Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé 9 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi

Tuy chỉ mới gặp nhau được 9 tuần, bé của mẹ tuy chưa phát triển đặc biệt kỹ năng vận động nào, nhưng đối với mẹ, từng ngày trôi qua cùng con đều thật ý nghĩa và đong đầy những cảm xúc khác nhau. Bé 9 tuần tuổi sẽ phát triển như thế nào? Huggies mời mẹ cùng tìm đọc bài viết dưới đây nhé!

Phát triển thể chất của bé 9 tuần tuổi

Chiều cao và cân nặng của trẻ 9 tuần tuổi sẽ tăng trong ngưỡng sau:

  • Cân nặng: tăng khoảng 0.9 - 1.3 kg. 
  • Chiều dài: tăng khoảng 5cm kể từ khi được sinh ra.

Đối với bé 9 tuần tuổi, khi mẹ nâng nhẹ nhàng bé từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, bé có khả năng giữ đầu thẳng hàng với cơ thể, tạo tiền đề cho việc lật lăn. Nhưng nếu bé nhà mẹ chưa sẵn sàng, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé, mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Phát triển nhận thức và cảm xúc của bé 9 tuần tuổi

Việc phát triển nhận thức và cảm xúc của bé trong giai đoạn này tuy chưa vượt trội đáng kể, nhưng mẹ có thể nhận biết được một số khả năng phát triển của bé qua các biểu hiện sau: 

  • Bé có thể biết nở nụ cười đầu tiên hoặc ngủ mơ và cười một mình.
  • Bé có thể nghe được những giai điệu, âm thanh khác nhau và có phản ứng với chúng.
  • Bé có thể nhận biết dần khuôn mặt của mọi người xung quanh với tầm nhìn xa hơn. 

Giấc ngủ của trẻ 9 tuần tuổi

Bé 9 tuần tuổi thường ngủ trung bình từ 11 - 15 giờ mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài từ 5 - 7 tiếng, giấc ngủ ban đêm dài hơn ban ngày. Mẹ có thể sử dụng ti giả, hoặc cho bé bú no trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ của bé không bị gián đoạn.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Bé 9 tuần tuổi nên ăn bao nhiêu?

Bé 9 tuần tuổi thường "măm măm" 5 - 6 bữa mỗi ngày, mỗi cữ sữa dao động từ 150-200ml theo cân nặng. Bé có thể đòi bú cả 2 bên ngực khi bước vào giai đoạn này. Mẹ nên lưu ý cho con bú đúng cách để tránh tình trạng bé bị nấc cụt, đầy hơi. 

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Các hoạt động của bé 9 tháng tuổi

Hãy lắng nghe những âm thanh mà bé 9 tuần tuổi phát ra trong tuần tuổi này. Nếu may mắn, mẹ có thể nghe bé cười to thành tiếng.

Khi đã quen dần, mẹ sẽ biết thời điểm nào trong ngày bé phản ứng nhiều nhất với hoạt động xung quanh. Lúc ăn sáng, khi tắm hay khi các anh chị em của bé diễn trò đều là các dịp để bé cười và phát ra những âm thanh vui nhộn.

Khi bé nằm sấp, hãy để ý tập cho bé ngẩng đầu thẳng 90 độ. Dần dần, bé sẽ biết cách chống phần thân trước bằng tay, tuy không được lâu. Bé sẽ lật ra một bên sau khoảng 1-2 phút; do đó, mẹ hãy đặt bé nằm trên chăn mềm để tránh đầu bé bị va đập mạnh.

Bé quấy khóc

Bé 9 tuần tuổi thường bồn chồn và quấy khóc ở tuổi này. Những khi bé mệt, bé sẽ cực kỳ ồn ào, khó chịu và khó dỗ. Nhưng mẹ đừng quá căng thẳng, đây là thời gian bé thường khó chịu và khóc nhiều nhất. Nhìn chung, sau khoảng 3 tháng hoặc đến tuần thứ 12 bé sẽ ngoan hơn và dễ chịu hơn.

Nhiều lý thuyết đã được đưa ra để giải thích việc bé khóc nhiều ở tuổi này nhưng không có lý thuyết nào đúng 100% cả.

Nếu mẹ thấy quá mệt mỏi và căng thẳng vì phải chăm bé khóc nhiều, hãy đặt bé vào cũi cẩn thận. Nếu xung quanh nhà quá ồn, mẹ nên đóng cửa lại để bé dễ chịu hơn. Trong lúc đó, mẹ có thể đi ra ngoài dạo một chút, uống một cốc nước, tắm mát một chút hoặc gọi điện nói chuyện với mẹ bè 5- 10 phút cho đỡ căng thẳng.

Hãy thử địu bé trên lưng hay trước ngực để dỗ. Đôi khi, bé chỉ muốn được ôm ấp và được gần bố mẹ. Địu bé thường là cách hiệu quả nhất để dỗ khi bé cáu gắt, khó chịu.

Thói quen của bé 9 tuần tuổi

Thói quen hằng ngày của bé 9 tháng tuổi

Hãy cho bé bú khoảng 5-6 lần một ngày khi bé 9 tuần tuổi. Nhiều người mẹ thường cho bé bú lần cuối cùng vào khoảng 10 giờ tối hay trước lúc họ đi ngủ để có thể được giấc ngủ dài hơn mà bé không dậy quấy khóc. Mẹ có thể cho bé bú lúc đang ngủ, bé không thức dậy nhưng được đánh thức một chút để ngậm vú mẹ và mút sữa.

Một số bé ngủ khoảng 6-7 tiếng một đêm và cha mẹ các bé tự hỏi liệu như vậy có nhiều quá không? Chừng nào bé nên được cho bú? Mẹ đừng quá lo lắng. Khi đói bé sẽ tự thức dậy. Mẹ nên tính số lần cho bú trên 24 giờ hơn là tính xem mỗi lần bú cách nhau bao lâu.

Lời khuyên dành cho mẹ

Một số bà mẹ có thể làm việc lại khi em bé được vài tháng tuổi. Việc này sẽ gây nên một số xáo trộn trong gia đình cho dù mẹ có chuẩn bị và lên kế hoạch cho việc này trước đó. Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ nên biết rằng mẹ có thể được nghỉ giữa giờ làm việc để về cho con bú, hoặc hút sữa để trữ dần cho bé. 

Nhiều bà mẹ đã thành công khi kết hợp cho con bú sữa mẹ và sữa bình song song. Nếu biết cách sắp xếp thời gian, mẹ có thể vẫn làm việc mà đảm bảo cho con mình được nguồn sữa mẹ, bằng cách cho con bú trực tiếp hay hút sữa ra sẵn cho con bú ở nhà.

Hẵn mẹ sẽ vẫn có chút bối rối, bỡ ngỡ khi chăm sóc em bé dần một lớn này. Nhưng mẹ hãy tin rằng mẹ đang làm điều đúng cho bé và cho bản thân. Làm cha mẹ không phải là một ngành khoa học, nó cũng không rõ ràng trắng với đen. Có rất nhiều cách để đạt được một mục tiêu, mẹ hãy tìm ra cách thích hợp nhất cho mẹ và bé. Nếu bé nhà mẹ khỏe mạnh và mau lớn, vui vẻ và bản thân  mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc, điều đó có nghĩa là mẹ đang đi đúng hướng rồi đấy.

Nếu mẹ còn những thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc bé, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia Huggies để được tư vấn thêm nhé. 

Tìm hiểu thêm:

 >> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;