Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là một trong những bước chăm sóc cần thiết sau khi trẻ ra đời,nên chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như thế nào, dấu hiệu nào cho biết rốn bị nhiễm trùng. Là những điều mọi ông bố bà mẹ thường băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bố mẹ chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách.

Tham khảo: Chăm sóc trẻ mới lọt lòng

Chăm sóc rốn trẻ ngay sau sinh

Dây rốn là bộ phận kết nối thai nhi với nhau thai trong tử cung người mẹ, giúp thai nhi nhận được nguồn dinh dưỡng và oxy từ mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, bác sĩ sẽ kẹp và cắt dây rốn, phần cuống rốn còn lại sẽ khô dần và rụng đi (thường mất tầm 10 – 14 ngày, đôi khi có thể lên đến 21 ngày).

Việc chăm sóc vùng rốn cho trẻ sơ sinh tới khi cuống rốn rụng đi vô cùng quan trọng, vì nếu không chăm sóc cẩn thận trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cùng một số triệu chứng nguy hiểm.

Sau đây là những điều bố mẹ cần lưu ý khi vệ sinh vùng rốn cho trẻ sơ sinh:

Nguyên tắc

  • Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là việc bố mẹ nên làm từ ngay sau sinh trẻ tới khi rụng lên sẹo khô.
  •  Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.
  • Mẹ cần hết sức cẩn thận khi tắm trẻ, cần phải bảo đảm rốn luôn được khô, không để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn. Nếu cuống rốn bị ướt, mẹ hãy thấm khô vùng rốn bằng khăn mềm, hoặc nếu cuống rốn có bị bẩn vì trẻ đi tiêu, hãy dùng khăn mềm thấm nước sạch hoặc nước muối sinh lý vệ sinh cho con và lau khô.
  • Mẹ nên gấp tã xuống dưới rốn nhằm tránh việc nước tiểu, phân của trẻ dính vào rốn.
  • Rốn phải được cố định, băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động, nhưng phải bảo đảm thoáng vì cuống rốn sẽ mau khô hơn khi tiếp xúc không khí.
  • Hãy để cuống rốn rụng tự nhiên, tránh chạm hoặc bôi bất kỳ thuốc gì lên rốn trẻ.

Thông thường mẹ nên vệ sinh rốn một lần trong ngày, thường tiến hành trong thời gian tắm bé xong.

Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:

  •  Trước tiên mẹ nên rửa tay bằng xà bông cho sạch tiếp đó rửa lại bằng dung dịch cồn 700.
  •  Mở bao gạc rốn, quan sát tình trạng rốn.
  •  Dùng tampon (dùng để ngoáy tai) chấm dung dịch cồn 700 bôi từ đầu rốn xuống chân cuống rốn và rộng ra da bụng quanh chân rốn 3cm. Tuyệt đối không rắc bột kháng sinh vào rốn.
  •  Chờ cồn khô,đắp gạc mỏng lên và băng thun để cố định.
  •  Chăm sóc rốn mỗi ngày cho đến khi da nơi lỗ rốn lành khô lại.
  • Thường khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên.

 Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Sau khoảng từ 1 – 3 tuần, cuống rốn sẽ tự khô và rụng đi, mẹ có thể sẽ nhìn thấy một ít máu sẫm màu chảy ra, nhưng điều này hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại.

Sau khi cuống rốn rụng, mẹ nên dùng khăn mềm thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng vệ sinh chất tiết còn dư cũng như toàn bộ vùng rốn của trẻ, rồi lau khô bằng khăn sạch và mềm.

Hãy tiếp tục vệ sinh và theo dõi vùng rốn của trẻ cẩn thận, nếu nhìn thấy rốn trẻ tiếp tục rỉ dịch hoặc chảy máu thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn

Trong suốt quá trình chăm sóc rốn cho trẻ, mẹ nên đưa trẻ khi đi khám ngay khi rốn trẻ có các dấu hiệu sau:

  •  Da vùng quanh cuống rốn ửng đỏ.
  •  Cuống rốn chảy nước vàng hoặc có mùi hôi.
  •  Rốn rụng rồi nhưng còn lại một u hạt.
  •  Rốn tiếp tục rỉ dịch vàng sau khi đã rụng cuống rốn.
  •  Rốn bị lồi.

Tham khảo: Những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc vùng rốn trẻ sơ sinh đúng cách ngay từ sau khi sinh sẽ giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng rốn. Bố mẹ hãy lưu ý luôn vệ sinh vùng rốn cho con đúng cách, và đừng quên ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả nhé!

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

>> Nguồn tham khảo:

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;