Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Uống thuốc khi cho con bú

Uống thuốc khi cho con bú

Một trong những mối quan tâm của các bà mẹ đó là vấn đề uống thuốc khi đang cho con bú. Khó có thể xác định được lượng thuốc vào cơ thể em bé thông qua sữa mẹ. Vì vậy cách tốt nhất là luôn đọc tác dụng phụ của thuốc trong hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Bạn cần làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ thật cẩn thận để sử dụng thuốc một cách an toàn.

Mặc dù một số loại thuốc có thể phù hợp với bạn, nhưng có những loại chỉ một nồng độ nhỏ của nó cũng có thể gây nguy hại cho em bé. Vì cơ thể của các bé chưa hoàn chỉnh để có thể thích ứng với tác dụng của thuốc. Cùng Huggies tìm hiểu cách sử dụng thuốc hợp lý cho mẹ trong giai đoạn đang cho con bú. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ thuốc

  • Bản thân thuốc: Một số thuốc được coi là an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú. Nếu sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn thì sẽ không gây ra nguy hại.
  • Liềudùng: Sử dụng thuốc đúng liều lượng cũng là điều rất quan trọng đối với những bà mẹ đangcho con bú.
  • Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ: Chất béo trong sữa mẹ là nơi thuốc được lưu giữ và vận chuyển.
  • Thuốc được truyền vào em bé sơ sinh qua đường sữa mẹ. Hàm lượng thuốc bé hấp thu sẽ phụ thuộc vào thời gian bé bú lâu hay mau sau thời điểm người mẹ uống thuốc. Sau khoảng thời gian 1-2 giờ sau khi người mẹ uống thuốc, khoa học vẫn phát hiện được sự có mặt của loại thuốc đó trong sữa mẹ.
  • Sửdụng nhiều thuốc cùng một lúc: Một số loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc khác và làm tăng hoặc giảm tác dụng của loại thuốc đó.
  • Uống thuốc trước khi ăn: Uống thuốc trước khi ăn có thể làm thay đổi sự hấp thụ so với uống thuốc sau khi ăn. Một số thực phẩm dị ứng với một số loại thuốc và khi dùng chung có thể không tốt cho sức khỏe.
  • Nếu phải uống thuốc khi đang cho con bú, các bà mẹ không nên sử dụng bia rượu vì như vậy có thể gây nên những tác dụng không mong muốn.

Một số khuyến nghị

  • Cho con bú mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Các bà mẹ không cần thiết phải dừng cho con bú khi dùng thuốc trừ khi loại thuốc đó được chỉ định không được dùng cho bà mẹ đang cho con bú.
  • Trong thời gian cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ nên tránh việc sử dụng thuốc trừ khi thực sự cần thiết.
  • Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải được bác sĩ tư vấn và kê đơn. Yêu cầu đầu tiên là loại thuốc đó không có hại cho sức khỏe của mẹ và em bé. Điều đó phải đã được minh chứng và bạn phải theo dõi nó.
  • Khi một loại thuốc được chống chỉ định với các bà mẹ đang cho con bú thì thông thường sẽ có loại thuốc khác an toàn hơn để thay thế nó.
  • Ở một số trường hợp, bệnh không thể chữa được nếu không có thuốc. Vì vậy việc hoàn toàn không uống thuốc là không thực tế đối với các bà mẹ đang cho con bú.
  • Tác dụng của thuốc đến em bé đang bú mẹ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng.

Những tác dụng phụ của thuốc đối với em bé

Tác dụng phụ của thuốc đến em bé đang bú mẹ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Buồn ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Quấy khóc và bỏ bú.
  • Nổi phát ban, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Cơ thể khó chịu và thay đổi.
  • Một số loại thuốc sẽ làm thay đổi mùi và hương vị của sữa mẹ và làm cho em bé sơ sinh bỏ bú.

Trong một số trường hợp cần thiết, các bà mẹ cũng phải dừng việc cho con bú một thời gian. Điều này xảy ra khi một người mẹ đang cho con bú bắt buộc phải dùng thuốc chống chỉ định. Vắt và bỏ sữa trong thời gian uống thuốc sẽ giúp duy trì nguồn sữa mẹ, giúp hồi phục cho việc bú mẹ sau này có thể tiếp tục sớm và tốt hơn.

mẹ uống thuốc trong khi cho con bú

Không phải tất cả các loại thuốc là giống nhau

Thuốc không chỉ có ở hiệu thuốc và siêu thị. Chế phẩm thảo dược, chất bổ sung vitamin, khoáng chất và các phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền được đánh giá là an toàn và phù hợp cho các bà mẹ đang cho con bú. Các chế phẩm tổng hợp không tốt vì khó có thể xác định nồng độ chính xác của các thành phần.

Một số chất khác cũng có thể chứa các thành phần không tốt cho trẻ sơ sinh. Các chất đó gồm có:

1. Rượu.

2. Thuốc lá.

3. Ma túy và các loại thuốc độc dược.

4. Cà phê.

Một số lưu ý cho mẹ

1. Các bà mẹ cho con bú không nên uống rượu. Nồng độ cồn trong máu người mẹ sẽ ảnh hưởng nồng độ cồn trong sữa mẹ. Nồng độ này còn phụ thuộc vào cơ thể người mẹ, lượng rượu và loại rượu đã uống. Sau khi uống rượu trong vòng 2-3 tiếng, bạn không nên cho em bé bú sữa mẹ. Các bà mẹ đang cho con bú nên sử dụng loại nước uống có độ cồn thấp, hạn chế lượng thức uống có cồn và thay thế nước uống có cồn bằng nước khoáng, nước soda.

2. Các chất có hại trong thuốc lá có thể xâm nhập vào sữa mẹ. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ hút thuốc lá có nhiều nguy cơ bị SIDS, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh đường ruột và bệnh hen suyễn. Thuốc lá cũng làm giảm lượng sữa của các bà mẹ đang cho con bú.

3. Qua đường sữa mẹ em bé sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ sử dụng các thuốc độc dược. Thuốc độc dược khiến em bé buồn ngủ, bú kém, và khi sử dụng nhiều sẽ làm cho bà mẹ và em bé phải phụ thuộc vào nó.

4. Caffeine có trong trà, cà phê, nước ngọt và một số đồ ngọt. Khuyến cáo cho các bà mẹ đang cho con bú là không uống vượt quá hơn 3 tách cà phê mỗi ngày. Hàm lượng caffein quá mức có thể làm giảm  đi nồng độ sắt trong sữa mẹ.

Các địa chỉ uy tín để tư vấn

  • Bác sĩ đa khoa của bạn. Truy cập trực tuyến để cập nhật thuốc và quy định các thông tin trên trang MIMS.
  • Dược sĩ.
  • Các nhà thuốc của bệnh viện địa phương. Hãy kiểm tra danh bạ điện thoại địa phương của bạn để truy cập thông tin cần thiết.
  • Bệnh viện phụ sản. 

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;