Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc bé 20 tháng tuổi

sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 20 tháng tuổi là giai đoạn phát triển với những biểu hiện hồn nhiên sẽ làm bạn khi chăm sóc trẻ sẽ dâng trào bao cảm xúc yêu thương, nhưng đây cũng là lúc bạn cần để mắt đến sự phát triển của trẻ về tâm sinh lý, thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho bé, chăm sóc sức khoẻ cũng như nhu cầu vui chơi an toàn cho bé 20 tháng tuổi.

Trong nhà giờ đang có một nhóc tỳ chuyên bắt chước người lớn rồi nè! Bé sẽ quan sát và ghi nhớ tất cả những gì bạn nói và làm. Hãy xem bé 20 tháng tuổi đang lặp lại những hành vi và tập nói theo giọng điệu của bạn! Bé muốn làm bạn vui và cố gắng lôi kéo bạn cùng chơi với bé. Bạn sẽ khó mà tính chuyện nghỉ ngơi một chút. Bé sẽ mang mọi thứ đến cho bạn xem và dù bạn ở đâu bé cũng sẽ tìm cho ra. Trong tháng này, khoảng thời gian chăm sóc trẻ bạn có thể tìm lại được nét trẻ thơ của chính mình khi thực sự trở thành bạn thân của bé yêu.

Ở tuổi này trẻ vẫn thường lo lắng khi không có bố hoặc mẹ bên cạnh chăm sóc trẻ. Bé chưa hiểu vì còn nhỏ, nhưng đã có thể tham gia các sinh hoạt trong gia đình. Ba mẹ đi làm, về nhà, và cả gia đình quay quần bên nhau đã thành lệ thường. Ba mẹ có thể tạo cho bé cảm giác yên tâm bằng cử chỉ âu yếm thân thương khi tạm biệt đi làm hoặc thể hiện sự mừng vui vô bờ bến lúc gặp lại bé sau giờ làm. Những cử chỉ này giúp bé dần hiểu ba mẹ sẽ xa bé chỉ một lúc, rồi sẽ quay lại ngay thôi!

Bé 20 tháng tuổi cũng muốn “nói chuyện” qua điện thoại hay webcam với ba mẹ. Ba mẹ cần phải có thời gian để cân bằng cuộc sống gia đình,công việc và việc chăm sóc bé nhưng dường như bé lại không thích điều này. Bé cần gắn bó thân thiết với ba mẹ đến nỗi bé tin rằng mình là số 1 trong gia đình.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bé 20 tháng tuổi phát triển về thể chất và trí tuệ như thế nào?

Ở độ tuổi này nhiều bé đã được đi nhà trẻ. Khi thấy bé chơi đùa với nhóm trẻ cùng tuổi, bạn bỗng dưng cảm thấy muốn được bảo bọc. Bé sẽ hướng theo các phản ứng của bạn để xử sự, vì vậy, hãy cố gắng tích cực và khuyến khích nhé.

Thế nào rồi bạn cũng sẽ so sánh bé yêu của bạn với các bé khác và ngạc nhiên nhận ra chúng thật khác nhau. Thậm chí bạn có thể bị cuốn hút bởi những bé mang nhiều nét giống với con bạn, từ màu tóc cho đến cách ăn mặc, tất cả đều gợi lên trong bạn những tình cảm yêu thương. Tạo Hóa quả thật là kỳ diệu!

Bạn có nhận thấy những chiếc mũ của bé đã bị chật rồi không? Bé lớn thêm rồi đấy! Hãy tìm chọn cho bé những chiếc mũ thích hợp, che nắng cho mặt, cổ và ngực của bé, giữ an toàn cho bé khỏi cái nắng nhé.

Chơi đùa và tương tác

Tránh cho bé 20 tháng tuổi hoạt động quá nhiều trong ngày. Bé vui chơi là để thoải mái nhưng dĩ nhiên cần theo thời gian biểu nhất định. Chẳng hạn, bé có thể học bơi vào buổi sáng, ở nhà vào buổi chiều. Bé cần học cách tự bắt đầu những trò chơi nhỏ và nô đùa. Những trò chơi của bé có vẻ tầm thường nhưng thực sự rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của bé 20 tháng tuổi đấy!

Lúc này bé bắt đầu bộc lộ khả năng sáng tạo và bạn sẽ nghe thấy bé thỏ thẻ một mình hoặc trò chuyện với những món đồ chơi, thậm chí với cái hàng rào hay con mèo trong nhà. Bé càng nói càng sỏi, vì vậy hãy khuyến khích bé trò chuyện như vậy. Bạn nên tránh sửa sai khi bé phát âm chưa chính xác hoặc gọi sai tên một đồ vật nào đó nhé. Vì bé rất nhạy cảm với những lời chỉ trích của bạn và chính điều này có thể vô hình chung làm giảm lòng tự tin của bé về sau. Bạn cũng cố gắng đừng so sánh lời nói và ngôn ngữ của con mình với các trẻ khác nhé. Ở độ tuổi này, bé gái có xu hướng phát triển khả năng ngôn ngữ hơn các bé trai.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Mẹ cần lưu ý một số biểu hiện của bé

Lúc này, nhiều ông bố bà mẹ trẻ bắt đầu tính chuyện có thêm em bé. Không có chuẩn mực nào, nhưng nhiều cặp vợ chồng cho rằng sinh tiếp em bé sau hai năm rưỡi là ổn. Những khó khăn và mệt mỏi của những tháng đầu trong việc chăm sóc trẻ đã qua và hiện tại bạn đang có một bé chập chững tập đi, giúp bạn cảm nhận một niềm vui giản dị mà sâu sắc trong cuộc sống gia đình. Có thể ông bà nội ngoại sẽ bắt đầu nói bóng gió hoặc hỏi thẳng khi nào vợ chồng bạn định có thêm em bé. Mỗi gia đình, mỗi người mỗi khác, vì vậy không có cách nào là duy nhất đúng. Chỉ có vợ chồng bạn mới thực sự hiểu rõ hoàn cảnh của mình để đưa ra quyết định phù hợp cho bạn và gia đình mình.

Lúc này, bé 20 tháng tuổi bắt đầu chú ý đến nhiều hoạt động xung quanh. Dù có thể bị nhóm các bé khác cuốn hút nhưng bé vẫn chủ yếu chơi một mình. Ở tuổi này, các bé thường tự chơi cạnh nhau chứ không hẳn chơi với nhau. Tuy nhiên âm thanh và hoạt động của những bé khác sẽ lôi cuốn bé. Nhưng bé chưa biết cách chia sẻ hay hiểu được nhu cầu của các bé khác. Ở tuổi này các bé thường xô đẩy nhau và cắn, làm ba mẹ rất lo lắng trong việc giữ an toàn cho bé. Xin tham khảo phần hành vi của trẻ để biết thêm thông tin.

Do não bộ chưa hoàn thiện cho nên những hành động của trẻ ở thời điểm bé 20 tháng tuổi vẫn là những hành xử theo bản năng non nớt. Bây giờ, đơn giản là bé chưa có khả năng luôn luôn dễ thương và chu đáo. Bé cần có thời gian và rất nhiều gương tích cực từ người lớn để giúp bé phát triển dần tính cách tốt đẹp.

Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho bé

Bạn có thể đưa bé cùng đi siêu thị và để bé 20 tháng tuổi giúp mẹ đặt thức ăn vào xe đẩy. Hãy chỉ cho bé biết cách chọn lựa và bỏ các loại trái cây, rau quả vào túi. Bạn hãy hướng dẫn bé về màu sắc, chủng loại rau quả, và cách đựng đồ đơn giản nhất. Bạn nên trồng một số hạt giống phát triển nhanh như bí xanh, đậu và ngô, để giúp bé hiểu về nguồn gốc thực phẩm – điều này rất có lợi cho bé về sau. Nên cho bé tiếp xúc với thiên nhiên thật nhiều và cố gắng mỗi ngày đều đưa bé ra ngoài chơi.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Ở độ tuổi này bé đã học được cách mở tủ lạnh, hoặc nơi cất thức ăn và sẽ cố gắng tự mình đi lấy thức ăn. Điều này có thể không thành vấn đề với bạn và gia đình, miễn sao những thức ăn bé tự lấy là bổ dưỡng và không làm bé ăn ít đi khi đến bữa. Nhưng cũng cần để ý bé đang ăn gì để có thể điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho bé trong bữa phụ.

Hãy mang theo một chai nước khi đi chơi để bé yêu của bạn có thể quan sát ba mẹ uống nước.

Bạn nên mua một chiếc ghế nhỏ để ở nhà tắm và trong bếp cho bé yêu của bạn.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Để bé yêu mạnh khỏe

Phần lớn bé 20 tháng tuổi vẫn mang tã và chưa biết sử dụng toilet, nghĩa là bạn vẫn liên tục thay tã cho bé. Nhiều bé muốn “giúp” ba mẹ bằng cách tự gỡ bỏ tã, đặc biệt là sau khi bé đại tiện. Bạn hãy giữ vẻ thản nhiên, và nhớ đừng biểu lộ phản ứng tích cực gì với bé. Chỉ cần vệ sinh cho bé và chuyển sang làm những công việc khác. Tuy bạn thấy khó chịu, nhưng đối với bé những thứ trong tã có thể đơn giản chỉ là một thứ đồ chơi.

Sức khỏe của các bé tuổi này có thể thay đổi rất bất ngờ. Bé 20 tháng tuổi đang bình thường, khỏe mạnh nhưng chỉ phút sau đã ốm. Thế rồi bé lại hồi phục cũng nhanh như vậy. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người dao động từ 36,1 đến 37,30C, tuy nhiên, do cơ chế điều tiết thân nhiệt của não chưa hoàn chỉnh, nên cơ thể trẻ chưa thể kiểm soát nhiệt độ được như ở người lớn. Bạn nhớ dành sẵn một ít thuốc paracetamol và sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên lọ thuốc khi chăm sóc trẻ. Nếu bé sốt cao hơn, bạn cần sớm đưa bé đến bác sĩ.

Một số lời khuyên cho bạn

  • Hãy cố gắng tạo ra một nhịp sống ổn định cho cả gia đình. Trẻ ở giai đoạn này thường thích nhịp điệu và hình dáng quen thuộc. Một số trẻ có thể dễ dàng thích ứng với những điều mới lạ nhưng số khác lại rất nhạy cảm với những thay đổi và có thể có những phản ứng bất ngờ, khó kiểm soát.
  • Hãy tạo ra cách giao tiếp với những thông điệp riêng dành cho bé 20 tháng tuổi của bạn. Nếu bạn nói “đừng” hay “không được” với bé quá thường xuyên, thì đến khi thật sự cần thiết, bé sẽ không nghe theo lời bạn. Ngược lại, hãy khen ngợi bé để khuyến khích và củng cố các hành vi tích cực của bé.
  • Hãy cùng người bạn đời của mình tập trung tâm huyết và công sức vào việc nuôi dạy con. Bé trai lẫn bé gái đều học hỏi được điều hay khi thấy ba mẹ chăm sóc, nuôi dạy và hướng dẫn cho bé. Hãy nghĩ đến ảnh hưởng của bạn đối với trẻ để có thể có những điều chỉnh cần thiết nhé!
  • Khoảng 90% não bộ của trẻ phát triển trong giai đoạn 5 năm đầu đời. Hãy tạo ra cho bé yêu của bạn một môi trường sống đầy âm nhạc, màu sắc và những hoạt động vui nhộn. Hãy chơi với bé hằng ngày. Những điều này thật sự có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Đừng bận tâm thu dọn ngay lập tức các mớ lộn xộn do bé yêu gây ra. Hãy để đến cuối ngày rồi dọn luôn một thể, như vậy vừa tiết kiệm sức lực của bạn, lại vừa sạch sẽ hơn.

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ 21 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;