Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không? Cách hỗ trợ trẻ ngóc đầu

trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không thumb

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không? Ngóc đầu là một biểu hiện chứng tỏ hệ xương, cơ, não bộ trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên, khi thấy con ngóc đầu sớm, nhiều cha mẹ không tránh khỏi lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có thực sự tốt hay không? Làm thế nào để hỗ trợ trẻ sơ sinh ngóc đầu an toàn? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết sau của Huggies.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm là như thế nào?

Để biết trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không, trước tiên bạn cần hiểu rõ về biểu hiện ngóc đầu ở trẻ. Trẻ sơ sinh ngóc đầu có nghĩa là bé có khả năng nâng đầu lên và giữ được một góc nhất định so với mặt phẳng. Đây được xem là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển cứng cáp của trẻ và là tiền đề cho những kỹ năng khác sau này như lật, trườn, ngồi, bò, đứng và đi.

Theo cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngóc đầu dậy từ 3 tháng tuổi nhưng cũng có những em bé muộn hơn. Bên cạnh đó, một số trẻ từ 1 - 2 tháng đã có thể ngóc đầu dậy khi được đặt nằm sấp. Chính vì thế, không ít phụ huynh lo sợ rằng ngóc đầu sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm cho thấy trẻ phát triển cứng cáp (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không?

Ngóc đầu sớm ở trẻ sơ sinh là điều hoàn toàn bình thường, không có bất kỳ vấn đề gì đáng lo. Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm là một trong những dấu hiệu của sự phát triển nhanh ở trẻ.

Ngóc đầu sớm giúp bé tăng cường sức mạnh ở các cơ cổ, vai, lưng và bụng. Không chỉ vậy, ngóc đầu sớm giúp trẻ dễ dàng quan sát xung quanh, cải thiện thị giác, kích thích trẻ giao tiếp với mọi người nhiều hơn và phát triển nhiều kỹ năng khác về sau. Ngóc đầu sớm ở trẻ sơ sinh còn giúp trẻ cảm thấy thích thú, được học hỏi và khám phá nhiều hơn.

Tuy vậy, bố mẹ cũng cần quan sát và điều chỉnh tư thế ngóc đầu của trẻ cho phù hợp, không để trẻ ngóc đầu quá lâu. Bên cạnh những lợi ích kể trên, trẻ sơ sinh ngóc đầu quá sớm, quá nhiều và quá lâu có thể gây áp lực lên xương sọ, cổ và cột sống. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây đau cổ, làm biến dạng đầu cũng như chậm phát triển các kỹ năng khác.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò & Dấu hiệu bé sắp biết bò rõ nhất

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm

Một số trẻ sơ sinh có thể ngóc đầu trong tháng đầu tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngóc đầu của trẻ sơ sinh

Như vậy, bạn đã lý giải được thắc mắc trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không để yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con. Thực tế, mỗi đứa trẻ sinh ra có một quá trình phát triển riêng. Trẻ ngóc đầu sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Thể chất và di truyền: Một số trẻ có cơ bắp và xương khớp khỏe, phát triển nhanh thường ngóc đầu sớm. Hơn nữa, ngóc đầu sớm cũng liên quan đến đặc điểm di truyền.
  • Cách chăm sóc của bố mẹ: Một số trẻ được bố mẹ chăm sóc, kích thích và hỗ trợ tập ngóc đầu sẽ có khả năng ngóc đầu và giữ thăng bằng tốt. Ngược lại, một số trẻ ít tập luyện, hạn chế vận động sẽ ngóc đầu muộn hơn.
  • Sức khỏe: Chắc chắn, những trẻ có sức khỏe tốt sẽ cứng cáp hơn những trẻ thường xuyên ốm vặt. Vì thế, những em bé khỏe mạnh thường sẽ ngóc đầu sớm hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Nếu thai nhi không được đáp ứng đủ protein, vitamin và khoáng chất cần thiết thì khi sinh ra cũng phát triển chậm hơn. Khi mang thai, người mẹ có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì em bé sinh ra sẽ khỏe mạnh, cứng cáp và có thể ngóc đầu sớm.
  • Áp lực lên hộp sọ: Quá trình người mẹ mang thai, thai nhi có thể bị áp lực lên hộp sọ. Chưa kể, quá trình sinh nở với các thiết bị hỗ trợ chuyển dạ, di chuyển qua ống sinh cũng gây áp lực lên hộp sọ, làm méo đầu trẻ sơ sinh, lõm hai bên thái dương, đầu dài hoặc đầu bẹp. Những tác động này cũng ảnh hưởng đến khả năng ngóc đầu của trẻ sơ sinh cũng như sự phát triển của não bộ.

Xem thêm:

Tập luyện giúp trẻ ngóc đầu sớm

Trẻ em ngóc đầu sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi ích khi trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm

Trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không? Điều này không quá bất thường, hơn nữa ngóc đầu sớm còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, có thể kể đến như:

  • Giúp hệ cơ, xương phát triển chắc khỏe: Trẻ sơ sinh ngóc đầu cho thấy cơ, xương của trẻ rất chắc chắn và khỏe mạnh. Nhờ đó, bé có thể phát triển dễ dàng các tư thế như bò, đứng và đi của bé sau này.
  • Giúp bé phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt: Ngóc đầu sớm giúp bé tập trung giữ cơ thể cân bằng tốt hơn. Bên cạnh đó, trẻ có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng dùng tay cũng như quan sát bằng mắt. Trẻ cũng có thể nhìn theo sự di chuyển của vật và mọi người đi lại, nhận biết màu sắc và hình dạng, kích thích thị giác phát triển.
  • Tăng cường sự tương tác, giao tiếp giữa bé với mọi người: Trẻ ngóc đầu sớm có góc nhìn rộng hơn, giúp bé nhận biết chi tiết mọi thứ xung quanh. Ở tư thế này, trẻ có thể nhìn thấy mọi người, lắng nghe mọi âm thanh, từ đó tăng cường sự tương tác, giao tiếp.
  • Phát triển não bộ: Khi ngóc đầu dạy, trẻ cần sự phối hợp giữa các cơ và não bộ để giữ đầu cố định. Điều này sẽ kích thích não bộ của trẻ phát triển, tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ, sáng tạo và tư duy ở trẻ sau này.
  • Giảm nguy cơ mắc chứng đầu phẳng: Trẻ sơ sinh nằm ngửa hoặc nằm nghiêng quá lâu có thể gây biến dạng đầu, dễ thấy nhất là chứng đầu phẳng.

Xem thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh

Trẻ em tập ngóc đầu

Trẻ ngóc đầu giúp phát triển hệ cơ xương và nhiều kỹ năng khác (Nguồn: Sưu tầm)

Ba mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ sơ sinh ngóc đầu?

Đánh giá một cách khách quan nhất, trẻ ngóc đầu sớm không những không sao mà còn nhận lại được rất nhiều lợi ích. Vì thế, bố mẹ nên chịu khó hỗ trợ trẻ ngóc đầu sớm. Sau đây là một số cách gợi ý:

  • Tập cho trẻ nằm sấp từ tuần đầu tiên sau sinh: Lúc này, bố mẹ có thể tập cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay khi đang thức từ 1 - 3 phút/lần. Khi trẻ đã quen với tư thế này có thể tăng thời gian lên.
  • Cho trẻ nằm sấp trên bụng hoặc ngực bố mẹ: Ở tư thế này, trẻ có thể nghe thấy giọng nói và tiếng cười đùa của bố mẹ, từ đó kích thích trẻ ngóc đầu dậy.
  • Cho trẻ nằm ngửa trên thảm hoặc nệm: Bố mẹ nên cho trẻ nằm trực tiếp giữa thảm, nệm mà không dùng gối để trẻ dễ dàng quay đầu từ bên này sang bên kia, làm mạnh cơ cổ và tăng cường sự linh hoạt.
  • Dùng gối hỗ trợ trẻ nằm sấp: Từ 4 - 5 tháng tuổi, bố mẹ có thể đặt gối dưới người trẻ để hỗ trợ trẻ nằm sấp. Bằng cách này, trẻ có thể ngóc đầu dậy một cách dễ dàng.
  • Tập cho bé ngóc đầu mỗi ngày: Mỗi ngày, bố mẹ nên tập cho bé ngóc đầu khoảng 10 - 15 phút, chia thành nhiều lần. Trong khi tập luyện, bố mẹ cần quan sát bé, không được rời mắt để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: 10 Mẹo Chữa Trẻ Chậm Nói Theo Dân Gian & Khoa Học Hiệu Quả, Đơn Giản

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ sơ sinh tập ngóc đầu

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ sơ sinh tập ngóc đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn trả lời được thắc mắc trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm có sao không. Mong rằng, bài viết có thể cung cấp cho bạn thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi con. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng Huggies nhé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;