Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không và cách khắc phục cho bố mẹ hiệu quả

trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không thumb

Ba tháng đầu sau sinh là giai đoạn bố mẹ vất vả nhất vì đây là thời kỳ trẻ hay quấy khóc nhiều, đặc biệt là lúc chiều muộn và ban đêm. Việc trẻ sơ sinh khóc nhiều và liên tục, thậm chí tay nắm chặt, ưỡn người, toàn thân trở nên đỏ ửng,… khiến nhiều phụ huynh lo lắng, nhất là những ai mới lần đầu làm bố mẹ. Vậy trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tại sao trẻ sơ sinh khóc nhiều?

Trẻ khóc nhiều ở giai đoạn nhũ nhi là tình trạng diễn ra khá thường xuyên, hầu như mỗi ngày. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì cho rằng con có thể đang bị đau ở đâu đó trên cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho trẻ khóc, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bố mẹ cần lưu ý:

Bé bị đau

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh như loét miệng, đau tai, dị ứng da,... Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển toàn diện nên rất dễ mắc bệnh vặt, dẫn đến tình trạng nóng sốt, tiêu chảy, chướng bụng, nôn ói,... khiến con cảm thấy mệt, khó chịu và khóc nhiều.

Xem thêm:

 Trẻ sơ sinh quấy khóc do bị mắc các bệnh vặt

Trẻ sơ sinh quấy khóc do bị mắc các bệnh vặt (Nguồn: Sưu tầm)

Quần áo hoặc tã quá chật

Bất cứ ai khi mặc quần áo không đúng kích cỡ cũng đều thấy khó chịu. Trẻ sơ sinh cũng vậy, nếu mẹ mặc quần áo hoặc tã quá chật sẽ khiến cơ thể bé không thoải mái hoặc gây đau rát vùng da nhạy cảm của bé.

Xem thêm: Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món

Tã của bé bị dơ, ẩm ướt

Tã bẩn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều. Nhiều trẻ rất nhạy cảm, sau khi tè hoặc ị, bỉm bẩn hoặc ẩm ướt sẽ khiến trẻ không thoải mái hoạt động, cảm thấy ngứa ngáy và quấy khóc.

Trẻ quấy khóc do giấc ngủ không trọn vẹn

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng và bé có thể ngủ từ 11 - 16 tiếng/ngày. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu có thể khiến con khó chịu, mệt mỏi và khóc nhiều hơn.

Xem thêm:

Trẻ quấy khóc do ngủ không đủ giấc

Trẻ quấy khóc do không được ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ không sâu (Nguồn: Sưu tầm)

Bé bị đầy hơi do “ăn” sữa quá no

Các vấn đề về tiêu hóa thường khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là tình trạng chướng bụng, đầy hơi sau khi bú. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, chưa thể tiêu hóa tốt các protein trong sữa khiến cơ thể bé nặng nề và mệt mỏi.

Xem thêm:

Đau bụng

Nếu bố mẹ theo dõi và nhận thấy tâm trạng, sức khỏe của con ổn định vào buổi sáng, chỉ thường khóc dai dẳng vào ban đêm, thì đây là dấu hiệu trẻ bị đau bụng. Tình trạng này có thể là do trẻ quá đói, quá no hoặc không hấp thu tốt các dưỡng chất có trong sữa, gây ra đau bụng và các vấn đề tiêu hóa.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Trẻ muốn làm nũng và muốn được âu yếm

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, nếu bế và ôm ấp trẻ quá nhiều rất dễ làm hư trẻ. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời trẻ rất cần sự âu yếm, vỗ về, an ủi của bố mẹ để bé cảm thấy thoải mái và an toàn. Vậy nên, khi trẻ làm nũng muốn được ôm ấp thường sẽ khóc lúc cao lúc thấp hoặc khóc không có nước mắt.

 Trẻ khóc làm nũng muốn được ôm ấp

Trẻ làm nũng muốn được ôm ấp thường sẽ khóc không có nước mắt (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ bị mệt do người thân có những động tác lắc mạnh

Ở giai đoạn sơ sinh, các khớp xương của trẻ còn khá yếu và chưa cố định tốt. Do đó, nếu trong lúc chơi đùa, người thân vô tình tác động quá mạnh như rung lắc, té ngã,... sẽ khiến con hoảng sợ, đau đớn và khóc nhiều hơn.

Dị ứng với thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ

Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, lúa mì, các loại hạt,... thì bé có nguy cơ cao bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, thở khò khè,...

Xem thêm:

Bé chớm mọc răng

Những chiếc răng sữa mới nhú có thể làm nướu bé đau nhức và khó chịu. Lúc này, ngoài việc quấy khóc nhiều hơn, trẻ còn có hiện tượng chảy nước dãi, bỏ bú, rên rỉ, khó ngủ, cắn tay hay gặm đồ do cảm giác ngứa ngáy ở nướu.

Xem thêm:

Bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng

Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, do đó trong lúc mẹ cởi quần áo của bé để thay bỉm hoặc lau rửa người sẽ gặp tình trạng con quấy khóc để báo hiệu việc con đang lạnh. Ngoài ra, khi mẹ ủ bé quá nóng, bé cũng có thể nhăn nhó, khó chịu song không phản ứng dữ dội như lúc lạnh mà chỉ khóc rưng rức.

Trẻ quấy khóc do quá lạnh

Trẻ khó chịu, quấy khóc khi bị lạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ khóc dạ đề

Nếu trẻ hay khóc đêm, khóc thét từng cơn trong ba tuần trở lên thì rất có thể bé đang gặp phải hội chứng Colic hay còn gọi là khóc dạ đề. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi chiều tối và ban đêm trong giai đoạn từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi và giảm dần sau tháng thứ 3 - 4.

Một số lý do khác

Ngoài ra những nguyên nhân kể trên, cũng có một số lý do khác khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều như đói bụng, gắt ngủ, bị kích thích quá mức,... hoặc đang gặp rắc rối nào đó (muỗi cắn, tay chân bị đè,...).

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

Bé sơ sinh khóc nhiều có sao không? Theo các chuyên gia cho biết, riêng với trẻ sơ sinh, việc khóc nhiều trong một thời gian dài đa phần là do bé đang cảm thấy khó chịu và bất an. Trẻ không thể nói chuyện được với bố mẹ, vậy nên khóc là cách duy nhất để thể hiện và muốn cho bố mẹ biết chúng cần được đáp ứng một nhu cầu nào đó.

Trên thực tế, việc trẻ sơ sinh khóc nhiều hoàn toàn không gây hại cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc nhiều và kèm theo những biểu hiện bất thường như bỏ bú, ngủ hay giật mình, nóng sốt, đi vệ sinh có phân lẫn máu,... thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì có thể con đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó.

Khi trẻ khóc nhiều, ba mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Bố mẹ nên làm gì? Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc nhiều là hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ khóc nhiều nhưng vẫn bú tốt, phát triển bình thường, cơ thể không có biểu hiện đáng quan ngại thì phụ huynh nên bình tĩnh, kiên nhẫn và làm dịu cơn quấy khóc của con bằng tình thương. Cụ thể:

Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn

Điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ khóc là bố mẹ phải kiểm soát và cố gắng giữ được trạng thái cảm xúc của mình theo chiều hướng tích cực. Chỉ khi bình tĩnh, bố mẹ mới có thể tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà trẻ muốn truyền tải. Sau đó, hãy dỗ dành còn bằng giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp thể hiện tình yêu thương để giúp trẻ thấy thoải mái hơn.

An ủi và vỗ về trẻ

Khi cảm thấy bất an, trẻ thường muốn được bố mẹ âu yếm để có thể lấy lại bình tĩnh. Sự an ủi, vuốt ve của bố mẹ có thể giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, có cảm giác an toàn, từ từ bình tĩnh trở lại và không khóc nữa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể vừa vỗ nhẹ bụng, vừa hát ru cho bé nghe để con cảm thấy an tâm và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

An ủi, vỗ về trẻ khi trẻ quấy khóc

Vỗ nhẹ bụng, hát ru cho bé nghe để con dễ chìm vào giấc ngủ (Nguồn: Sưu tầm)

Massage nhẹ nhàng cho bé

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy massage nhẹ vùng bụng và toàn thân của bé để giảm các vấn đề tiêu hóa cũng như giúp cơ thể con được thư giãn, thoải mái hơn.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ không nên sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê và hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…) để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có đủ sữa cho trẻ bú trong 6 tháng đầu đời, nên ưu tiên lựa chọn loại sữa công thức có kết cấu đạm mềm và nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời, sữa chứa nhiều chất xơ cũng góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa, hạn chế mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Xem thêm: Sữa công thức là gì? Cách chọn sữa công thức cho bé

Tạo không gian yên tĩnh và ấm áp

Tiếng ồn và ánh sáng mạnh là những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, ngủ không sâu giấc, quấy khóc. Do đó, bố mẹ cần tạo một không gian yên tĩnh, ấm áp để mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ru con ngủ bằng tiếng ồn trắng (âm thanh đặc biệt dễ chịu giúp khắc phục tạp âm) để át đi những tiếng ồn xung quanh.

 Tạo không gian yên tĩnh cho bé ngủ

Tạo không gian yên tĩnh, ấm áp giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Thấu hiểu các nhu cầu cơ bản của trẻ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan tâm và thấu hiểu các nhu cầu cơ bản của trẻ. Chẳng hạn, trẻ đói thì mẹ cho bú no, thay tã khi tã ướt, thay quần áo thoải mái hơn nếu quần áo chật gây khó chịu,... Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ bú đúng cữ, đúng lượng sữa cần thiết, tránh ép trẻ bú khi không muốn hoặc khi quá no để hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không cũng như cách khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, cảm xúc của con để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường khi trẻ khóc nhiều và đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời. Và đừng quên đồng hành cùng Huggies để có thêm nhiều kiến thức chăm con hữu ích nhé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;