-ngay-vao-nhung-luc-nay-20160528162851533.htm
BS CKI Nhi Khoa. Hoàng Thị Tâm
Những thời điểm bé cần lắm cái ôm của mẹ.
Đọc thêm >Truyền năng lượng sống tích cực cho con bằng 3 cái ôm mỗi ngày
Việc ôm ấp, vuốt ve bé mỗi ngày không chỉ làm gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé mà còn giúp bé phát triển một cách tích cực và toàn diện cả về thể chất và tâm hồn.
Mỗi cái ôm là một phép màu. Một cái ôm có thể làm nên điều kỳ diệu cho bé yêu đang lớn lên của mẹ. Mỗi cái ôm nói lên rằng “ Mẹ quan tâm đến con. Con là một phần của trái tim mẹ và mẹ luôn bên cạnh con.”
Tại sao ôm bé lại quan trọng?
Như mẹ đã biết, ôm ấp là phương thuốc đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vết thương, giảm stress, giúp bé ngủ ngon.
Sự ôm ấp giải phóng hormone oxytocin làm sản sinh ra cảm giác tin tưởng, khuyến khích sự khoan dung, đồng cảm và tha thứ. Oxytocin làm con người yêu quý nhau hơn, tạo ra các mối quan hệ bền chặt.
Sự ôm ấp giúp giảm stress và nguy cơ của nhiều bệnh tật. Ôm giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tuyến ức chống lại sự nhiễm trùng.
Sự ôm ấp kích thích não bộ sản sinh ra Dopamine làm bé cảm thấy tốt hơn, sản sinh ra Serotonin và Endophirn tạo cảm giác dễ chịu, giảm đau, thúc đẩy sự phát triển ở giai đoạn tiền dậy thì, giảm mức đường máu ở bé đái tháo đường, giảm các triệu chứng bệnh tự miễn, kéo dài cuộc sống.
Cái ôm yêu thương giúp xoa dịu cơn giận dữ, làm bé xao nhãng cảm giác của mình và khiến bé cảm giác tốt hơn. Một cái ôm là phương thuốc chữa lành tốt nhất khi bé buồn rầu, kiệt sức. Nó giúp bé vượt qua những lúc khó khăn như bị bắt nạt, đau ốm hay thất bại.
Mẹ tự hỏi bé cưng cần bao nhiêu cái ôm yêu thương mỗi ngày?
Nhà trị liệu tâm lý Virginia Satir có câu nói nổi tiếng “Chúng ta cần 4 cái ôm mỗi ngày để tồn tại, 8 cái ôm mỗi ngày để duy trì cuộc sống và 12 cái ôm mỗi ngày để lớn lên”.
Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu, các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích mẹ dành những cái ôm yêu thương nhất cho bé phát triển và khôn lớn.
- Một cái ôm chào ngày mới vào buổi sáng để tiếp thêm cho bé nguồn sinh khí cho ngày mới tràn đầy năng lượng sống, cho bé dễ dàng đón nhận những khó khăn sắp đến trong ngày.
- Một cái ôm hỏi han lúc chiều tối giúp bé cởi mở và chia sẻ cho mẹ những chuyện vui buồn xảy ra trong ngày của bé. Nó giúp mẹ hiểu bé hơn và cuộc sống xung quanh bé khi không có mẹ bên cạnh, giúp mẹ đồng cảm với bé. Đôi khi chính mẹ cũng có được niềm vui từ những chuyện bé chia sẻ, giúp giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống của chính mẹ.
- Một cái ôm vỗ về và một lời chúc ngủ ngon lúc bé đi ngủ giúp bé cảm giác thỏa mái, dễ đi vào giấc nồng và có giấc ngủ ngon.
Đó chỉ là những cử chỉ đơn giản nhưng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn lao. Mỗi cái ôm là một phép màu cho sự phát triển của bé, nó nói lên rằng mẹ yêu bé với cả trái tim và vô điều kiện.
Đừng chần chờ gì nữa mẹ nhé. Hãy truyền năng lượng sống tích cực cho bé yêu bằng ít nhất 3 cái ôm mỗi ngày, để bé luôn cảm giác được thoải mái và chở che trong cái ôm đầy yêu thương của mẹ. Bên cạnh vòng tay ấm áp luôn dành cho bé, mẹ hãy dành chọn thêm những sản phẩm hoàn hảo nhất cho bé yêu của mình. Phần lớn thời gian, vật dụng tiếp xúc nhiều nhất với bé là tã, nên mẹ hãy chọn cho bé loại tã thỏai mái và vừa vặn nhất để bé luôn cảm giác được chở che chính trong vòng tay mẹ.
Nguồn:
TS. BS Nhi Khoa. Nguyễn Hữu Châu Đức
Truyền năng lượng sống tích cực cho con bằng 3 cái ôm mỗi ngày
Đọc thêm >4 cách đơn giản để trao bé yêu cái ôm thoải mái nhất thuở đầu đời
Bé cưng mới sinh ra thật nhỏ bé, mỏng manh, nếu bế không đúng cách có thể khiến bé bị gò bụng, quấy khóc và không cảm thấy thoải mái. Hãy cùng Huggies tìm hiểu một số cách ôm ấp đơn giản giúp bé thoải mái trong giai đoạn đầu đời nhé!
Trước khi mẹ bắt đầu:
- - Nâng bé lên từ nôi/ giường an toàn: Đầu của trẻ sơ sinh chiếm ¼ trọng lượng cơ thể, nhưng cổ của bé lại rất yếu. Mẹ hãy nhẹ nhàng luồn tay vào dưới cổ và đầu bé, tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào lòng mẹ.
- - Cách đặt bé xuống: Hãy thực hiện nhẹ nhàng nếu không sẽ làm bé giật mình và hoảng sợ. Dùng cánh tay đỡ phần đầu, cồ và lưng bé, tay còn lại đỡ phần mông rồi đặt bé xuống.
1. Tư thế ôm ru mềm mại (bế ngửa)
Đây là cách bế trẻ truyền thống rất phổ biến với những bé mới sinh, chưa cứng cổ trong những tuần đầu tiên và phù hợp để mẹ có thể trò chuyện và cho bé bú.
- - Để ẵm bé, trước hết Mẹ nên đặt bé nằm xuống và từ từ nâng bé lên bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới lưng và hông bé.
- - Xòe rộng các ngón tay hết cỡ sao cho Mẹ có thể nâng bé lên sát với tầm ngực Mẹ. Cố gắng giữ bé vững hết sức có thể.
- - Nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé lên để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay Mẹ. - Cánh tay còn lại vẫn giữ nguyên tư thế, vẫn nâng hông và phần dưới của bé. - Ôm bé lại gần Mẹ nhẹ nhàng ru bé qua lại nếu Mẹ muốn.
2. Tư thế ôm ngực chạm ngực (bế đứng)
Tư thế này giúp bé có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng nhưng không nên bế bé thẳng đứng quá lâu vì cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
- - Nhấc bổng và ôm ghì bé sao cho đầu bé được đặt đối diện với ngực Mẹ, đặt mông của bé lên cánh tay. Theo bản năng, con nít thường cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe được nhịp tim của Mẹ.
- - Bàn tay và cánh tay phải của Mẹ nên đỡ trọng lượng cơ thể bé, trong khi đó bàn tay và cánh tay trái của Mẹ nên đỡ lấy cổ và lưng của bé.
- - Nên chắc chắn rằng đầu bé đang hướng về một bên để bé có thể thở.
3. Tư thế ôm ấp vỗ về (bế sấp)
Tư thế này giúp nâng đỡ cả cơ thể bé một cách an toàn êm ái, rất lý tưởng để xoa dịu bé mỗi khi bé khó chịu hay buồn bực.
- - Che chắn phần đầu và ngực bé và đặt lên cẳng tay Mẹ.
- - Cánh tay còn lại luồn ngược từ giữa 2 chân lên đến ngực bé, tạo thành 1 vòng ôm chắc chắn.
- - Hãy đảm bảo rằng đầu bé hướng ra ngoài và dựa vào khủy tay của Mẹ.
- - Dùng tay còn lại vỗ nhẹ hoặc xoa lưng bé.
- - Thường xuyên kiểm tra đầu và cổ bé để chắc chắn rằng các bộ phận này luôn được nâng đúng tư thế.
4. Tư thế ôm “xin chào thế giới” (bế dựa vào lòng mẹ)
Đây sẽ là kiểu bế phù hợp với những bé đã cứng cổ và hoàn hảo nếu Mẹ muốn cho bé thấy những gì đang diễn ra xung quanh khiến các bé đều rất thích thú vì tầm nhìn mở rộng hơn, có thể nhìn ngắm nhiều cảnh vật phong phú hơn.
- - Để lưng bé quay ngược lại với ngực Mẹ và để đầu bé được dựa vào ngực Mẹ.
- - Đặt một cánh tay của Mẹ xuống phần dưới của bé.
- - Để cánh tay còn lại vòng qua ngực bé.
- - Luôn đảm bảo rằng đầu bé vẫn được tựa vào ngực Mẹ.
- - Nếu Mẹ đang ngồi xuống, cách tốt nhất là đặt bé vào lòng Mẹ. Lúc này, Mẹ không nhất thiết phải đặt tay xuống để nâng phần mông của bé nữa.
Một số lời khuyên để cái ôm của Mẹ tuyệt vời hơn
- - Trước khi bế bé, nên rửa tay sạch sẽ và tháo hết các vòng đeo tay để tránh làm trầy xước làn da non nớt của bé.
- - Hầu hết trẻ sơ sinh đều rất yêu thích mùi hương và bàn tay của mẹ.
- - Khi bé quấy khóc, hãy nhẹ nhàng bế bé lên để cưng nựng yêu thương. Đừng bế bé lên một cách vội vàng sẽ làm cho bé giật mình và khóc to hơn.
- - Trong lúc bế, hãy nhìn vào mắt và trò chuyện với bé, nếu bé đang phấn khích với một việc gì đó, hãy để bé bình tĩnh trở lại rồi mới bế lên.
4 cách đơn giản để trao bé yêu cái ôm thoải mái nhất thuở đầu đời
Đọc thêm >