Mẹ có biết những mảng trắng nhỏ xuất hiện trên bề mặt lưỡi của bé, chưa chắc là cặn sữa?
Đó có thể là Nấm lưỡi (hay còn được gọi là: nấm miệng, tưa lưỡi) là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Nấm lưỡi có thể làm bé biếng ăn, bỏ bữa, tác động trực tiếp đến sự phát triển toàn diện trong tương lai. Nếu bé đang gặp tình trạng này, mẹ tham khảo thông tin bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức và cách phòng và điều trị nấm lưỡi cho bé nhé!
Nguyên nhân bé bị nấm lưỡi
Nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng tưa lưỡi chính là: Nấm Candida albicans - Đây là loại nấm thường chung sống "hòa bình" trên cơ thể con người và ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, một khi phát triển quá mức, chúng có thể gây ra nấm miệng ở trẻ. Một số nguyên nhân gây nấm miệng có thể kể đến như:
- Vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách: Khoang miệng của các bé rất dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú, và khâu chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho bé, đều "nhờ cậy" ở mẹ. Vì vậy, mẹ cần chú ý trong khâu vệ sinh cho bé, đặc biệt là vệ sinh vùng miệng, cả trong giai đoạn cho con bú hoặc cho bé ăn dặm.
- Lây từ các vật dụng của bé: Các dụng cụ trực tiếp cho trẻ ăn, ngậm, bú như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu, đồ dùng ăn uống, đồ chơi… cũng là “nơi trú ẩn” yêu thích của loại nấm miệng này. Mẹ nên chú ý vệ sinh, khử khuẩn để tránh lây lan gây bệnh cho bé.
- Lây bệnh từ mẹ: Trong quá trình mang thai và chuyển dạ hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, nếu mẹ bị nhiễm nấm có thể lây truyền từ mẹ sang con. Mẹ nên lưu ý điểm này để điều trị dứt điểm nấm, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Hệ thống miễn dịch của bé còn yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng rất cao do hệ thống miễn dịch của cơ thể còn yếu. Đặc biệt nhất là các bé sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ sử dụng corticoid đường hít kéo dài (trong điều trị hen suyễn) mà không súc miệng sau khi xịt.
- Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ vi nấm có hại. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm miệng cho bé, mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng, hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất, mẹ nhé!
Bên cạnh các nguyên nhân chính, bé cũng có thể bị nấm lưỡi do:
- Thức ăn chưa phù hợp với bé: Ăn nhiều đồ cứng và quá khô có thể gây nấm lưỡi ở một số bé. Vì vậy, khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ nên lựa chọn và tìm hiểu những thực phẩm phù hợp với con.
- Vi-rút: Dấu hiệu của nhiễm nấm và vi-rút rất giống nhau, nhưng nếu vi-rút là tác nhân chính, mẹ sẽ thấy những vết loét nhỏ xuất hiện trong miệng bé, kèm một số hiện tượng như: sốt cao, hơi thở có mùi,... Trong trường hợp này, mẹ cần nên theo dõi và chủ động liên hệ bác sĩ để điều trị cho bé kịp thời.
Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm bổ dưỡng
Mẹ có biết:
Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Nấm lưỡi thường có những biểu hiện gì?
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này bằng cách:
- Khi cho bé bú trực tiếp: Mẹ có cảm giác đầu núm cho bé bú đau rát, da ngứa, dễ bong tróc.
- Nhìn vào miệng bé:
- Nếu thấy các mảng trắng hình tròn, nhỏ giống như nổi cục hoặc vết loét tại các vị trí như: lưỡi, nướu, bên trong miệng, vòm họng, má hoặc môi; khóe miệng bị nứt, có thể bé đã bị nấm lưỡi.
- Những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau đó chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản cũng là dấu hiệu bé bị nấm lưỡi.
Cách phân biệt cặn sữa và nấm lưỡi cho bé
Các đốm cặn sữa thường nhỏ, ít tập trung và thường biến mất trong 1 giờ sau bú. Để chắc chắn, mẹ có thể kiểm tra bằng quấn một miếng gạc quanh ngón tay, nhẹ nhàng lau sạch xem mảng trắng có biến mất hay không. Nếu biến mất, thì đó là cặn sữa. Nếu các vết không biến mất hoặc khó làm sạch, lưỡi bé trở nên đỏ, đó là đặc điểm nhận biết của bé bị nấm lưỡi.
Tham khảo Cách cho bé bú đúng cách
Nấm lưỡi có nguy hiểm không?
Nấm lưỡi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến hiện tượng biếng ăn, bỏ bữa ở bé, lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng nặng còn làm cho bé bị đau rát cổ họng, ngứa ngáy khó chịu, kích thích hay bị nôn ói.
Đối với các trường hợp chủ quan, không chữa hoặc chữa sai cách, nấm lưỡi sẽ có nguy cơ biến chuyển nghiêm trọng với diễn biến phức tạp. Cụ thể, khi nấm candida miệng xâm nhập sâu vào các cơ quan khác trong cơ thể có thể là hệ tiêu hóa và hô hấp.
- Nấm tới hệ hô hấp thông qua cổ họng trẻ khi hô hấp, thực quản và khí quản có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản, viêm phổi thậm chí là bệnh nấm phổi.
- Với hệ tiêu hóa, nấm xâm nhập vào cơ thể qua dạ dày khiến cho trẻ bị tiêu chảy mất nước, sút cân, và tình trạng cơ thể mệt mỏi nếu kéo dài sẽ đe dọa tính mạng bé.
Cách điều trị nấm lưỡi cho bé
Trên thực tế, việc điều trị nấm lưỡi cho bé khá đơn giản, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Trong đó, phương pháp sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ đem lại hiệu quả tương đối cao.
Đầu tiên, chúng ta nên tìm mua các loại gạc rơ lưỡi đảm bảo chất lượng và không gây dị ứng cho bé. Mẹ cho miếng gạc vào nước muối sinh lý đã được pha loãng và từ từ vệ sinh khoang miệng cho con.
Nếu mẹ vẫn chưa yên tâm, các bác sĩ có thể sẽ kê thêm các thành phần thuốc uống và bôi cho mẹ và bé.
Trong quá trình điều trị nấm lưỡi cho bé, mẹ cần lưu ý:
- Trước và sau khi rơ lưỡi, mẹ nhớ rửa tay và dụng cụ rơ lưỡi thật sạch để đảm bảo vệ sinh, không tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể trẻ nhỏ.
- Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để rơ lưỡi bé, vì có thể gây ngộ độc cho bé.
- Không nên cạy những chấm trắng trên lưỡi bé, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
- Không nên cho bé bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi dùng thuốc.
- Trong quá trình vệ sinh khoang miệng, chúng ta thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương. Đặc biệt, mẹ hãy cố gắng để bé không nuốt nước muối.
- Tùy vào tình trạng bệnh nấm miệng cũng như cơ địa và sức khỏe của bé để áp dụng phương pháp trị bệnh cho hợp lý.
- Đối với bé cần đặc trị bằng thuốc, mẹ cần quan tâm đến các thành phần của thuốc, đối với những loại thuốc có công thức hóa học, khi thực hiện cho con cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Điều trị dứt điểm: Nấm lưỡi, trong một số trường hợp, có thể truyền nhiễm cho mẹ trong quá trình bú, sau đó lây ngược lại giữa núm vú mẹ và miệng bé khiến bệnh phát triển hơn và khó trị dứt điểm. Do đó, mẹ cần kiên trì bôi thuốc cả lên đầu núm và dùng thuốc đều đặn cho bé ít nhất hai ngày sau khi hết toàn bộ các triệu chứng.
- Khi con bị nấm miệng và mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng không thấy đỡ, hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất, mẹ nhé. Việc tự ý sử dụng kháng sinh hay thuốc rắc trên lưỡi có thể gây viêm, loét lưỡi, hoặc dẫn đến tình hình nặng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ thêm về quá trình điều trị nấm lưỡi cho bé như sau:
Các bác sĩ sau khi khám sẽ hướng dẫn điều trị nấm lưỡi cho bé bằng các loại thuốc như natribicarbonate 25%, Miconazol (Daktarin) hoặc Nystatin. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo với bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc. Điều quan trọng mẹ không quên vệ sinh khoang miệng cho trẻ thật kỹ mỗi ngày nhằm điều trị dứt điểm nấm miệng không bị tái phát.
Cách phòng tránh bệnh nấm lưỡi cho bé
Để phòng nấm lưỡi cho bé, chủ yếu mẹ cần tập trung vào việc vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách cho bé:
- Bé sơ sinh: Rơ lưỡi cho bé bằng gạc mềm 2 lần/ngày, sáng và trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Bé trên 6 tháng tuổi: Cho bé uống nước để tránh khô miệng làm nấm tái phát. Mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng đúng cách và súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% sau khi ăn.
Một số cách khác mẹ có thể làm để phòng nấm lưỡi cho bé yêu nhà mình như:
- Vệ sinh sạch sẽ ti giả, vòng ngậm nướu, đồ dùng ăn uống, đồ chơi…
- Vệ sinh núm vú của mẹ mỗi trước và sau khi cho con bú.
- Không cho bé ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
- Tránh hôn, tiếp xúc trực tiếp nước bọt khi bản thân bị nhiễm nấm, đồng thời hạn chế để người lạ hôn bé, lây nhiễm bệnh.
Mặc dù nấm lưỡi ở trẻ là bệnh ảnh hưởng bên ngoài rất dễ chữa nhưng nếu chủ quan sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của bé. Mẹ hãy luôn theo sát, tìm hiểu kỹ càng và chọn cho con những phương pháp tốt nhất phòng và trị bệnh nhé!.
Huggies hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin và giải tỏa một phần nỗi lo trong mẹ. Mến chúc mẹ một hành trình nuôi bé thật nhẹ nhàng và đong đầy hạnh phúc!
Tham khảo thêm Cách chăm sóc sức khỏe cho bé