MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ sơ sinh phát triển tương đối mạnh mẽ cả về thể chất và trí não trong khoảng thời gian từ 0 đến 12 tháng tuổi. Do đó, các bác sĩ nhi khoa khuyến khích việc đọc sách kể chuyện cho bé sơ sinh hàng đêm, không chỉ giúp cho trẻ hình thành thói quen tốt, kích thích trí não phát triển mà còn tạo cơ hội cho bố mẹ gần gũi hơn với con. Bài viết hôm nay, Huggies sẽ gửi tới bố mẹ danh sách 12 mẩu truyện cho trẻ sơ sinh hay và ý nghĩa để tuổi thơ của con có thêm nhiều màu sắc.
>> Tham khảo thêm:
- Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
- Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất
Bố mẹ có nên đọc sách kể truyện cho bé sơ sinh không?
Đọc truyện cho trẻ sơ sinh nghe trước khi đi ngủ có nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
- Khi bố mẹ đọc truyện cho trẻ sẽ giúp tạo ra một sợi dây liên kết tình cảm bền chặt. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi ở bên bố mẹ và có cơ hội học hỏi những điều bổ ích từ sách cũng như lời dạy của người lớn.
- Việc thường xuyên kể chuyện đêm khuya cho bé ngủ ngon sẽ giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ hơn.
- Khi ba mẹ kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ sẽ giúp bé tập nói nhanh hơn, học được cách phát âm, không bị nói ngọng và vốn từ vựng phong phú hơn.
- Đọc truyện cho trẻ nghe sẽ kích thích sự phát triển não bộ, trí tưởng tượng và tư duy logic. Điều này rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
>> Tham khảo: Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc nhất
Đọc truyện cho trẻ nghe sẽ kích thích sự phát triển não bộ, tư duy logic (Nguồn: Sưu tầm)
12 mẫu truyện cho trẻ sơ sinh hay mẹ tham khảo kể cho bé nghe
Dưới đây là danh sách các mẩu truyện cho bé sơ sinh hay, thú vị, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và đọc cho con nghe mỗi đêm để giúp bé có một giấc ngủ sâu với những giấc mơ đẹp.
1. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Khỉ và cá sấu
Ngày xửa ngày xưa, có một chú khỉ sống trên cành cây cao và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, chú khỉ sẽ hái những quả táo ngon trên cây và mang tặng bạn cá sấu.
Nhận được quà, cá sấu mang về ăn cùng với vợ mình. Thế nhưng, vợ của cá sấu là người tham ăn và muốn ăn cả trái tim của khỉ. Sau khi nghe yêu cầu của vợ, cá sấu rất bối rối nhưng vẫn làm theo. Khỉ đã được cá sấu mời ngồi trên lưng để đưa đi tham quan nhưng thật ra cá sấu có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng sông.
Chú khỉ biết được mưu đồ của cá sấu, nó nhanh trí nói rằng mình đã để quả tim ở trên cây, muốn lấy thì phải chở nó quay trở lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay lại để lấy quả tim. Nhưng khi vừa đến nơi, khỉ nhanh chóng trèo lên cây và chẳng mấy chốc đã mất dấu. Và thế là kế hoạch của cá sấu đã thất bại.
Ý nghĩa của câu chuyện: Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào, con hãy luôn bình tĩnh và sử dụng trí thông minh, bản lĩnh của mình để vượt qua điều đó.
>> Tham khảo: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ
Truyện khỉ và cá sấu (Nguồn: Sưu tầm)
2. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Chú thỏ thông minh
Hai mẹ con nhà thỏ sống cùng nhau trong một khu rừng. Mỗi khi thỏ con đến bên bờ sông bên cạnh khu rừng để uống nước,mẹ đều dặn dò:
– Con đi cẩn thận nhé, hãy chú ý xung quanh vì cáo thường ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày, thỏ con vừa hạ đầu xuống sông để uống nước thì bất ngờ nhìn thấy cáo. Thỏ con rất lo sợ nhưng cáo lại tỏ ra vẻ rất thân thiện chào hỏi:
– Chào thỏ con, hãy lên lưng anh. Anh sẽ cõng em vào rừng ngắm hoa và hái nấm.
Trước lời mời gọi của cáo, thỏ con lo lắng nhưng vẫn nhớ lời mẹ dặn, nhanh trí nghĩ ra một mẹo hay. Thế là thỏ con đáp lời cáo:
– Thế thì thích quá anh cáo ơi. Anh chờ chút, bây giờ em về nhà lấy nón che nắng đã nhé!
Sau khi nói xong, thỏ con nhanh chóng chạy về nhà và kể cho mẹ nghe câu chuyện mà nó đã gặp cáo bên bờ sông. Khi ôm con mình vào lòng, thỏ mẹ xoa đầu và khen nó.
Ý nghĩa của câu chuyện: Con cũng hãy nhớ rằng, trong những lúc căng thẳng, giữ bình tĩnh sẽ giúp con suy nghĩ rõ ràng hơn. Rèn luyện sự nhanh trí hàng ngày sẽ giúp con vượt qua mọi khó khăn trong tương lai!
>> Tham khảo: Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng mẹ cần biết
Câu chuyện chú thỏ thông minh (Nguồn: Sưu tầm)
3. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Con cừu đen kêu be be
Ngày xưa, có một chú cừu đen sống trong một căn nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, chú cừu lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, chú cừu nhận thấy không còn ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Vì thế, số lông cừu vẫn còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó vẫn không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Ngày hôm sau, chú cừu mang ra bán tiếp nhưng chẳng có ai mua lông cừu đen cả nên nó lại đem về nhà. Và hôm sau, hôm sau nữa mọi chuyện cứ diễn ra y như vậy.
Một ngày kia, khi chú cừu đen đang ngồi buồn rầu thì có một cậu bé chạy đến và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, chú cừu vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé đã chạy lại thông báo với bố mẹ của mình và họ đến chỗ chú cừu ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông.
Ngày hôm ấy, chú cừu đen trở về nhà và cảm thấy vui vẻ, vô cùng hạnh phúc khi cố gắng của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy luôn cố gắng, kiên trì và không bao giờ từ bỏ, vì nếu con quyết tâm, một ngày nào đó, con sẽ đạt được những gì mình mong muốn. Dù có khó khăn, nếu con kiên trì và nỗ lực, thành công sẽ đến với con. Mỗi bước tiến nhỏ đều quan trọng, và việc không bỏ cuộc sẽ giúp con vượt qua mọi thử thách!
>> Tham khảo: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách
Truyện Con cừu đen kêu be be (Nguồn: Sưu tầm)
4. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Bài học đầu tiên của gấu con
Vào ngày chủ nhật, gấu con xin phép mẹ được ra đường chơi cùng các bạn. Trước khi gấu con đi chơi, gấu mẹ dặn dò: “Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì thì con phải xin lỗi, được ai giúp đỡ thì con phải biết cảm ơn.”
Gấu con tung tăng chạy nhảy, mải lắng nghe chim sơn ca nên va phải bạn sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói: “Cảm ơn bạn sóc!” Sau đó cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp bạn sóc.
Sóc ngạc nhiên nói: “Sao gấu lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!”
Mải nhìn khỉ mẹ ngồi chải lông cho khỉ con nên gấu bị trượt chân rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ hãi kêu thất thanh: “Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!”
Bác voi ở đâu đi đến liền đưa vòi xuống và nhấc bổng gấu lên mặt đất. Gấu con luôn miệng: “Cháu xin lỗi bác voi. Cháu xin lỗi bác voi!”
Bác voi rất ngạc nhiên liền nói: “Sao con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!”
Khi về nhà, gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: “Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn sóc thì con phải xin lỗi. Còn khi bác voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.” Gấu con vui vẻ nói: “Con nhớ rồi ạ!”.
Ý nghĩa của câu chuyện: Dạy con biết rằng khi làm sai thì phải xin lỗi, còn khi được người khác giúp đỡ, hãy biết cảm ơn.
>> Tham khảo: 15 Cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đẹp tại nhà
Truyện Bài học đầu tiên của gấu con (Nguồn: Sưu tầm)
5. Sách kể chuyện cho bé: Con lừa khôn ngoan
Một con lừa đang ăn cỏ trên ngọn đồi mà không hay biết có một con sói đang rình mình. Khi con lừa ăn xong, nó ngẩng đầu lên và ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình.
Con lừa biết mình phải thật nhanh trí nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Con lừa bắt đầu hét lên như thể đang bị thương rất nặng. Nghe thấy tiếng hét, sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên đã tiến lại gần và hỏi:
– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh giúp tôi lấy ra được không?
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì cái gai rất nhọn, nếu anh ăn thịt tôi thì nó sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh.
Nghe cũng có lý, con sói chạy lại giúp con lừa lấy cái gai ra. Thế nhưng, khi sói đến gần, con lừa đã đấm cho sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng, không kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa.
Sau khi bình tĩnh lại, sói thấy mình bị mất vài cái răng và cảm thấy vô cùng xấu hổ, thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.
Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp khó khăn, con hãy giữ bình tĩnh và sử dụng trí khôn của mình để tìm cách giải quyết. Ngoài ra, con cũng nên tự suy nghĩ và đánh giá tình huống, đừng chỉ nghe theo lời người khác. Việc này sẽ giúp con trở nên tự tin hơn và có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
Truyện con lừa khôn ngoan (Nguồn: Sưu tầm)
6. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Tại sao đít khỉ lại có màu đỏ?
Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có rất nhiều cô gái và chàng trai. Mỗi buổi tối, họ thường tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Vì thế, nơi đây này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.
Một đêm nọ, có một con khỉ đeo kính, mặc quần áo giống như con người đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Mọi người đang nhảy múa nên không ai nhận ra nó là một con khỉ.
Cứ như vậy, mỗi đêm con khỉ lại đến và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Điều này làm cho các cô gái yêu quý khỉ hơn, khiến cho các chàng trai trong làng lại ganh tị với khỉ. Họ quyết định tìm ra người hay tặng quà cho các cô gái thật sự là ai. Như mọi hôm, con khỉ lại đến ngôi làng nhảy múa cùng mọi người. Sau khi nhảy múa xong, các chàng trai theo dõi và phát hiện ra đó là một con khỉ. Các chàng trai đã quyết định dạy cho con khỉ một bài học nhớ đời.
Hôm sau, họ đặt một bếp lửa ở nơi con khỉ hay ngồi và lấy lá che lại. Khi con khỉ ngồi xuống, nó nhảy dựng lên đau đớn do bị phỏng. Lúc này, các cô gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên các chàng trai đã giải thích cho họ hiểu. Họ đã đuổi con khỉ đi và kể từ đó đít của con khỉ bắt đầu có màu đỏ do ảnh hưởng của vết bỏng hôm nào.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy luôn tự tin là chính mình và đừng cố gắng đóng giả làm người khác. Khi con đóng giả một ai đó, con có thể gặp phải rắc rối và không được chấp nhận. Sự chân thật và tự nhiên sẽ giúp con được yêu quý và tôn trọng hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi người đều đặc biệt theo cách riêng của mình!
>> Tham khảo: 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng
Truyện Tại sao đít khỉ lại có màu đỏ? (Nguồn: Sưu tầm)
7. Sách kể chuyện cho bé: Truyện kể về Đôi bạn tốt
Thím vịt bận đi chợ đường xa nên đem con đến gửi bác gà mái mẹ. Gà mẹ đã gọi gà con ra chơi cùng với vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, còn vịt con lạch bạch theo sau.
Ra đến vườn, gà con dùng đôi chân bới đất tìm giun, còn ngón chân của vịt có màng nên không thể bới đất được mà cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tìm giun được nên tức giận nói với vịt con:
- Bạn chẳng biết bới gì cả, đi chỗ khác chơi đi để tôi bới một mình vậy.
Nghe gà con nói vậy, vịt con buồn bã bỏ ra phía bờ ao mò tép ăn. Ở gần đó có một con cáo mắt xanh nấp trong bụi cây, thấy gà con đi kiếm ăn một mình định nhảy ra vồ. May mắn gà con kịp phát hiện, ba chân bốn cẳng chạy thẳng ra bờ ao, vừa chạy vừa kêu:
- Chiếp…chiếp…chiếp…
Nghe tiếng bạn kêu cứu, vịt con vội lao nhanh vào bờ, cõng gà con ra giữa ao. Cáo rất thèm thuồng nhưng đành liếm mép và bỏ đi. Nhờ vịt con có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà gà con thoát chết. Lúc này, gà con thấy rất ân hận vì mình đã đuổi vịt con.
Từ đó mỗi lần vịt con sang nhà chơi, gà con mừng tíu tít và đi tìm giun cho vịt con ăn. Hai bạn gà và vịt đã trở thành đôi bạn tốt.
Ý nghĩa của câu chuyện: Dạy con biết tình bạn là vô giá, hãy luôn giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, chúng ta cũng sẽ nhận lại sự hỗ trợ khi mình cần. Hãy nhớ rằng, sự đoàn kết và lòng tốt sẽ làm cho tình bạn thêm gắn bó và bền chặt!
>> Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: Dấu hiệu, thời gian kéo dài và cách khắc phục
Câu chuyện đôi bạn thân (Nguồn: Sưu tầm)
8. Sách kể chuyện cho bé: Dê đen và dê trắng
Dê trắng và dê đen thường đến uống nước và kiếm ăn ở khu rừng quen thuộc. Một hôm, dê trắng đang mải mê gặm cỏ, bất chợt một con sói nhảy xổ ra và quát hỏi:
- Dê kia! Mi đi đâu?
Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp nói:
- Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
- Mi có gì ở chân?
- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!
Trên đầu mi có gì?
- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú.
Sói càng quát to hơn:
- Trái tim mi thế nào?
- Ôi, ôi, trái… trái tim tôi đang run sợ…
- Hahaha…
Sói cười vang rồi ăn thịt chú dê trắng tội nghiệp.
Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ và uống nước suối. Đang tha thẩn gặm cỏ, chợt con sói xuất hiện và quát hỏi:
- Dê kia! Mi đi đâu?
Dê đen nhìn sói từ đầu đến chân rồi ngước cổ trả lời:
- Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây!
Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
- Thế dưới chân mi có gì?
- Chân thép của ta có móng được làm bằng đồng.
- Thế…thế…trên đầu mi có gì?
- Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi nhưng vẫn cố hỏi:
- Mi…mi…trái tim mi thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
- Trái tim thép của ta bảo rằng, hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu sói. Nào, sói hãy lại đây.
Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng nữa.
Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp phải khó khăn hay nguy hiểm, con cần phải biết cách ứng xử thông minh và giữ vững bản lĩnh. Đôi khi, sự tự tin và quyết đoán có thể giúp con vượt qua thử thách, ngay cả khi đối diện với những mối đe dọa lớn. Hãy luôn dũng cảm và sẵn sàng đứng lên bảo vệ bản thân!
>> Tham khảo: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Câu chuyện Dê đen và dê trắng (Nguồn: Sưu tầm)
9. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Vịt xám không nghe lời mẹ
Vào một ngày đẹp trời, vịt mẹ dẫn đàn con đi chơi. Trước khi đi, vịt mẹ dặn dò:
- Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình, nếu không sẽ bị cáo ăn thịt đấy!”.
Đàn vịt con vui vẻ nghe theo. Thế nhưng, khi đi ngang qua một khu rừng xinh đẹp, vịt xám lại quên mất lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, tự do lang thang khắp mọi nơi theo ý muốn. Đi một hồi, vịt xám đến một cái ao có rất nhiều cá tép. Thích quá, vịt xám nhảy xuống ao mò cá tép để ăn. Đến khi ăn gần no, vịt xám mới nhìn lên bờ nhưng chẳng thấy vịt mẹ đâu cả.
Lúc này, vịt xám bắt đầu hoảng sợ và nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng vịt xám kêu, nó liền tỉnh dậy và chạy nhanh ra phía bờ ao. Khi cáo vừa đến nơi, may mắn thay cũng là lúc vịt mẹ tìm thấy vịt xám. Trông thấy cáo, vịt mẹ dẫn vịt xám nhảy ùm xuống ao. Thế là vịt xám thoát chết trong gang tấc. Từ đó vịt xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện dạy chúng ta rằng phải biết nghe lời ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình. Hãy luôn nhớ rằng, sự bảo vệ và hướng dẫn của gia đình là để giúp chúng ta an toàn và hạnh phúc!
>> Tham khảo: Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian
Truyện vịt xám không nghe lời mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
10. Sách kể chuyện cho bé: Cậu bé mũi dài
Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài, vì thế mọi người thường gọi cậu là bé mũi dài. Vào một buổi sáng, bé mũi dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả, những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú bé vội vàng trèo lên cây để hái nhưng lại trèo không được vì vướng phải chiếc mũi dài của mình.
Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, cũng chẳng cần có tai làm gì cả. Chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời”.
Ở gần đấy, chú ong thấy vậy rất ngạc nhiên nói:
– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi mới thở được, ngửi được và phân biệt được mùi thơm của các loài hoa.
Lúc đó, cô chim họa mi bay đến chỗ bé mũi dài nói:
– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Cậu bé mũi dài nghe xong cảm thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó, cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể và không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.
Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện dạy chúng ta rằng tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có vai trò quan trọng và cần thiết. Mỗi bộ phận giúp chúng ta thực hiện những chức năng khác nhau trong cuộc sống. Hãy biết trân trọng và giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, vì sức khỏe của bản thân là vô giá!
>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp nhất?
Câu chuyện Cậu bé mũi dài (Nguồn: Sưu tầm)
11. Sách kể chuyện cho bé: Truyện kể về Con lừa hát
Ngày xửa ngày xưa, một người giặt đồ thuê có nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa không thích món ăn mà ông chủ cho nên nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mình yêu thích.
Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp và kết bạn với một con cáo. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với cáo: “Tôi muốn hát”.
Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, dân làng sẽ biết chúng ta đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe theo lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, cáo đã nhanh chân nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi người dân đến đánh lừa.
Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện dạy chúng ta rằng phải biết học cách lắng nghe lời khuyên của người khác. Đôi khi, những người xung quanh có kinh nghiệm và kiến thức giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có.
>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu bé sắp biết bò mẹ nên lưu ý
Truyện kể về Con lừa hát (Nguồn: Sưu tầm)
12. Sách kể chuyện cho bé: Truyện Đeo chuông cho mèo
Trong một cửa hàng bách hóa, có một lũ chuột phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp lũ chuột. Lúc này, đàn chuột cảm thấy lo sợ về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.
Một con chuột đã đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu đeo một cái chuông vào cổ của con mèo thì chúng ta có thể biết được mọi cử động của nó”. Đây là một ý kiến hay nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ đeo chuông cho mèo. Và khi câu hỏi này được nêu lên thì không một ai đáp lại.
Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện nhấn mạnh rằng những giải pháp chỉ trên lý thuyết, nhưng không có ai dám thực hiện, sẽ không mang lại giá trị thực tế. Đôi khi, chỉ bàn luận mà không hành động thì mọi ý tưởng hay ho cũng trở thành vô nghĩa. Hãy nhớ rằng, để giải quyết vấn đề, không chỉ cần ý tưởng mà còn phải có sự quyết tâm và hành động cụ thể!
>> Tham khảo: Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
Truyện Đeo chuông cho mèo (Nguồn: Sưu tầm)
Đọc sách kể chuyện cho bé nghe bố mẹ cần lưu ý điều gì?
Trước tiên, bố mẹ nện lựa chọn sách kể chuyện có nội dung thích hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Sách có hình ảnh sinh động sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn và giúp bé dễ dàng liên tưởng đến câu chuyện.
Thứ hai, khi kể chuyện, bố mẹ nên thể hiện cảm xúc qua ngữ điệu giọng nói, đọc chậm chuẩn và rõ ràng và thể hiện biểu cảm khuôn mặt giúp bé hiểu và cảm nhận nội dung câu chuyện hơn.
Bố mẹ có thể kích thích trí tưởng tượng và tư duy của trẻ bằng cách hỏi bé về hình ảnh trong sách hoặc để bé dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Bố mẹ cần dành thời gian cho mỗi câu chuyện. Đừng vội vàng, hãy để bé có thời gian để thưởng thức và hiểu câu chuyện. Bố mẹ có thể đọc lại nhiều lần những câu chuyện mà bé yêu thích cũng giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách.
Ngoài ra, bố mẹ có thể liên hệ các tình huống trong câu chuyện với thực tế để bé hiểu rõ hơn và rút ra bài học từ đó.
>> Tham khảo:
- 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
- Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt: Phương pháp trị dứt điểm
Câu hỏi thường gặp về sách kể chuyện cho bé
Nên đọc truyện cho bé nghe từ khi nào?
Theo các chuyên gia của Học viện Nhi khoa Mỹ, ba mẹ nên đọc sách cho bé nghe mỗi ngày từ khi bé được 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tò mò và thích thú ngắm nhìn những cuốn sách. Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn kích thích trí tưởng tượng và sự ham học hỏi.
Làm sao để chọn được một cuốn sách thiếu nhi hay?
Để chọn một cuốn sách thiếu nhi hay, mẹ có thể lưu ý:
- Chọn sách phù hợp với độ tuổi của bé.
- Tìm sách về những điều bé thích, như động vật hoặc phép thuật.
- Sách có hình ảnh đẹp sẽ thu hút bé hơn.
- Chọn sách có thông điệp tích cực và bài học ý nghĩa.
- Khuyến khích bé tự chọn sách để phát triển sở thích đọc.
>> Tham khảo: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ. Vui chơi mẹ cần biết
Trên đây là danh sách các mẩu truyện ngắn, hay phù hợp đọc cho trẻ sơ sinh, có ý nghĩa nhân văn. Hãy đọc sách kể chuyện cho bé mỗi đêm để đưa con vào những giấc mơ ngọt ngào. Đặc biệt, những người đang mang thai vẫn có thể đọc truyện cho thai nhi, vì điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển trí não của em bé ngay từ trong bụng mẹ!
>> Bố mẹ tham khảo thêm các loại tã cho bé phù hợp cho bé: