Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh nói lên điều gì về sức khỏe của bé?

bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh thumb

Bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi bé. Màu nước tiểu có thể trong suốt, vàng nhạt đến vàng đậm, thậm chí có những trường hợp nước tiểu màu hồng, đỏ. Vậy, nước tiểu của một em bé khỏe mạnh có màu gì? Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám? Huggies sẽ cùng mẹ giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau.

Màu nước tiểu là gì?

Màu nước tiểu là công cụ giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Nước tiểu của mỗi người luôn có những màu sắc khác nhau được quy định bởi sắc tố urochrome. Ngoài ra, màu của nước tiểu còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như chế độ ăn uống, thuốc, vitamin, tình trạng sức khỏe,...

Với trẻ sơ sinh, nước tiểu bình thường có màu trong suốt đến vàng nhạt, chủ yếu là do lượng sữa bé bú mỗi ngày. Bé bú nhiều, nước tiểu loãng có màu vàng nhạt. Ngược lại, bé bú ít sẽ khiến nước tiểu đậm màu hơn. Tuy nhiên, nếu màu nước tiểu của trẻ đậm, cam, hồng đỏ,... là biểu hiện bất thưởng, có thể cảnh báo một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Màu sắc của nước tiểu của bé

Màu nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Màu sắc nước tiểu của trẻ sơ sinh biểu hiện điều gì?

Trong vài tuần đầu sau sinh, quá trình bài tiết của trẻ có rất nhiều sự thay đổi từ số lần tiểu, lượng nước tiểu đến màu sắc nước tiểu. Những thay đổi này khiến các mẹ lo lắng về sức khỏe của trẻ. Để chủ động trong việc chăm sóc trẻ, tránh những lo lắng không đáng có, mẹ cần phân biệt màu sắc nước tiểu và phát hiện kịp thời những bất thường:

  • Nước tiểu màu vàng nhạt: Màu sắc nước tiểu vàng nhạt chứng tỏ trẻ đang rất bình thường, khỏe mạnh.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm: Bé bú mẹ bình thường và mẹ không uống thuốc, không ăn những thực phẩm có màu vàng nhưng nước tiểu bé có màu vàng sẫm thì có thể bé đang bị thiếu nước. Lúc này, mẹ nên bổ sung nước cho bé. Ngoài ra, bé thiếu nước còn đi kèm với biểu hiện phần trên trán phập phồng hoặc lõm sâu.
  • Nước tiểu màu vàng đậm: Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng đậm như nước trà đặc không chỉ là biểu hiện của cơ thể thiếu nước mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như sỏi thận, viêm gan, viêm túi mật,... Nếu tình trạng nước tiểu đậm màu kéo dài mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ.
Nước tiểu màu vàng

Màu sắc nước tiểu của trẻ sơ sinh thay đổi từ vàng nhạt đến đậm (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân, cách giúp trẻ hết lười ăn 

Bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh

Màu nước tiểu của trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh và những cảnh báo tình trạng sức khỏe mà mẹ nên biết:

Bảng màu nước tiểu

Bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân khiến nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng

Nước tiểu màu vàng thường gặp ở rất nhiều trẻ sơ sinh. Nếu nước tiểu màu vàng nhạt thì mẹ không cần quá lo lắng. Ngược lại, nước tiểu màu vàng đậm hơn có thể do chế độ dinh dưỡng hoặc vấn đề bệnh lý. Cụ thể:

Các nguyên nhân về vấn đề dinh dưỡng

Nước tiểu màu vàng có thể do chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ và bé:

  • Trẻ bú chưa đủ sữa khiến nước tiểu cô đặc và có màu vàng. Với trẻ bú mẹ, trẻ thường bú từ 10 - 15 phút/lần và bú lại sau khoảng 3 giờ. Với trẻ bú bình, lượng sữa cần đảm bảo là 150ml/kg/ngày.
  • Mẹ ăn các thực phẩm màu vàng hoặc uống thuốc, vitamin có màu vàng cũng làm cho nước tiểu của trẻ sơ sinh chuyển màu vàng.
Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho bé 17 tháng tuổi ăn đủ chất

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân dinh dưỡng, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng còn xuất phát từ bệnh lý, chẳng hạn:

  • Viêm gan bẩm sinh: Viêm gan gây ra những tổn thương ảnh hưởng đến chức năng gan, khiến độc tố tích tụ làm cho nước tiểu có màu vàng.
  • Bệnh Thalassemia bẩm sinh: Đây là bệnh lý tán huyết bẩm sinh do thiếu men G6PD hoặc Hb bất thường. Bệnh này có tính di truyền.
  • Tắc nghẽn đường mật: Tắc nghẽn đường mật bẩm sinh hoặc tán huyết làm tắc nghẽn đường mật tại gan khiến nước tiểu có màu vàng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ sơ sinh sử dụng một số loại thuốc có thể gây vàng da, nước tiểu vàng.
  • Một số nguyên nhân khác: Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý khác nên trẻ cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng do dinh dưỡng hoặc bệnh lý (Nguồn: Internet)

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Dựa vào bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh, loại trừ những nguyên nhân nước tiểu có màu lạ do thực phẩm, sử dụng thuốc, mẹ sẽ biết lúc nào trẻ tiểu bất thường. Nếu mẹ phát hiện nước tiểu của trẻ có vấn đề, tuyệt đối không tự ý điều trị hay cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đi khám khi nước tiểu có những biểu hiện sau:

  • Nước tiểu màu vàng đậm giống như nước trà đặc.
  • Nước tiểu màu trắng đục, nâu, đỏ có kèm máu.
  • Màu nước tiểu thay đổi đi kèm những triệu chứng như nôn mửa, bé bị sốt, bỏ bú, quấy khóc,...

Đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu nước tiểu có màu bất thường

Cần đưa trẻ đi khám khi phát hiện màu nước tiểu bất thường (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 9 lý do trẻ sơ sinh hay quấy khóc và cách chữa

Câu hỏi thường gặp

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có sao không?

Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng nhạt là dấu hiệu hình thường chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện nước tiểu của trẻ có màu vàng đậm trong nhiều ngày, đã loại bỏ nguyên nhân dinh dưỡng thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để có kết luận chính xác.

Nước tiểu của trẻ sơ sinh màu đỏ có sao không?

Ở tuần đầu sau sinh, bé gái đi tiểu có thể kèm đốm máu đỏ. Đây là dấu hiệu bình thường, máu này là do nội tiết cơ thể mẹ ảnh hưởng đến tử cung của bé. Tuy nhiên, nước tiểu trẻ có màu đỏ ở những tuần sau đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang hoặc bệnh lý ở thận. Trong trường hợp này mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Như vậy, quan sát màu sắc nước tiểu của trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà bất kỳ người mẹ nào cũng cần lưu ý. Thông qua bảng màu nước tiểu của trẻ sơ sinh và những nguyên nhân khiến nước tiểu đổi màu, mẹ sẽ biết được lúc nào nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Mẹ cùng đừng quên đồng hành cùng Huggies để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ nhé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;