Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

 

 

Tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một điều mà các bà mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và thắc mắc cho các bậc phụ huynh. Cho nên, việc tìm hiểu về cách chăm sóc da nhạy cảm của bé là quan trọng. Sau đây Huggies sẽ chia sẻ về mụn sữa ở trẻ sơ sinh - nguyên nhân và cách xử lý an toàn cho làn da nhạy cảm của bé yêu!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn sữa là  một dạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở các bé từ vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi. Mụn sữa không phải là một vấn đề nghiêm trọng và thường không gây đau đớn hay ngứa cho bé, tuy nhiên, nó có thể gây lo lắng cho các bà mẹ trẻ. Để hiểu rõ hơn về mụn sữa, bố mẹ cần tìm hiểu tại sao nó xuất hiện và cách phân biệt nó với các vấn đề da khác ở trẻ sơ sinh.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa thường thể hiện bằng các đốm mụn nhỏ màu trắng hoặc vàng, thường xuất hiện trên mặt, cổ, vai, và thậm chí ở đầu bé. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể có thể bao gồm:

  • Các đốm mụn trắng nhỏ: Mụn sữa thường xuất hiện dưới dạng các đốm mụn màu trắng, màu vàng, hoặc màu da tự nhiên trên da bé.
  • Không gây ngứa hoặc đau đớn cho bé: Mụn sữa thường không gây khó chịu, ngứa hoặc đau rát cho bé. Ngoài ra, da ở vùng xung quanh các đốm mụn thường không bị sưng tấy.
  • Có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm: Mụn sữa có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc trong các nhóm nhỏ trên làn da của bé.
  • Vị trí phổ biến: Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt, cổ, vai, và đôi khi ở da đầu bé.
  • Tự khỏi: Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự tan biến sau một thời gian và không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số yếu tố được xem xét có thể gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Tác động từ hormone: Trong thời kỳ mang thai, mẹ sản xuất các hormone có thể tác động lên cơ địa của bé. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hormone này có thể gây kích thích tăng sản xuất dầu ở da bé, tạo điều kiện cho mụn sữa hình thành.
  • Can thiệp thuốc điều trị: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh mắc bệnh và cần phải sử dụng thuốc điều trị. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể làm thay đổi tính trạng da của bé và gây ra mụn sữa.
  • Chế độ ăn uống và sữa công thức: Một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng với thành phần trong sữa công thức, đặc biệt là đạm Albumin, dẫn đến sự kích thích và hình thành mụn sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da của bé. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm cay và nóng, kết hợp với hệ tiêu hóa yếu kém của trẻ sơ sinh, có thể làm tăng nguy cơ mụn sữa.
  • Phì đại tuyến bã nhờn: Một số trường hợp trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn có thể gây viêm da và hình thành mụn sữa.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Phân biệt mụn sữa với mụn hạt kê, chàm sữa, rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh, bé có thể gặp phải các vấn đề da như mụn sữa, mụn hạt kê, chàm sữa và rôm sảy. Dưới đây là sự phân biệt giữa các vấn đề da này để bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng da của con:

Đặc điểm phân biệt

Mụn sữa

Mụn hạt kê (milium)

Chàm sữa (eczema)

Rôm sảy (heat rash) hoặc mụn nhiệt đới

Màu sắc

Các đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng

Giống mụn sữa

Thường xuất hiện dạng đỏ và sưng

Thường có màu đỏ

Triệu chứng

Không gây ngứa hoặc đau đớn. Không sưng, đỏ, viêm nhiễm. Tự tan biến sau vài tuần hoặc tháng

Không gây ngứa hoặc đau đớn. Thường xuất hiện dưới dạng điểm trắng nhỏ

Thường gây ngứa, đau và khó chịu. Có thể xuất hiện vùng da nổi đỏ, nhiễm mủ và viêm nhiễm

Gây ngứa và khó chịu. Thường xuất hiện do tắc nghẽn lỗ chân lông do mồ hôi hoặc nóng trong cơ thể.

Vị trí

Thường xuất hiện ở trên mặt, cổ, vai và đôi khi ở da đầu.

Đặc biệt thường xuất hiện ở vùng mặt (mắt , mũi và miệng)

Bất kỳ vùng nào trên cơ thể bé, thường tập trung ở vùng da như khuỷu tay, đầu gối và mặt sau của cơ đùi

Thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với nhiệt và mồ hôi như cổ, nách, và vùng đùi.

Để phân biệt chính xác và chăm sóc da bé, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng da của con.

>> Xem thêm:

Cách chăm sóc da khi bé sơ sinh có mụn sữa

Chăm sóc da của bé khi mụn sữa xuất hiện là một phần quan trọng trong việc đảm bảo làn da của bé luôn khỏe mạnh và thoải mái. Dưới đây là một số cách chăm sóc da khi bé có mụn sữa:

Sử dụng nước ấm để làm sạch da

Khi tắm bé, bố mẹ hãy sử dụng nước ấm và bông gòn mềm để làm sạch nhẹ da của bé. Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì nó có thể làm tổn thương da nhạy cảm của bé. Làm sạch da cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh mẽ.

Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ

Bố mẹ nên lựa chọn sữa tắm không chứa hương liệu và chất tạo màu, đặc biệt được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm này giúp bảo vệ da bé khỏi tác động hóa học có thể gây kích ứng. Khi tắm cho bé, bố mẹ hãy thoa sữa tắm nhẹ nhàng lên da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Không nên bóc mụn sữa

Dù có thể khó chịu, bố mẹ hãy tránh cố gắng bóc mụn sữa của con hoặc tránh để bé sờ tay/bóc/cạy mụn sữa. Việc này có thể gây tổn thương da và dẫn đến viêm nhiễm. Hãy để mụn sữa của con tự tan biến theo thời gian.

Sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp cho trẻ sơ sinh

Khi con bị mụn sữa với tình trạng nhiều, để làn da con sớm trở về trạng thái mềm mịn, bố mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Kem dưỡng ẩm giúp giữ cho da của bé không bị khô và ngứa. Ngoài ra nên chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và các thành phần có thể gây kích ứng da cho da của bé. Khi thoa kem, bố mẹ nên thoa kem một cách nhẹ nhàng sau khi làm sạch da bé để giữ cho da mềm mịn và được bảo vệ. 

Sử dụng kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh bị mụn sữa để da bé được mau lành

Sử dụng kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh bị mụn sữa để da bé được mau lành

>> Bí kíp cho mẹ: 

Trẻ sơ sinh có làn da khá mỏng manh và nhạy cảm, vậy nên mẹ hãy thử sử dụng tã sơ sinh chất lượng tốt và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Nature Made là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Mặc dù mụn sữa thường không đe dọa sức khỏe của bé, có những tình huống bạn nên thăm khám bác sĩ:

Khi mụn sữa trở nên viêm nhiễm

Nếu các bậc phụ huynh thấy bất kỳ biểu hiện viêm nhiễm nào như sưng, đỏ, và có mủ, hãy đưa con đến gặp bác sĩ. Khi có triệu chứng trên xảy ra, đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp để ngăn chặn sự lan truyền của viêm nhiễm và giảm viêm đau cho bé.

Khi mụn sữa kéo dài quá 3 tháng tuổi

Thường thì mụn sữa sẽ tự tiêu tan sau vài tuần đến 1 tháng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá 3 tháng và không thấy cải thiện, bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

>> Xem thêm: Từ a-z những điều cần biết về trẻ sơ sinh bị viêm da

Nếu có các triệu chứng khác đi kèm

Nếu bé có các triệu chứng khác như ngứa, đỏ, hoặc bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe khác đi kèm với mụn sữa, các bậc phụ huynh hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh về da khác mà con đã bị.

Chăm sóc bé khi bị mụn sữa ở tuổi sơ sinh là điều mọi bà mẹ quan tâm

Chăm sóc bé khi bị mụn sữa ở tuổi sơ sinh là điều mọi bà mẹ quan tâm

Qua bài viết này, Huggies đã cùng bạn tìm hiểu về mụn sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách xử lý phù hợp, Để làn da của con luôn được mềm mịn và khô thoáng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy kiên nhẫn và chăm sóc con một cách khoa học. Hy vọng những thông tin mà Huggies tổng hợp được sẽ giúp ích cho bố mẹ đang lo lắng về tình trạng mụn sữa ở bé con nhà mình. Đón xem các bài viết hữu ích khác tại Chăm sóc bé được cập nhật hằng ngày trên Huggies, bố mẹ nhé!

>> Bố mẹ có thể biết: 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;