Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Thóp trẻ sơ sinh: Những điều cha mẹ nên lưu ý

Thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ não bộ. Trong giai đoạn đầu khi mới sinh, thóp sẽ thay đổi liên tục nên cần đòi hỏi sự quan sát và hiểu biết từ phía cha mẹ. Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về chức năng và tình trạng thóp để hỗ trợ việc chăm sóc bé tốt hơn.

Thóp trẻ sơ sinh là gì? Thời điểm đóng thóp ở trẻ

Thóp trẻ sơ sinh là khu vực có phần xương ở đỉnh đầu chưa khép lại hoàn toàn, hay còn biết đến là “cửa đỉnh đầu”. Đây cũng là khu vực mềm yếu, dễ bị tổn thương dù cho tác nhân là các lực tác động nhỏ. Vì vậy, thóp trẻ sơ sinh cần được bảo vệ rất kỹ lưỡng ngay từ khi trẻ mới sinh.

>>Xem thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi

Các vị trí thóp trên đầu trẻ

Bạn cần chú ý quan trọng là trên đầu trẻ sẽ có 6 thóp cần được bảo vệ. Trong đó, 4 thóp nhỏ ở hai bên thái dương và xương chẩm thường rất nhỏ và thường được đóng lại trước khi sinh ra. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp vẫn có thể xảy ra, và bạn cũng cần lưu tâm thêm ở 4 vị trí này.

Thóp trẻ sơ sinh có 2 phần là thóp trước và thóp sau:

  • Thóp trước: Đây là khu vực giữa hai xương đỉnh đầu và hai xương trán, có dạng hình thoi. Kích thước của thóp trước không cố định, thay đổi liên tục từ 0,6cm đến 3,6cm (trung bình khoảng 2,1cm) trong giai đoạn sau sinh.
  • Thóp sau: Tạo bởi hai xương đỉnh đầu và xương chẩm, thóp sau có hình tam giác và thường đóng lại ngay sau khi trẻ vừa chào đời. Thóp sau thường đóng kín hoàn toàn sau khoảng 4 tháng tuổi ở hầu hết trẻ em.

Thóp trẻ sơ sinh sẽ không còn sờ được khi nó đóng lại hoàn toàn, trung bình thời gian đóng thóp là khoảng gần 14 tháng và có thể kéo dài đến 18 tháng. Trong 3 tháng đầu sau sinh, chỉ có khoảng 1% trẻ sơ sinh có thóp trước đóng lại, khi trẻ đến 12 tháng tuổi thì tỷ lệ này tăng lên 38,8% và 24 tháng tuổi là 96%.

Quá trình đóng thóp ở trẻ sơ sinh

Quá trình đóng thóp ở trẻ sơ sinh

Chức năng của thóp ở trẻ sơ sinh

Một số chức năng quan trọng của thóp ở trẻ sơ sinh:

  • Hệ thống thóp và các đường nối đàn hồi giữa các xương sọ đóng vai trò bảo vệ não, giảm áp lực lên đầu bé trong quá trình sinh. Vì khi đầu của em bé chui ra từ âm đạo của mẹ đã bị ép chặt lại. Nếu không có những khoảng hở này thì em bé có thể bị đau, thậm chí là chảy máu não hoặc tổn thương ở mắt và màng xương.
  • Trong giai đoạn khi vừa mới chào đời, trẻ thường xuyên vấp ngã và bị thương, đặc biệt trong giai đoạn học lật, bò và học đứng. Thóp hoạt động như một lớp đệm giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương não khi trẻ bị ngã hoặc bị các tác động khác.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng

Dấu hiệu nhận biết sự bất thường của thóp trẻ sơ sinh

Thời điểm đóng thóp quá sớm hoặc quá muộn

Trong trường hợp thóp trẻ sơ sinh đóng lại quá sớm hoặc quá muộn thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến sức khỏe:

  • Thóp đóng quá sớm: Có thể do não bé phát triển không đầy đủ, nhỏ, xương đầu cốt hóa sớm hoặc do ảnh hưởng từ tia X-quang khi mẹ mang thai, bẩm sinh hoặc viêm não. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
  • Thóp đóng quá muộn: Có thể xuất hiện ở trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hoặc suy giảm chức năng của tuyến giáp.

Cả 2 trường hợp trên đều là dấu hiệu bất thường mà cha mẹ nên để ý và theo dõi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:

bac si

Bé sinh ra đầu còn 2 thóp: thóp trước và thóp sau. Thóp sau thường đóng rất sớm, đa số đã đóng sau 4 tháng. Còn thóp trước đa số đóng khi bé 19 tháng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thóp trước có thể đóng bất cứ lúc nào từ 4 tháng đến 26 tháng. Nếu thóp đóng trước 4 tháng hoặc 27 tháng vẫn chưa đóng thì bạn phải cho bé đi khám bác sĩ nhé!

bac si

Kích thước thóp nhỏ hoặc thóp khép kín

Thóp quá nhỏ hoặc gần khép kín có thể gây áp lực lớn lên não của trẻ khi sinh, đây một phần nguyên nhân có thể do việc mẹ sử dụng canxi không đúng cách và sử dụng quá mức trong thai kỳ. Vì vậy khi mang thai, việc thăm khám và tư vấn với bác sĩ về liều lượng canxi phù hợp là quan trọng. Mẹ bầu cũng nên ưu tiên bổ sung canxi từ thực phẩm giàu canxi tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Thóp bị lõm, phồng

Ở trẻ bình thường, thóp sẽ phập phồng theo nhịp tim, mềm và không đầy. Nếu thóp phồng bất thường có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ hoặc các bệnh như viêm màng não, não úng thủy.

Bên cạnh đó, thóp lõm có thể xuất hiện ở trẻ bị mất nước do sốt, nôn mửa, tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng. Có một điểm cần lưu ý rằng thóp có thể nhô lên khi trẻ quấy khóc, vì vậy cha mẹ cần quan sát kỹ để có thể phân biệt.

Tốc độ khép thóp quá lâu hoặc quá nhanh

Ở trẻ em bình thường, thóp thường đóng lại khoảng 2,5mm mỗi tháng. Thóp đóng nhanh có thể do cơ thể trẻ thừa canxi và nếu như thiếu vitamin D thì có thể làm chậm quá trình này. Trong trường hợp thóp đóng chậm, trẻ nên được tắm nắng và bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như cá, nấm, đậu nành, trứng, …

Nguyên nhân thóp trẻ sơ sinh phập phồng

Hiện tượng phập phồng ở thóp trẻ sơ sinh có thể xuất hiện vì:

  • Thóp ở vùng não tạm thời vẫn chưa hoàn toàn được lấp đầy bằng xương.
  • Thóp được cấu tạo từ 3 lớp bảo vệ và giữa các lớp này vẫn còn chứa chứa chất dịch để giảm chấn động cho trẻ, điều này có thể khiến mẹ có cảm giác phập phồng ở thóp khi chạm vào.
  • Nếu thóp phập phồng thì có thể là do thóp rộng, thóp rộng có thể liên quan đến các bệnh lý như còi xương, viêm màng não hoặc xuất huyết màng não.

Cha mẹ cần lưu ý đến kích thước và hình dáng của thóp để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

Cha mẹ cần lưu ý đến hình dạng và kích thước của thóp để phát hiện sớm các vấn đề

Cha mẹ cần lưu ý đến hình dạng và kích thước của thóp để phát hiện sớm các vấn đề (Nguồn: Internet)

Cách bảo vệ thóp của trẻ sơ sinh an toàn

Một số thói quen của ba mẹ như giữ ấm đầu quá mức, cho trẻ nằm gối sớm, cắt tóc máu sớm,… có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của thóp. Cha mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng của thóp:

  • Tránh đội mũ cho trẻ quá lâu, đặc biệt là sau 3 tháng tuổi, chỉ nên đội mũ khi ra ngoài.
  • Lau khô đầu sau khi tắm để ngăn ngừa nhiễm lạnh.
  • Không nên cho trẻ nằm gối sớm để tránh ảnh hưởng đến hình dạng đầu và thóp. Mẹ có thể sử dụng khăn mềm kê đầu cho trẻ khi bú trong thời gian đầu.
  • Tránh cắt tóc máu quá sớm, chờ đến khi trẻ sau 1 tuổi và thóp đã bắt đầu khép lại thì lúc này mới nên cắt tóc máu cho trẻ.

Xem thêm: Cách tắm trẻ sơ sinh - Tắm bé sơ sinh đúng cách

Câu hỏi thường gặp

Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Thóp của trẻ sơ sinh bình thường khi có 2 phần:

  • Thóp trước: Nằm giữa 2 xương đỉnh đầu và 2 xương trán, hình thoi, kích thước trung bình là 2,1cm.
  • Thóp sau: Nằm giữa 2 xương đỉnh đầu và xương chẩm, đóng kín hoàn toàn sau 4 tháng tuổi.

Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không?

Nếu sờ vào thóp trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho trẻ vì thóp được cấu tạo từ 3 lớp màng bảo vệ dày nên không thể làm trẻ bị thương.

Trên đây là những thông tin mà Huggies đã tổng hợp về quá trình đóng thóp của trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể theo dõi thêm nhiều bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Chăm sóc trẻ sơ sinh và các sản phẩm Huggies được cập nhật hằng ngày nhé!

>>>Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fontanels-bulging

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323912

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/about-the-fontanelle

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;