Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Dạy bé làm việc nhà

Tập trẻ làm việc nhà

Tập cho bé làm quen với việc nhà là một thử thách thú vị, nhưng đây cũng là một trong những điều bạn nên dạy cho con để chuẩn bị cho bé cuộc sống tự lập sau này. Để thành công, hãy tìm cách để bé giúp bạn từ những việc nhỏ nhất như tự thu dọn đồ chơi, giúp bạn nhặt rau, làm bánh v.v.. Bằng cách đó, bé sẽ thấy mình có ích, hãy thiết lập mức độ cho bé tham gia khi bé lớn hơn. Mẹ hãy cùng Huggies học cách giúp con yêu làm việc nhà ngay nhé!

Cùng nhau dọn dẹp

Để nhà gọn ghẽ, hãy đặt một số chậu hoặc hộp có nắp đậy sạch sẽ ở góc mỗi phòng. Ghi nhãn rõ ràng trên mỗi chậu/hộp rồi dành ít phút vào cuối ngày để cất đồ chơi/giày/sách của bé vào đó. Khi bé có thể đứng vững, bé sẽ thích thú chập chững theo sau giúp bạn đặt các món đồ ấy vào trong các hộp/chậu đó.

Thời gian dọn dẹp

Các nhóc tì rất khoái các loại bình xịt và khăn lau. Một cách hay để các bé giúp bạn là giao riêng cho bé miếng vải sạch và một bình xịt nước. Giao cho bé một bề mặt ngang tầm mắt để lau, trong khi bạn lau các mặt ghế trong nhà ăn và bụi bặm gần chỗ bé. Các bé sẽ thấy thích khi giúp bạn và cũng thấy vui khi làm việc này. Chỉ cần bạn nhớ lau lại nước bé đã xịt ra để tránh trượt ngã sau đó.

Giặt đồ

Với một đứa trẻ hiếu động, việc thay hàng đống áo quần mỗi ngày là khó tránh khỏi. Có vẻ như các bé rất dễ lấm bẩn! Dù bạn giặt đồ mỗi ngày hoặc vài ngày một lần, tốt nhất là nên sắp xếp. Hầu hết áo quần các bé nên dễ giặt và dễ mặc, tránh mua quần áo may bằng loại vải cần phải ủi bởi bạn sẽ tự tạo thêm việc cho mình!

Cách tốt nhất để giải quyết việc giặt giũ là làm việc này đầu tiên vào buổi sáng. Sau khi bạn giặt xong, bé có thể hít thở không khí trong lành khi loanh quanh bên cạnh trong lúc bạn phơi đồ ngoài trời. Thậm chí bé có thể giúp đưa bạn mấy cái kẹp áo quần. Bạn có thể đưa cho bé một hộp kẹp riêng để chơi khi bạn phơi đồ. Bé có thể chơi bằng cách đặt các kẹp quanh hộp, mỗi lần một chiếc. Đó là cách thú vị để trẻ phát triển kỹ năng vận động. Nhưng nhớ trông chừng kẻo bé bị kẹp vào tay. Có thể xếp và cất đồ khi bé ngủ.

Hút bụi

Một số em bé sợ máy hút bụi, trong khi số khác cứ nằng nặc đòi giúp mẹ. Với những bé sợ máy hút bụi, tốt nhất là hút khi có ai khác trông bé, hoặc bé đang chơi cái gì khác để không bị hoảng sợ bởi tiếng máy hút bụi.

Nếu bé con cứ nằng nặc đòi giúp, bạn có thể tranh thủ lúc bé hút bụi để giải quyết các việc khác như lau nhà hoặc dọn dẹp. Khi bé bắt đầu chán, bạn có thể tự hút bụi thay cho bé.

Điều quan trọng nhất cần nhớ khi nói đến việc giữ nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng là sự bề bộn đôi khi khó tránh khỏi. Sẽ có lúc nhà cửa ít bề bộn và ngược lại. Hãy thoải mái với chính mình và kiên nhẫn với bé. Lên danh sách những việc cần làm và những gì phù hợp nhất cho bạn, cho bé và làm theo sự sắp xếp đó. Bạn sẽ không lo thiếu thời gian để làm việc nhà.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;