Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé 12 tuần tuổi

trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi

Bé yêu của mẹ đã chính thức được 3 tháng tuổi rồi. Khi bé 12 tuần tuổi có lẽ là thời gian đầy khó khăn, thử thách cho cả bố mẹ và bé. Cả nhà cần phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và làm quen với nhau. Đó là một cuộc hành trình không dễ dàng chút nào. Nếu thời gian qua bé hay giật mình thức giấc và khóc, có thể những ngày tới sẽ đỡ vất vả hơn cho mẹ. Bé sẽ từ từ trở nên ít quấy phá và dễ tính hơn. Nói như vậy không có nghĩa là vào một buổi sáng đẹp trời trong tuần, bỗng dưng mẹ tỉnh dậy và phát hiện bé không còn khó chịu nữa. Bé cũng cần có chút thời gian để thay đổi mình.

Đến lúc này mẹ đã quen cách làm thế nào để dỗ dành bé, biết bé thích được ẵm ra sao, bao lâu nên cho bé ăn một lần và làm sao để chơi đùa với bé. Mặc dù không ngày nào giống ngày nào, nhưng mẹ có thể nắm được thời gian biểu và thói quen sinh hoạt chung chung của cả gia đình. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể dành thời gian thư giãn cho bản thân.

Nếu mẹ cảm thấy rất muốn được nghỉ ngơi, mẹ nên nhờ người thân hoặc thuê một người giúp việc thay mẹ chăm sóc bé, và cùng bạn đời của mình đi chơi đâu đó. Ví dụ như hai vợ chồng có thể di xem phim, ăn tối, uống cà phê hay chỉ ngồi xuống và tán ngẫu với nhau cũng được. Thế nhưng mẹ hãy nhớ thỏa thuận với chồng không đề cập đến con cái nhé. Đôi khi ông bà nội ngoại sẽ sẵn sàng giúp đỡ mẹ trông bé hoặc có thể đã động viên mẹ tranh thủ nghỉ ngơi từ lâu rồi.

Hãy làm những gì mẹ thấy mình nên làm và tạo cho 2 vợ chồng khoảng thời gian thật bình yên và thoải mái. Giữa những bộn bề của cuộc sống hiện tại, hãy luôn dành thời gian cho một nửa kia của mình. Nếu hai vợ chồng không có cơ hội đi chơi ở ngoài, thì cùng nhau làm việc gì đó tại gia cũng sẽ mang lại những giây phút ấm áp và ngọt ngào. Các cặp vợ chồng hạnh phúc, hòa thuận luôn biết chia sẻ việc chăm sóc con thật tốt. Điều này góp phần mang lại lợi ích cho đời sống của bé.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chế độ dinh dưỡng cho bé 12 tuần tuổi

Rất nhiều bé 12 tuần tuổi lớn nhanh như thổi ở lứa tuổi này và muốn được ăn nhiều hơn trong ngày. Nhiều khi mẹ cảm thấy lúc nào cũng phải cho bé ăn, nhưng hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu này của bé. Lượng thức ăn được cung cấp mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng lớn lên từ từ với tốc độ không đổi. Giống như những chồi xanh, bé thường lớn nhanh hơn vào mùa xuân và mùa hè.

Bé vẫn chưa cần nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa. Nếu nhiều bạn bè và người thân nhiệt tình muốn khuyên mẹ cho bé ăn dặm, hãy gật đầu một cách lịch sự và ghi nhớ rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đã là đầy đủ cho con bạn trong thời điểm này. Mẹ đừng quên đọc kĩ hướng dẫn cách pha chế sữa cho bé được in trên hộp, nhưng mẹ nên lưu ý điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu của bé.

Mỗi ngày, trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 5 ngày đến 3 tháng chỉ cần 150ml sữa cho 1 kg cân nặng của bé. Đối với bé từ 3 đến 6 tháng, mẹ nên giảm lượng sữa xuống còn 120ml cho 1 kg cân nặng.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của bé 12 tuần tuổi

Hãy giữ cho bé 12 tuần tuổi tư thế nằm ngửa khi ngủ lúc bé được 3 tháng tuổi. Bé sẽ biết lật trong thời gian sắp tới. Đầu tiên bé sẽ lật từ ngửa sang sấp, và sau đó theo chiều ngược lại. Hãy quan sát bé mỗi khi cho bé chơi ở trên sàn nhà để giúp bé rèn luyện kỹ năng lật thật tốt. Nếu bé vẫn thích được quấn chăn, mẹ hãy thực hiện cho bé. Thật ra khi được quấn chăn, lưng bé sẽ được cố định một cách vững vàng. Hơn thế nữa, bé sẽ được bảo vệ khỏi hội chứng SIDS (Hội Chứng Trẻ Sơ Sinh Thiệt Mạng Đột Ngột) vào giai đoạn này. Hãy xem SIDS và trẻ em để biết thêm chi tiết.

Nếu mẹ thích dỗ bé hay cho bé bú cho đến khi bé ngủ, thì mẹ sẽ gặp rắc rối đấy. Thay đổi một thói quen nho nhỏ của mẹ có thể dẫn đến một sự cải thiện đáng kể. Mẹ có thể thử đặt bé vào nôi khi mắt bé còn lim dim và dỗ dành bé. Vào buổi tối, các bé thường hay buồn ngủ và dễ ngủ hơn sau khi được cho bú, thông thường bé sẽ dễ đói bụng trong khoảng 3 - 4 tiếng sau khi ngủ, theo whattoexpect.

Nếu cho bé bú sữa mẹ, có thể mẹ cảm thấy thoải mái khi cho bú trên giường, nhất là vào những tháng mùa đông lạnh lẽo. Mẹ đừng ngủ quên cùng với bé khi đang ở trên giường mẹ nhé. Lựa chọn an toàn nhất là đặt nôi của bé ở gần nơi mẹ ngủ.

Còn nếu cho bé bú sữa bình, hãy động viên người bạn đời cùng chia sẻ công việc này với mẹ. bạn Mẹ có thể pha sẵn một bình sữa và để trong tủ lạnh dành cho những lẫn bé cần bú đêm.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 

Hành vi và sự phát triển của bé

Hãy quan sát bé khi bé 12 tuần tuổi cầm và lắc cái lục lạc trong tay. Bé có thể vô tình làm trúng đầu, nên mẹ hãy cho bé sử dụng đồ chơi có chất liệu mềm để không làm bé đau. Bên cạnh đó, bé có thể nắm được rất chặt. Bé bắt đầu biết với tay và nắm lấy đồ vật xung quanh mà bé thấy thích thú. Con cũng có thể đá, duỗi chân hoặc muốn đưa chân lên miệng của mình.

Do đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, một số bé vẫn có dấu hiệu bị ọc sữa vào giai đoạn 12 tuần tuổi. Tâm vị ở trên của trẻ sơ sinh bị lõng lẽo, làm sữa bị đẩy ngược trở lên qua thực quản, gây ra hiện tượng ọc sữa. Nếu bé vẫn phát triển bình thường và tình trạng ọc sữa không đến nỗi trầm trọng thì bạn mẹ đừng quá lo lắng. Phần lớn các bé sẽ khắc phục được hiện tượng này theo thời gian cùng với sự hoàn thiện của ruột.

Nếu con đã được kê đơn thuốc để giảm tình trạng ọc sữa, liều lượng thuốc có thể cần được thay đổi khi bé tăng cân. Một số cha mẹ nhận thấy khi lớn lên, bé thường bị ọc nhiều hơn chứ không phải ít đi. Điều này có thể do bé trở nên hiếu động hơn so với lúc trước.

Tiêm chủng cho bé 12 tuần tuổi

Bé 12 tuần tuổi nên tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin:

  • Vắc-xin uống: phòng tiêu chảy do Rotavirus liều 2.
  • Vắc-xin tiêm: phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mũi 2.
  • Vắc xin tiêm: phòng viêm gan B mũi 3, bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus cúm tuýp B (Hib) mũi 2.

Nếu tiến độ tiêm của bé bị chậm hơn 1 tháng hoặc 1 mũi so với lịch trình đã được khuyến cáo thì mẹ có thể cân nhắc các lịch trình tăng tốc, nghĩa là thời gian giữa các mũi khác nhau sẽ bị giảm xuống ở mức tối thiểu cho phép để bắt kịp đúng lịch. Mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc-xin được chỉ định cho bé 12 tuần tuổi và sau đó đưa trẻ trở lại lúc 16 tuần tuổi để tiêm tiếp mũi vắc-xin thứ hai. Khi đã bắt kịp được đúng lịch như ban đầu, các mũi tiếp theo, mẹ có thể cho con tiêm vắc-xin vào đúng thời điểm được khuyến cáo. Mẹ lưu ý nếu không trong trường hợp quá cần thiết, nên hạn chế việc trì hoãn tiêm vắc-xin cho bé, mẹ nhé.

Tiêm ngừa, chăm sóc bé 12 tuần tuổi

Bé khóc

Đây là thời điểm mẹ có thể dự đoán được khi nào bé khóc và giải quyết tình huống dễ dàng hơn. Đôi khi thật khó để mẹ có thể chịu đựng được tiếng khóc của bé, nhất là những lúc bé đã khóc hàng giờ liền. Hãy chuẩn bị tâm lý vì sẽ có những ngày bé khóc rất nhiều mà không rõ nguyên do. Hãy nhờ người nào đó giúp đỡ mẹ, lưu một danh sách các số điện thoại và tên những người bạn có thể trông cậy được. Mẹ nên cho bạn đời của mình biết nếu như mẹ gặp quá nhiều khó khăn.

Thói quen của bé

Việc đáp ứng nhu cầu của bé 12 tuần tuổi vẫn sẽ ngốn hết thời gian trong ngày của mẹ. Có thể bé ngủ nhiều hơn vào ban đêm và tỉnh táo hơn vào ban ngày. Đừng cố gắng giữ cho bé thức ban ngày để bé ngủ ngon hơn về đêm nhé. Ở độ tuổi này, ngủ ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ban đêm của bé. Khi bé quá mệt mỏi, bé sẽ trở nên khó chịu. Vì thế, hãy cố gắng giữ một thời gian biểu phù hợp với mọi người trong gia đình, và nhớ là phải luôn linh hoạt.

Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý với em bé 12 tuần tuổi

  • Nheo mắt: Trong vài tuần đầu tiên khi vừa chào đời, thị lực con cần được cải thiện, nên con có thể nheo mắt trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu đã ở tuần thứ 12, mà bé vẫn còn nheo mắt, thì lúc này mẹ nên cho con đi khám xem có phải là do vấn đề thị lực không.
  • Hội chứng đầu dẹt, đầu phẳng: Khi vừa lọt lòng, xương sọ của con rất mềm và dẻo. Vì vậy, việc nằm ngửa liên tục, sẽ dễ dàng gây áp lực liên tục lên một điểm trên đầu sẽ gây ra hiện tượng này. Mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp, các vết dẹt hoặc phẳng này sẽ dần trở về bình thường khi con bắt đầu biết bò và ngồi. Nhưng nếu cảm thấy không yên tâm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất, mẹ nhé!
  • Thoát vị đĩa đệm: Nghe có vẻ lạ, mẹ nhỉ? Vì thông thường, hội chứng này thường được cho là chỉ xảy ra với một bộ phận người trưởng thành thường xuyên mang vác quá nhiều vật nặng. Nhưng thực tế, ngay cả đối với trẻ nhỏ chưa bao giờ phải mang vác thứ gì nặng, các bé cũng có thể bị thoát vị. Thoát vị đĩa đệm có thể thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé trai, các bé sinh non và các cặp sinh đôi. Mẹ có thể nhận biết con bị thoát vị đĩa đệm bằng các dấu hiệu như: xuất hiện khối u tại một trong những nếp gấp tiếp giáp giữa đùi và bụng, đặc biệt là khi con khóc hoặc kích động, khối u này thường co lại khi bé yên lặng; bìu sưng hoặc phình to. Thoát vị thường không gây khó chịu cho con và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm cho bé.

Mẹ nên mong đợi điều gì?

Nếu cho bé bú sữa mẹ, mẹ có thể nhận thấy không cần phải thay tã rất nhiều lần trong ngày cho bé nữa. Thông thường trong những tháng đầu tiên, các bé sẽ đi vệ sinh (đi cầu) mỗi lần được cho bú, nhưng thói quen đó sẽ giảm dần vào độ tuổi này. Mẹ đừng nên lo lắng nếu mọi thứ khác đều ổn. Các trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hiếm khi nào bị táo bón. Miễn là bé vẫn lớn nhanh và tăng cân đều đặn, những biểu hiện trên cho thấy bé sẽ bú đủ sữa. Nếu cho bé bú bình và phân của bé ổn định, thì nghĩa là tình trạng của bé bình thường. Bé có thể có phân màu kaki (trắng hơi đục) hoặc xanh lá cây do thành phần chất sắt trong sữa bột.

Lúc này, bé có thể tập trung được bằng mắt và theo dõi nhiều đồ vật cùng di chuyển một lúc. Vào khoảng tháng tuổi tiếp theo, khả năng nhận biết về màu sắc của bé sẽ hoàn thiện. Đây là giai đoạn thay đổi cực kì nhanh về thị giác của bé, nên mẹ cần bảo vệ mắt bé khỏi ánh sáng quá chói. Đừng nên cho bé ra ngoài khi trời nắng gắt. Nếu cho bé bú sữa mẹ, phải đảm bảo rằng bữa ăn của mẹ có rau màu xanh đậm, các loại củ màu vàng và ăn nhiều loại trái cây. Tất cả các thực phẩm trên có chứa nhiều chất chống oxi hóa và một số chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ võng mạc bé khỏi những tổn thương từ ánh sáng bên ngoài.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng bổ sung thêm:

bac si

Bé 12 tuần tuổi sẽ thể hiện nhu cầu vận động, khám phá môi trường xung quanh. Bé bắt đầu tập lật, tập ọ ọe nói, và phát triển các giác quan như thị lực, thính lực. Ba mẹ nên dành thời gian chơi đùa, nói chuyện với bé, massage cho bé. Khích thích sự phát triển giác quan cho trẻ bằng các đồ chơi nhiều màu sắc, phát ra âm thanh lục lạc, tiếng nhạc du dương..., mẹ sẽ thấy trẻ lớn nhanh mỗi ngày.

bac si

Xem thêm thông tin tại  Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần hoặc Chăm sóc bé.

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;