MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Nguyên nhân tại sao trẻ bị ho về đêm
- Trẻ ho nhiều về đêm không sốt có sao không?
- Phân loại ho thường gặp ở trẻ em
- Trẻ ho nhiều phải làm sao? Cách chữa ho cho bé khi ngủ
- Một số mẹo dân gian giúp trị dứt điểm ho đêm cho bé
- Những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giảm ho cho trẻ
- Khi nào trẻ ho về đêm cần đi khám bác sĩ?
- Các câu hỏi thường gặp về trẻ ho về đêm
Trẻ ho về đêm, ho khi ngủ thường xuyên là một trong những biểu hiện sức khỏe khiến bố mẹ lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp và thực quản mà các phụ huynh cần chú ý. Vậy bố mẹ phải làm gì khi trẻ ho về đêm. Những cách trị ho cho bé an toàn hiệu quả tại nhà. Cùng Huggies tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa ho cho trẻ về đêm nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân bị nấc ở trẻ và làm sao để chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
- Trẻ 2 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động
- Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Nguyên nhân tại sao trẻ bị ho về đêm
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn hoạt động chưa tốt nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trẻ bị ho về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều bé gặp phải. Trẻ ho nhiều có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm tác nhân kích hoạt cơn ho bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
1. Nhiệt độ xuống thấp
Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp kết hợp với không khí khô khiến cổ họng của trẻ dễ bị khô và kích ứng. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ho về đêm khi ngủ.
Tình trạng này có xu hướng diễn ra phổ biến hơn vào các giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa đông khi trời trở lạnh. Ngoài ra, nếu cho trẻ nằm ngủ trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp thì trẻ cũng dễ bị ho nhiều về đêm. Do đó, mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày này.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: 5 cách xử lý mẹ nên biết
2. Tư thế ngủ
Tư thế ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm khi ngủ. Trẻ không được gối đầu hoặc tư thế đầu nằm thấp sẽ dễ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng, gây kích ứng ho. Mẹ có thể tham khảo cách giúp trẻ ngủ ngon giấc đơn giản, hiệu quả.
Mẹ có biết:
Để được chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, mẹ không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
3. Phòng ngủ không sạch sẽ
Phòng ngủ không sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều. Đặc biệt là những gia đình có thú nuôi trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên hoặc nơi vệ sinh của các con vật không được bố trí đúng. Các vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông sẽ bị ám bụi bẩn khiến trẻ ho nhiều.
>> Tham khảo thêm: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết
Những lý do khiến trẻ ho về đêm (Nguồn: Sưu tầm)
4. Bé bị dị ứng gây ho về đêm
Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng ở trẻ thường gặp nhất. Mẹ hãy quan sát, nếu cho trẻ chơi đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho sẽ dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân trẻ ho nhiều là do dị ứng thì còn đi kèm các triệu chứng khác như hắt hơi, nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, ngứa mắt.
>> Tham khảo thêm: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
5. Bệnh hen suyễn
Tình trạng trẻ bị ho về đêm trong nhiều trường hợp còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn ở trẻ. Dấu hiệu của căn bệnh này là trẻ bị ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu trẻ ho về đêm là do hen suyễn thì mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác như trẻ khó ngủ, thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, mất tập trung…
>> Tham khảo thêm: Trẻ khóc đêm: Nguyên nhân, cách dỗ và dấu hiệu bất thường
6. Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, có thể phát sinh ở bất cứ nhóm đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi.
Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ ho nhiều về đêm, ho từng cơn dữ dội.
Nếu thấy trẻ có kèm theo nhiều dấu hiệu khác như đau nhức trán và gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, đau rát họng, khó thở do nghẹt tắc mũi,… thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
- Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
7. Viêm họng
Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể nhận biết như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đủ?
8. Trào ngược dạ dày thực quản
Đa phần khi trẻ ho đêm, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, Trào ngược ở trẻ em cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản thì nó cũng sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ ho khi ngủ.
Ngoài ra, ho do trào ngược thực quản thường xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều ngay trước khi ngủ. Lúc này, lượng thức ăn nạp vào sẽ không kịp tiêu hóa hết và làm tăng nguy cơ trào ngược, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới.
>> Tham khảo thêm:
- 30+ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ chất
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm
- Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật
9. Các vấn đề khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng trẻ ho nhiều về đêm cũng dễ khởi phát hơn khi có những yếu tố nguy cơ khác đồng kích hoạt. Trọng lực khi ngủ, không khí khô, ăn tối no hay quá muộn, phòng ngủ mất vệ sinh, nhịp sinh học của cơ thể, dị vật đường thở… đều có thể là tác nhân khiến trẻ ho về đêm.
Ngoài ra, tình trạng ho nhiều về đêm hay trong khi ngủ của trẻ cũng có thể là do những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lao phổi, viêm phổi, ho gà, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,…
>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng thì mọc răng? Dấu hiệu và cách chăm sóc
Trẻ ho về đêm vì nhiều nguyên nhân (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ ho nhiều về đêm không sốt có sao không?
Như đã đề cập ở trên, Trẻ sơ sinh bị ho là một trong những hiện tượng khá phổ biến trong 3 năm đầu đời của trẻ do sức đề kháng của con còn yếu. Thực tế, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, viêm xoang hoặc các yếu tố từ môi trường.
Khi bé bị chảy nước mũi hoặc có nhiều đờm trong cổ họng, tình trạng này có thể làm bé ho nhiều về đêm. Nguyên nhân là khi bé nằm ngủ, các chất nhầy tích tụ trong cổ họng gây ra cơn ho. Vào ban ngày, khi bé hoạt động nhiều, các chất nhầy thường dễ dàng thoát ra ngoài hơn, nên bé có thể ho ít hơn hoặc không ho.
Tuy nhiên, nếu bé bị ho về đêm nhiều một cách bất thường, như ho dai dẳng hoặc có tiếng rít khi thở, thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý cần được chú ý.
Mặc dù việc trẻ ho về đêm gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sự phát triển của bé, ba mẹ không thể bỏ qua các triệu chứng ho bất thường ở trẻ vào ban ngày hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Các bệnh lý ở giai đoạn đầu đời có thể để lại hậu quả lâu dài về sau, vì vậy ba mẹ nên thường xuyên theo dõi và đưa bé đi khám kịp thời để có điều trị phù hợp.
>> Tham khảo thêm:
- Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón và cách chữa táo bón ở trẻ em
- Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Ba mẹ có nên lưu ý khi trẻ ho về đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Phân loại ho thường gặp ở trẻ em
- Trẻ ho khan: Thường xuất hiện do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm hoặc cảm lạnh. Đặc điểm của ho khan là không có chất nhầy hoặc dịch tiết kèm theo.
- Trẻ ho có đờm: Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là do trẻ bị cảm lạnh, đi kèm với các triệu chứng đau họng, hắt hơi, biếng ăn,... Trẻ bị ho nhiều vào thời gian đầu mắc bệnh, tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 1 đến 2 tuần. Theo thống kê, trung bình trẻ em sẽ bị cảm từ 6 đến 10 lần trong một năm.
- Trẻ bị ho gà: Một trong những loại bệnh ho phổ biến hiện nay là ho gà, đường thở của trẻ sẽ bị vi khuẩn tấn công, làm hẹp và gây viêm khiến trẻ khó thở. Trẻ bị ho gà thường ho nhiều lần trong thời gian ngắn, đôi khi hơn 20 lần trong một lần thở và tạo ra tiếng kêu lạ nghe như tiếng gà kêu khi trẻ hít vào.
>> Tham khảo thêm:
- Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Một số kiểu ho phổ biến ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ ho nhiều phải làm sao? Cách chữa ho cho bé khi ngủ
Làm sao trị dứt điểm ho đêm cho bé là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh khi có con gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số cách trị ho cho bé mà các bố mẹ có thể tham khảo.
Trị ho cho bé bằng cách làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý
Cách làm giảm ho ban đêm là bố mẹ có thể nhỏ 5 - 10 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào mũi trẻ trước khi đi ngủ hoặc vào nửa đêm khi trẻ bị ho. Nước muối sinh lý nhỏ mũi được xem là an toàn cho trẻ nhỏ và dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc. Việc sử dụng ống nước muối sinh lý dạng bơm, xịt sẽ giúp làm lỏng, loại bỏ dịch nhầy, cân bằng độ ẩm và sinh lý niêm mạc mũi. Cách này sẽ giúp trẻ giảm ho và ngủ ngon giấc hơn.
Với những trẻ 3 tháng tuổi trở xuống, niêm mạc mũi còn mỏng manh thì bố mẹ nên mua những loại nước muối sinh lý chuyên biệt như nước muối sinh lý đơn liều, không có chất bảo quản,… Tốt hơn hết là bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
>> Tham khảo thêm:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Trẻ nên uống nhiều nước để giữ cho đường thở luôn ẩm, không bị khô, kích ứng. Bố mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm và bổ sung trái cây tươi để làm dịu niêm mạc phổi, phế quản,…
Đặc biệt, trước khi ngủ và sau khi thức dậy, nên cho bé uống một ly nước ấm với 2 thìa mật ong. Điều này sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm, từ đó cải thiện tình trạng bé ho về đêm, khó thở kéo dài ở trẻ,… (Lưu ý: Trẻ dưới 12 tháng tuổi không áp dụng cách này vì bé có thể bị ngộ độc với một số hoạt chất trong mật ong).
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý
Tạo độ ẩm không khí trong phòng
Tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo ẩm sẽ giúp đường thở của bé không bị khô, giảm dịch nhầy trong mũi họng, từ đó giúp làm dịu cơn ho và giảm nghẹt mũi. Bố mẹ lưu ý là chỉ chọn máy làm ẩm không khí an toàn, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Có thể đặt máy trong phòng ngủ ban đêm hoặc đặt ở phòng chơi của bé vào ban ngày.
>> Tham khảo thêm:
- Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z
- Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách
Lưu ý khi chăm trẻ ho về đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Không nên cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ để hạn chế ho về đêm
Khi ăn sát giờ ngủ thì thức ăn không kịp tiêu có thể gây ứ chất dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, ra họng và tràn vào thanh quản gây ho cho bé.
Một lưu ý nữa là bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc đồ cứng,... Những đồ ăn, thức uống này thường gây kích thích niêm mạc đường thở, khiến bé ho nhiều hơn.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống, kiểu Nhật, BLW
Giữ ấm cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ ngủ, mẹ nên cẩn thận giữ ấm ở đầu, cổ, tai, bụng và bàn chân của trẻ. Đây đều là những bộ phận của trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Việc giữ ấm cho trẻ khi ngủ sẽ giúp hạn chế cơn ho. Phụ huynh có thể giữ ấm cho trẻ khi ngủ bằng cách:
- Dùng tay massage nhẹ nhàng đầu, bụng, lưng của trẻ trước khi đi ngủ để kích thích quá trình lưu thông máu, giúp cơ thể bé luôn được giữ ấm.
- Đội mũ trùm kín tai, mặc áo cao cổ, đi tất chân hoặc đắp chăn, xoa dầu tràm vào gan bàn chân cho trẻ…
- Không để điều hòa phòng ngủ của bé dưới 25 độ C hoặc không hướng thẳng gió quạt/điều hòa vào mặt trẻ.
>> Tham khảo thêm: Cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa đúng cách
Kê cao đầu cho bé khi ngủ là mẹo trị ho hiệu quả
Tư thế ngủ không đúng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn ho về đêm ở trẻ. Khi bé nằm ngửa với đầu thấp, dịch mũi và chất nhầy có thể chảy ngược xuống cổ họng, làm kích thích và khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu trẻ nằm trên gối quá thấp, acid dạ dày có thể trào ngược lên khoang họng và phổi, gây ra triệu chứng ho. Do đó, tư thế ngủ chuẩn giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng gây kích ứng ho. Mẹ nên để trẻ nằm ngửa, thẳng người, gối đầu bé cao từ 15 – 20cm là tư thế chuẩn nhất.
Giữ cho không gian sống của trẻ luôn sạch thoáng
Mẹ nên thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, tóc, phấn hoa, lông vật nuôi, tàn thuốc lá… Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để giảm khói bụi và hóa chất độc hại cho bé.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?
Tắm cho bé bằng nước ấm hoặc xông hơi
Tắm nước nóng và xông hơi khoảng 15 phút trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy có thể giúp giảm nghẹt mũi và ho. Hơi nước sẽ làm dịu tình trạng nghẹt mũi, giúp bé dễ thở hơn và cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ nhi
Nếu bé ho nhiều và kéo dài hơn 10 ngày kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau ngực, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Thông thường, thuốc ho không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc phù hợp để điều trị các bệnh gây ra ho, như viêm thanh quản, viêm họng, hen suyễn, và các tình trạng khác.
Một số mẹo dân gian giúp trị dứt điểm ho đêm cho bé
- Sử dụng lá xương sông non cùng với lá hẹ: mẹ rửa sạch và thái nhỏ 2 loại lá này, trộn với ít đường. Sau đó đem đi hấp cách thủy, chắt lấy nước rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.
- Sử dụng củ cải trắng, gừng giã nhuyễn: Cho củ cải trắng, gừng đã xay nhuyễn vào bát sứ, thêm nước lọc và mật ong. Sau đó mẹ đem hấp cách thủy 10 - 15 phút, mỗi lần cho bé uống chỉ cần 2-3 thìa cà phê, ngày uống 3 lần.
- Sử dụng mật ong: Mật ong là một phương pháp tự nhiên, lành tính được nhiều người áp dụng để trị trẻ em bị ho. Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi, một thìa mật ong có thể giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho hiệu quả.
- Sử dụng lá húng chanh: Lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn và giảm ho. Để sử dụng, rửa sạch 15 lá húng chanh và 5 quả quất xanh, xay nhuyễn rồi chưng cách thủy với đường phèn trong 20 phút. Cho bé uống 1-2 lần mỗi ngày khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng quả lê: Quả lê có vị ngọt, tính mát, và chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất. Để trị ho, bạn có thể chưng quả lê với đường phèn hoặc mật ong trong 15-20 phút rồi cho bé uống. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc giảm ho khan và ho dai dẳng.
Khi áp dụng mẹo dân gian trị ho đêm cho bé, hãy đảm bảo nguyên liệu an toàn và phù hợp với độ tuổi bé. Theo dõi phản ứng của bé cẩn thận. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị chính xác.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giảm ho cho trẻ
- Đảm bảo nguyên liệu sạch sẽ và được rửa kỹ.
- Cẩn thận với trẻ dưới 12 tháng; không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Cung cấp nhiều nước cho bé và ưu tiên món cháo, súp.
- Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc sinh lý, và thực hiện hút mũi đúng cách.
- Tắm bé bằng nước ấm pha dầu tràm hoặc gừng, và giữ ấm cho bé sau tắm.
- Tăng cường sức đề kháng bằng vitamin C từ rau củ, trái cây và khuyến khích vận động nếu bé lớn.
- Sử dụng siro ho chiết xuất từ thảo dược, an toàn và lành tính.
>> Tham khảo: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn hiệu quả
Khi nào trẻ ho về đêm cần đi khám bác sĩ?
Trong nhiều trường hợp, tình trạng ho về đêm ở trẻ cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám khi:
- Các giải pháp trị liệu cũng như chăm sóc tại nhà không hiệu quả.
- Trẻ ho kèm theo sốt cao hay ho khạc ra đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.
- Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 10 ngày.
- Trẻ bị ho ra máu, hay kèm theo co giật.
- Cơn ho khởi phát đột ngột ngay sau khi trẻ ăn hay chơi đùa.
- Ho kèm theo thở khò khè.
- Trẻ khó bú, khó ăn, khó nuốt.
- Trẻ ho kèm theo đổ mồ hôi về chiều, sút cân.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý về tình trạng trẻ ho dai dẳng về đêm với các nguyên nhân bệnh lý như:
Tại đường hô hấp: từ rất nhẹ như viêm mũi, nghẹt đàm ... đến nặng như mềm sụn thanh quản, bất thường bẩm sinh đường hô hấp như hẹp khí quản, phế quản...
Ngoài đường hô hấp: trào ngược dạ dày thực quản, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, bệnh lý thần kinh cơ...
Do đó, nếu các biện pháp nêu trên không làm trẻ hết ho thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tìm nguyên nhân gây bệnh.
Các câu hỏi thường gặp về trẻ ho về đêm
Có nên trị ho cho bé bằng thuốc hay siro ho?
Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu "Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh?". Siro ho hay thuốc ho cho trẻ sơ sinh được bào chế từ dược liệu, an toàn cho trẻ khi sử dụng và không gây tác dụng phụ cho trẻ có tác dụng giúp cải thiện tình trạng ho về đêm ở trẻ. Tuy nhiên, một số loại thuốc ho có chứa chất kháng Histamin - chất này sẽ ức chế thần kinh để ngăn ngừa các cơn ho. Có thể thấy nếu mẹ sử dụng siro không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng siro ho cho trẻ có nguy cơ khiến bé bị dị ứng và ngộ độc do thành phần của thuốc gây ra. Vậy nên, trong trường hợp muốn dùng siro ho thì ba mẹ nên tìm bác sĩ để tư vấn trước, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và đúng liều lượng.
>> Tham khảo thêm: 6 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn - Có nên dùng kháng sinh?
Mẹ nên lưu ý khi chọn thuốc trị ho cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ ho về đêm nên uống thuốc gì?
Trường hợp trẻ nhỏ hơn 6 tuổi thì ba mẹ không được tự ý mua thuốc trị ho cho trẻ mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc trị ho trên thị trường sẽ làm tăng tác dụng phụ không mong muốn hoặc liều lượng của thuốc có thể quá mức đối với cơ thể của trẻ.
Thay vì tự ý mua và sử dụng thuốc mà không nắm rõ hậu quả thì ba mẹ nên quan sát và ghi chú lại số lần ho, tần suất cũng như địa điểm mà trẻ lên cơn ho thường xuyên để báo cáo lại với bác sĩ, nhằm kịp thời đưa ra chẩn đoán và cách điều trị.
Hy vọng qua bài viết của Huggies, phụ huynh đã biết được các nguyên nhân gây ho ở trẻ và cách trị ho cho bé hiệu quả. Trường hợp trẻ ho về đêm là do bệnh lý nên sẽ tùy thuộc vào từng bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị đặc hiệu. Nên nhớ rằng, mọi loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé! Nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin để chăm sóc sức khỏe cho bé thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.
>> Tham khảo thêm