Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

6 công thức nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm ngon, dễ làm

Danh mục: Chăm sóc bé
Thời gian thực hiện: dưới 1 giờ
Độ tuổi: bé dưới 1 tuổi
Từ khóa liên quan: Chăm sóc bé cách nấu cháo cá thu cho bé chao ca thu cho be nau chao ca thu cho be cháo cá thu cho bé chao ca thu cach nau chao ca thu

Cháo cá thu là một món ăn rất phù hợp làm món ăn dặm cho trẻ. Bởi món cháo này vừa dễ làm, dễ ăn và còn rất giàu chất dinh dưỡng. Bài viết này của Huggies sẽ chia sẻ với các mẹ 6 công thức nấu cháo cá thu cho bé ngon, dễ làm.

Tham khảo: Những món cháo dinh dưỡng cho bé

Những lợi ích của cá thu đối với sự phát triển của bé

Cá thu là loại thực phẩm được nhiều mẹ lựa chọn để làm món ăn dặm cho bé. Loại cá này không chỉ dễ ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, mà còn giúp trẻ nâng cao sức khỏe. Những lợi ích tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Giúp bảo vệ tim mạch: Protein có trong rất nhiều loại thực phẩm, ví dụ như trứng, hạnh nhân, yến mạch,... Tuy nhiên một số nguồn protein có thể chứa quá nhiều calo so với lượng calo mà trẻ cần, sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho tim. Trong khi đó, nguồn protein trong cá thu lại rất ít chất béo bão hòa và giàu omega-3, sẽ giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế mảng bám ở động mạch.
  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu: Như đã nói ở trên, cá thu là loại thực phẩm rất giàu omega-3. Chất dinh dưỡng này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và tăng cường trao đổi chất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Hỗ trợ tế bào hồng cầu: Lượng vitamin nhóm B phong phú trong cá thu sẽ giúp kích thích quá trình tạo ra hồng cầu, từ đó giúp trẻ bổ sung sắt và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Giúp răng và xương chắc khỏe: Cá thu có chứa nhiều khoáng chất như kali, magie, canxi,... là những yếu tố giúp răng và xương chắc khỏe hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cho trẻ ăn cá thu sẽ giúp bé tăng kháng thể để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời sẽ giúp vết thương của trẻ nhanh lành hơn.
  • Tăng cường hoạt động tế bào: Omega-3 và folate có trong cá thu sẽ giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh ngoài da như eczema, vảy nến. Ngoài ra, omega-3 còn góp phần xây dựng và phát triển tế bào thần kinh ở trẻ.
  • Tăng cường chất xám: Cho trẻ ăn cá thường xuyên sẽ giúp trẻ điều tiết trí nhớ và cảm xúc, đồng thời cũng giúp phát triển chất xám trong não bộ. Omega-3 cũng có thể giúp trẻ giảm bớt căng thẳng.
  • Giảm nguy cơ tiểu đường type 1 ở trẻ: Tiểu đường type 1 là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân của bệnh lý này là do hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong tuyến tụy, dẫn đến tuyến tụy không sản xuất ra insulin. Cá thu có chứa omega-3 sẽ giúp thay đổi hệ thống hệ thống miễn dịch và kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Các lợi ích của cá thu

    Cá thu có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình phát triển của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    6 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm ngon, dễ làm

    Dưới đây là những công thức nấu cháo cá thu dễ làm, ngon miệng mà các mẹ có thể tham khảo:

    Cháo cá thu rau muống

    Đây là cách làm khá phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn để chuẩn bị món ăn dặm cho trẻ. Sau đây là những nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị và cách làm:

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột gạo dinh dưỡng: 4 muỗng canh vun (20 g).
  • Rau muống cắt nhuyễn: 1 muỗng canh vun (10 g).
  • Cá thu lóc nạc băm nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20 g).
  • Dầu: 1 muỗng canh gạt (5 g).
  • Nước: 1 chén đầy (250 ml).
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Cho ít nước vào cá thu hòa cho cá tan đều.

    Bước 2: Bắc dầu lên bếp, cho ít đầu hành trắng băm nhuyễn vào phi cho thơm, cho cá vào xào, cho nước vào đun sôi.

    Bước 3: Nước sôi cho rau vào nấu chín, nhắc xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút).

    Bước 4: Cho bột gạo vào khuấy đều.

    Cháo cá thu rau muống cho trẻ

    Các nguyên liệu của món cháo cá thu rau muống (Nguồn: Sưu tầm)

    Cháo cá thu và bí đỏ dành cho bé

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá thu tươi: 30 - 50g;
  • Bí đỏ đã gọt vỏ: 50g;
  • Gạo nấu cháo: 1 nắm;
  • 1 củ gừng, rau mùi, hành lá;
  • Gia vị, dầu ăn, nước mắm.
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Vo sạch gạo, cho nước và nấu cháo thật nhừ.

    Bước 2: Bí đỏ và gừng rửa sạch, thái lát và cắt nhỏ.

    Bước 3: Cá thu rửa sạch, thái lát mỏng. Có thể tẩm gia vị để khử mùi tanh của cá.

    Bước 4: Khi cháo nhừ thì cho bí đỏ, gừng vào và đun đến khi những nguyên liệu này chín mềm, cháo đặc lại. Mẹ có thể cho thêm nước để phù hợp với khẩu vị của trẻ.

    Bước 5: Tiếp theo, cho cá thu vào nồi và nấu thêm từ 5 - 10 phút nữa.

    Bước 6: Đến khi các nguyên liệu đã chín, mẹ nêm nếm gia vị rồi cho thêm hành lá, rau mùi là đã hoàn thành món ăn.

    Tham khảo: Bí đỏ nghiền cho trẻ ăn dặm

    Cháo cá thu với khoai lang

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá thu tươi: 30g;
  • Khoai lang: 1 củ;
  • Cháo nấu sẵn;
  • Gia vị, dầu ăn, nước mắm.
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Cá thu rửa sạch, lóc thịt ra và băm nhuyễn. Cho thêm một chút nước vào và băm nhuyễn để hỗn hợp được trộn đều. Các mẹ có thể sử dụng máy xay để thuận tiện hơn.

    Bước 2: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, mang đi luộc chín rồi tán nhuyễn.

    Bước 3: Tiếp theo, mẹ cho một ít dầu vào chảo và xào cá cho săn lại.

    Bước 4: Sau đó mẹ cho khoai lang, cá thu đã xào vào cháo đã nấu sẵn là có thể cho bé thưởng thức.

    Tham khảo: Súp khoai lang cho trẻ ăn dặm

    Cháo cá thu súp lơ cho bé

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá thu tươi: 30g;
  • Súp lơ: 1 bông;
  • Gạo để nấu cháo;
  • Hành củ, gia vị, dầu ăn.
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Cá thu rửa sạch, khử mùi tanh và cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, làm nóng chảo, phi thơm hành, xào cá cho săn lại rồi tán nhuyễn.

    Bước 2: Gạo vo sạch, cho nước vào và nấu chín nhừ.

    Bước 3: Súp lơ rửa sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn.

    Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho cá thu, súp lơ đã xay nhuyễn vào nồi, đảo đều và tiếp tục đun sôi trong vài phút. Sau đó mẹ có thể tắt bếp và múc cháo ra bát cho trẻ thưởng thức.

    Tham khảo: Thực đơn hàng ngày của bà bầu

    Cách làm cháo cá thu súp lơ cho bé

    Cháo cá thu súp lơ là món ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Cháo cá thu kết hợp với đậu xanh

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá thu tươi: 30g;
  • Gạo để nấu cháo;
  • Đậu xanh: 15g;
  • Hành củ, gia vị, dầu ăn.
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Gạo vo sạch, cho nước vào và nấu đến khi gạo chín bung.

    Bước 2: Cá thu rửa sạch, khử mùi tanh, thái thành lát mỏng và ướp thêm gia vị, hành tím thái nhỏ.

    Bước 3: Khi cá đã ngấm gia vị, mẹ cho dầu vào chảo, phi thơm hành và xào chín cá. Khi cá đã chín, mẹ lọc phần thịt cá rồi tán nhuyễn, hoặc dùng máy xay.

    Bước 4: Đậu xanh rửa sạch rồi ngâm đậu trong khoảng 30 phút, sau đó cho vào nồi ninh đến khi chín nhừ.

    Bước 5: Khi cháo chín nhừ, cho đậu xanh, cá thu vào, trộn đều và nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

    Tham khảo: Cháo khoai tây đậu xanh cho trẻ

    Cháo cá thu rau mồng tơi

    Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá thu tươi: 30g;
  • Gạo để nấu cháo;
  • Rau mồng tơi: 30g;
  • Gia vị, dầu ăn, nước mắm.
  • Hướng dẫn cách làm:

    Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu nhừ thành cháo.

    Bước 2: Cá thu làm sạch, khử mùi tanh, hấp chín và lọc thịt rồi băm nhỏ cá. Sau đó, cho một chút dầu ăn vào chảo và xào cá với một chút nước mắm.

    Bước 3: Rau mồng tơi rửa sạch, luộc chín rồi băm nhuyễn.

    Bước 4: Tiếp theo, cho cá và rau đã xay nhuyễn vào nồi cháo, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

    Tham khảo: Canh cua rau mồng tơi cho bà bầu

    Cách làm cháo cá thu mồng tơi cho bé

    Cháo cá thu mồng tơi có nguyên liệu dễ tìm và dễ làm (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý khi nấu cháo cá thu cho bé

    Khi thêm các món cháo cá thu vào thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ cần lưu ý các điều sau:

  • Tập cho trẻ làm quen dần: Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với các loại cá nước ngọt, cá đồng trước rồi mới đến các loại cá biển. Khi bé đã tập quen và không có triệu chứng dị ứng, mẹ có thể cho bé ăn cháo cá thu ở dạng nghiền nhuyễn và tăng dần khẩu phần ăn theo độ tuổi.
  • Lựa chọn cá thu tươi ngon: Khi nấu cháo cá thu cho trẻ ăn dặm, bạn cần cẩn thận trong khâu lựa chọn nguyên liệu để chọn được cá thu tươi. Khi lựa, bạn nên ưu tiên những miếng cá có da bóng, thịt trong và không bị nát.
  • Sơ chế cá kỹ càng: Cá thu là loại cá có mùi tanh đặc trưng, vậy nên mẹ cần sơ chế và khử mùi của cá để bé ăn ngon miệng hơn. Bạn cần cạo sạch vảy, bỏ ruột, làm sạch rồi rửa và ngâm với nước vo gạo, rượu, gừng hoặc nước muối trong khoảng 15 phút. Sau đó, mẹ nên rửa lại với nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh.
  • Cho trẻ ăn lượng vừa phải: Cá thu tuy có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng lại có hàm lượng thủy ngân khá cao và có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé. Do đó, tùy vào các độ tuổi khác nhau, mẹ nên cho trẻ ăn một lượng hợp lý. Dưới đây là độ tuổi để các mẹ tham khảo:
  • Giai đoạn từ 18 tháng - 3 tuổi: ¼ - ¾ miếng cá phi lê nhỏ/mỗi lần ăn

    Giai đoạn từ 4 - 6 tuổi: ½ - 1 miếng cá phi lê nhỏ/mỗi lần ăn

    Giai đoạn từ 7 - 11 tuổi: 1 - 1,5 miếng cá phi lê nhỏ/mỗi lần ăn

    Giai đoạn từ 12 tuổi trở lên: 140g cá/mỗi lần ăn

  • Theo dõi phản ứng của trẻ: Có khá nhiều trẻ em bị dị ứng với các loại cá biển. Có thể xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa ngáy, đau bụng, đau đầu,… Vậy nên, khi cho trẻ ăn cá thu cũng như các loại cá biển khác, bạn cần theo dõi trẻ có bị dị ứng không để có thể xử lý kịp thời.
  • Tham khảo: Lời khuyên khi sử dụng tã

    Cháo cá thu là một món ăn khá phù hợp với những trẻ bắt đầu ăn dặm. Trên đây là những công thức có thể giúp mẹ thuận tiện hơn khi chuẩn bị món ăn cho bé. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình ăn dặm của bé, hãy ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies để được tư vấn!

    Tham khảo: Những mẹo tập cho trẻ ăn dặm

    Tìm món ăn:

    Tạo thực đơn yêu thích

    Cùng Huggies tạo riêng cho bạn danh sách những thực đơn thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé yêu và gia đình của bạn.

    EmptyView

    Huggies Power of Hugs

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ