MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Trẻ 16 tháng tuổi biết làm gì?
- Phát triển về mặt thể chất ở bé 16 tháng tuổi
- Phát triển về mặt vận động ở bé 16 tháng tuổi
- Phát triển về mặt nhận thức ở bé 16 tháng tuổi
- Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc ở bé 16 tháng tuổi
- Hành vi thường gặp ở trẻ 16 tuổi và cách xử lý
- Lịch ăn ngủ cho bé 16 tháng tuổi
- Mách nhỏ mẹ mẹo chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng tuổi
- Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi mẹ cần nắm
- Một số câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg? Bé 16 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi có những thay đổi rõ rệt về thể chất như chập chững biết đi và trẻ bắt đầu nhận thức và phản ứng với những thứ xung quanh. Cùng Huggies tìm hiểu trẻ 16 tháng tuổi phát triển như thế nào và cách chăm sóc bé mà bố mẹ cần nắm trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!
>> Tham khảo các loại bỉm phù hợp với bé 16 tháng tuổi:
- Tã giấy là gì? Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
- Tã, bỉm quần là gì? Có nên cho trẻ mặc dạng quần không?
- Hướng dẫn mẹ cách chọn tã bỉm quần nào tốt cho bé, chất lượng và an toàn nhất
Trẻ 16 tháng tuổi biết làm gì?
Giai đoạn 16 tháng tuổi, trẻ thường thích nghe các bài hát và vần điệu dành cho trẻ mẫu giáo, đồng thời cố gắng hát theo bố mẹ với vốn từ hạn chế. Trẻ có khả năng tập nói và có thể sử dụng khoảng 3 từ, thậm chí một số bé có thể nói tới 15-20 từ.
Trẻ nhỏ cũng có xu hướng lặp lại một số hành động, giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết sở thích của bé.
Mặc dù bố mẹ có thể ngạc nhiên với những gì bé có thể làm trong giai đoạn này, nhưng trẻ thường không kiên nhẫn và có thể trẻ hay quấy khóc nếu không hài lòng với điều gì đó.
>> Tham khảo: 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện
Bé 16 tháng tuổi đã phát triển nhiều kỹ năng, thích nghe hát và tập nói(Nguồn: Sưu tầm)
Phát triển về mặt thể chất ở bé 16 tháng tuổi
Trẻ 16 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Bé trai nặng khoảng 9,4 - 11,8kg, trung bình là 10,5kg. Bé gái nặng khoảng 8,7 - 11,2kg, trung bình là 9,8kg.
Về chiều cao, bé trai 16 tháng tuổi thường cao từ 75,4 - 80,2 cm, với chiều cao trung bình là 77,5 cm. Trong khi đó, bé gái 16 tháng tuổi cao khoảng 73 - 84,2 cm, trung bình là 78,6 cm.
Theo các số đo chiều cao và cân nặng, ba mẹ có thể đánh giá xem con yêu có đang phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Tuy nhiên, nếu các chỉ số không nằm trong khoảng đó, ba mẹ không cần quá lo lắng mà hãy đưa con đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng phát triển và tìm hướng xử trí phù hợp.
Ngoài ra, ở giai đoạn 16 tháng tuổi, trẻ cũng thường mọc những chiếc răng nanh đầu tiên. Ba mẹ cần chú ý, vì việc mọc răng có thể gây ra một số hiện tượng như sốt mọc răng, khóc,…
>> Có thể bạn quan tâm:
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
- Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự, Dấu hiệu và Cách chăm sóc
Mẹ có biết:
Trẻ 16 tháng tuổi là giai đoạn bé trở nên hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh, vì vậy mẹ hãy chuẩn bị cho bé loại tã quần có khả năng thấm hút tốt, đồng thời phải chắc chắn để bé tự do khám phá nhé! Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm tã cho bé đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)
Phát triển về mặt vận động ở bé 16 tháng tuổi
Ở bé 16 tháng tuổi đã có sự phát triển thể chất khá rõ rệt, một số kỹ năng vận động thường thấy như:
- Trèo lên đồ vật, leo ra khỏi cũi.
- Bé tập đi một mình hoặc vịn vào đồ vật và bước đi.
- Có thể đi theo vòng hoặc đi lùi.
- Cố gắng đá bóng nhưng độ chính xác không được cao.
- Bò lên cầu thang và đi lên cầu thang nếu có sự giúp đỡ.
- Có thể nhảy múa, có khả năng chạy.
- Tự cởi áo quần, giơ tay chân ra lúc mặc quần áo.
- Có thể cầm bút vẽ nguệch ngoạc.
>> Tham khảo: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Trẻ 16 tháng tuổi có thể tự cầm nắm (Nguồn: Sưu tầm)
Phát triển về mặt nhận thức ở bé 16 tháng tuổi
Từ 16 đến 18 tháng là thời điểm cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển nhận thức nơi bé bắt đầu không chỉ bắt chước mà còn tham gia vào các trò chơi nhập vai. Ba mẹ sẽ thấy bé tự cầm điện thoại để "gọi điện" bằng cách giả vờ sử dụng các khối hoặc thìa như một chiếc điện thoại. Đây là lúc trí tưởng tượng của bé bắt đầu phát triển.
Bé đã có khả năng tưởng tượng ra những điều không có thật và chơi với những ý tưởng phong phú và cực kỳ năng động của mình. Bé bắt đầu biết chú ý trong khoảng thời gian ngắn, thường chỉ kéo dài vài phút và bé dễ bị phân tâm. Vì vậy, đừng mong bé phải ngồi yên và tập trung quá lâu, mà hãy thường xuyên thay đổi trò chơi để giữ cho bé luôn hứng thú.
Lúc đọc sách có thể bé sẽ chạy nhảy hoặc không chú ý. Một cách thú vị để thu hút bé là biến bé thành nhân vật trong câu chuyện, giả giọng và thay đổi giọng điệu khi đọc. Điều này sẽ khuyến khích bé tham gia hơn. Đừng lo nếu bé không tập trung, mọi thứ sẽ phát triển dần dần. Lúc này, bé có thể hứng thú hơn với việc chỉ và bình luận về các bức tranh và bạn hãy theo sát bé để cùng hòa mình vào sự nhiệt tình của bé.
Nếu ba mẹ muốn con mình học đọc sớm, hãy cố gắng đọc sách cho bé nghe thường xuyên hơn thay vì đọc lâu hơn để đạt được mục tiêu của bạn. Những khoảnh khắc vui vẻ này sẽ giúp bé phát triển một cách tự nhiên hơn.
>> Tham khảo:
- 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất được khuyên dùng
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Trẻ mô phỏng bố mẹ nghe điện thoại (Nguồn: Sưu tầm)
Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc ở bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình, không thích chia sẻ đồ chơi cho người khác. Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng nếu bé không dễ dàng từ bỏ đồ chơi của mình cho người khác.
Ở độ tuổi này mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn nhãn cảm xúc cho bé bằng cách nói những điều như: “Con khóc à”, “con đang buồn à” và “con vui đấy”,... Đặc biệt, biểu cảm trên gương mặt mẹ có thể giúp bé hình thành nhận thức về cảm xúc.
Trong giai đoạn này, khả năng tập trung và chú ý của bé rất thấp nên việc bé từ khóc chuyển sang cười là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Mẹ có thể lợi dụng việc này để thay đổi tâm trạng khi bé khóc.
>> Tham khảo: Cách chơi với trẻ sơ sinh đúng cách, thúc đẩy sự phát triển
Trẻ 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình (Nguồn: Sưu tầm)
Hành vi thường gặp ở trẻ 16 tuổi và cách xử lý
Hay giận dữ
Khi bé lên 12 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên nổi giận và la hét, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trẻ lên 4 tuổi. Tâm lý của trẻ 16 tháng tuổi trong giai đoạn này sẽ luôn mong muốn được làm điều mình thích, bất kỳ điều gì trái ý bé sẽ có phản ứng dữ dội.
Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
- Cho bé ngủ đủ giấc vì khi giấc ngủ của bé đầy đủ giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng khi bé chơi.
- Bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất để giữ cho bé luôn no và khỏe mạnh.
- Thu dọn đồ chơi để tránh những va chạm không đáng có, giúp hạn chế cơn nóng giận của bé.
- Khi muốn bé dừng lại một hoạt động, hãy thông báo trước và cho bé thời gian chuẩn bị tâm lý.
>> Tham khảo: Top 5 loại thuốc canxi cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ cao lớn, khỏe mạnh
Khủng hoảng 16 tháng tuổi
Mỗi bé đều sẽ trải qua một giai đoạn bị khủng hoảng, bắt đầu từ khi trẻ mới biết đi và kết thúc khi trẻ lên 3 tuổi. Trong thời gian này, ba mẹ hãy kiên nhẫn và dành nhiều sự quan tâm, thời gian để bé dần nhận thức được và học được cách bình tĩnh lại. Cùng nhau vượt qua giai đoạn này không chỉ giúp bé phát triển mà còn làm cho mối quan hệ trở nên thân thiết hơn đấy.
>> Tham khảo: Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
Các hành vi lạ
Mẹ có thể bắt gặp những hành vi lạ, những điều bé làm không thể đoán trước và hoàn toàn bất ngờ:
- Đập đầu vào tường.
- Cho tay vào quần.
- Có những người bạn tưởng tượng.
- Thích bỏ đồ vào miệng.
- Thích bắt chước người khác.
>> Tham khảo: Trẻ hay khóc đêm: Nguyên nhân, Kinh nghiệm xử lý cho bố mẹ
>> Tham khảo thêm cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật:
Lịch ăn ngủ cho bé 16 tháng tuổi
Thực đơn cho bé 16 tháng tuổi
Trẻ 16 tháng tuổi đã có thể ăn ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến nghị rằng hầu hết trẻ mới biết đi cần khoảng 1.000 calo mỗi ngày, tương đương với khoảng 40 calo cho mỗi inch chiều cao của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên lập thực đơn cho trẻ 16 tháng tuổi với nhiều loại thực phẩm khác nhau với dưỡng chất và lịch trình nghỉ ngơi phù hợp tốt cho sự phát triển của bé:
- Trái cây: Cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu mà cơ thể bé cần. Bạn hãy cho bé nhấm nháp một khẩu phần nhỏ các loại trái cây như chuối, xoài, kiwi, dưa hấu,... mỗi ngày nhằm xây dựng thói quen ăn hoa quả từ bé cho trẻ.
- Ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám là thành phần thiết yếu trong việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Bạn có thể chế biến các món ăn như cơm nát, súp từ yến mạch, lúa mạch, cháo,... cho trẻ thưởng thức mỗi ngày.
- Chất béo: Đây là dưỡng chất quan trọng cung cấp năng lượng phục vụ cho quá trình hoạt động của trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé tiếp nhận chất béo tốt từ dầu dừa, dầu đậu nành, dầu gạo, quả bơ…
- Rau củ: Nhóm thực phẩm này cung cấp Canxi và Calo cần thiết giúp củng cố cấu trúc xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng cho bé. Một số thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé như bông cải xanh, rau dền, cải ngọt, cà rốt, khoai tây…
- Trứng và thịt.
- Sắt có trong các thực phẩm như gan, cà chua, thịt bò, đậu gà…
- Thực phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa...
- Các loại hạt và cây họ đậu.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng ở giai đoạn này, bé cần bổ sung thêm các vi chất thiết yếu như kẽm, crom, vitamin B1, B6 và vitamin C,... Những vi chất này không chỉ giúp cải thiện vị giác và hỗ trợ bé ăn ngon, mà còn giúp bé đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để bé ít ốm vặt và gặp ít vấn đề tiêu hóa hơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp
- 6 loại men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?
- 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé 16 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn 16 tháng tuổi, bé cần trung bình 14 giờ ngủ và nghỉ ngơi mỗi ngày, trong đó thời gian ngủ vào ban đêm ngủ chiếm nhiều nhất và thêm hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Mẹ nên chuẩn bị nước phòng trường hợp bé thức giấc vì khát nước.
>> Tham khảo: Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất
Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Mách nhỏ mẹ mẹo chăm sóc răng miệng cho bé 16 tháng tuổi
Khoảng 16 tháng tuổi, răng nanh của bé có thể bắt đầu mọc. Lúc này, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng cách lau sạch răng bằng bàn chải mềm dành riêng cho trẻ. Khi vén môi và quan sát răng của trẻ, nếu bạn thấy các đốm màu nâu hoặc màu trắng như phấn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị ngay.
Dưới đây là 3 cách quan trọng để bảo vệ nụ cười của trẻ trong giai đoạn chập chững tập đi:
- Mẹ nên giảm bớt số lần ăn bữa phụ của trẻ trong ngày, tránh cho trẻ uống nước có gas, kẹo ngọt và thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên, bánh quy.
- Mẹ nên chải răng cho trẻ sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, phù hợp với trẻ nhỏ để làm sạch răng và lợi. Nếu trẻ đã biết tự súc miệng sau khi chải răng, mẹ hãy làm sạch răng trẻ một lượng nhỏ kem đánh răng với các thành phần an toàn. Lúc này, trẻ có thể bắt đầu tự chải răng nhưng bạn vẫn phải giám sát và giúp đỡ bé khi cần.
- Sử dụng bàn chải có sợi mềm, ướt để tránh làm bé bị thương.
>> Tham khảo: Cách tắm trẻ sơ sinh - Tắm bé sơ sinh đúng cách
Lưu ý khi chăm sóc bé 16 tháng tuổi mẹ cần nắm
- Ở độ tuổi này, nếu con của bạn chỉ dùng một tay, không làm nũng với mẹ hoặc bé không có những dấu hiệu rằng bé có thể nhận biết những sự vật xung quanh, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra.
- Thông thường, bé từ 16 tháng rất hay nghịch nước. Bé có thể chơi ở bất cứ đâu, từ nhà tắm cho đến ban công. Mẹ nên để mắt đến bé khi bé chơi với nước, tránh trường hợp bé bị nước vào mũi hoặc bị té do sàn bị trơn.
- Một số bé rất hiếu động, khó tập trung, lúc nào cũng muốn chơi đùa với bố mẹ hoặc tự chơi. Một số bé lại có thể tập trung rất lâu vào một sự việc như ngồi nhìn xe qua lại. Bố mẹ nên theo dõi nhưng cũng đừng lo lắng quá vì đối với mỗi bé, sự phát triển và tích cách là hoàn toàn khác nhau.
- Hiện tại, việc dạy trẻ đi vệ sinh vẫn còn quá sớm. Ba mẹ nên chờ cho đến khi được gần 2 tuổi để bắt đầu thực hiện việc này.
- Bé tập đi thường rất dễ lấm lem, bám bụi vì vậy, ba mẹ nên lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái, dễ dàng cho bé vận động.
>> Tham khảo: Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:
Không nên tập xi tiểu hay ngồi bô sớm quá: quá trình phát triển của bàng quang (bọng đái) của trẻ kéo dài đến 3 tuổi mới dần hoàn chỉnh. Sự phát triển này bao gồm gia tăng về thể tích bàng quang và khi bàng quang tích đủ nước tiểu sẽ tạo phản xạ đi tiểu để tống hết nước tiểu ra ngoài. Sau đó bàng quang rỗng hoàn toàn và tích tụ lại nước tiểu lại từ đầu. Như vậy, bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè. Nếu bạn tập xi tiểu là tập 1 phản xạ có điều kiện khi nghe tiếng xi trẻ sẽ tiểu, bất kể lúc đó bàng quang có đầy hay chưa, điều này không tốt cho sự phát triển của hệ tiết niệu. Do đó, bạn không nên tập xi tiểu mà chỉ nên tập cho bé biết khi mắc tiêu tiểu cần đi đúng nơi đúng chỗ, cụ thể là khi mắc tiểu sẽ biết ngồi bô. Việc tập ngồi bô sẽ thực hiện khi trẻ biết giao tiếp với bố mẹ, biết báo hiệu khi mắc tiểu và đến ngồi bô. Do đó tốt nhất tầm 18 tháng bạn có thể tập trẻ ngồi bô nhé!
Một số câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé 16 tháng tuổi
Bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?
Trẻ 16 tháng tuổi có trọng lượng như sau: bé trai nặng khoảng 9,4 - 11,8 kg, với trung bình là 10,5 kg; bé gái nặng khoảng 8,7 - 11,2 kg, trung bình là 9,8 kg.
Về chiều cao, bé trai thường cao từ 75,4 - 80,2 cm, với chiều cao trung bình là 77,5 cm. Bé gái 16 tháng tuổi cao khoảng 73 - 84,2 cm, trung bình là 78,6 cm.
Trẻ 16 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Với trẻ 16 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng chế độ ăn dặm cho bé gồm ba bữa chính mỗi ngày kèm theo một vài bữa ăn nhẹ lành mạnh và khoảng 400 ml sữa. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, bé cũng cần khoảng 400 ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ không nên quá cứng nhắc mà hãy linh hoạt theo nhu cầu của con.
>> Tham khảo: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
Trẻ 16 tháng nên bổ sung vitamin gì?
Trẻ 16 tháng tuổi nên bổ sung một số vitamin và khoáng chất thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển và tăng cường sức khỏe, bao gồm:
- Vitamin D: Giúp hấp thụ canxi và hỗ trợ phát triển xương.
- Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ sắt.
- Vitamin A: Hỗ trợ thị lực và hệ miễn dịch.
- Vitamin B: Bao gồm B1, B6 và B12, giúp duy trì năng lượng và hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Kẽm: Cần thiết cho sự phát triển và chức năng miễn dịch.
Trẻ 16 tháng tuổi biết nói những gì?
Theo như nghiên cứu của tâm lý học phát triển thì giai đoạn 16 tháng tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển, bé đã có thể phát âm các phụ âm và nói được nhiều từ hơn. Trẻ có thể nói khoảng 3 từ, thậm chí là 15-20 từ với những cụm từ đơn giản như: “ba”, “bà”, “bố”, “mẹ”, “măm”,...
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ 17 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động
- Trẻ 18 tháng tuổi: Phát triển chiều cao cân nặng, dinh dưỡng, vận động
- Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi: Thể chất & Tâm lý
Qua bài viết này, Huggies đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cũng như quá trình phát triển của trẻ 16 tháng tuổi. Hy vọng bố mẹ đã nắm được những thông tin cần thiết và có phương pháp chăm sóc con hiệu quả.
Hãy truy cập ngay chuyên mục Chăm sóc sức khỏe cho bé của Huggies để tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc, nuôi dạy con trẻ. Ngoài ra mẹ hãy gửi thắc mắc về Góc chuyên gia để được giải đáp nhé!
>> Có thể mẹ quan tâm: