MỤC LỤC BÀI VIẾT
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cần được chú ý, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách, viêm họng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hoặc viêm cầu thận cấp. Do đó, cha mẹ cần quan sát kỹ càng và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không khỏi. Cùng Huggies tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách chăm sóc trẻ đúng cách.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày thì nên đến bệnh viện?
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt 2 ngày điều trị không khỏi và kèm các triệu chứng sau:
- Sốt không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi dùng thuốc hoặc chườm ấm, có nguy cơ co giật.
- Ho nhiều, khó thở, thở gấp, thở nhanh hơn bình thường, có thể co rút lồng ngực.
- Tai bị chảy mủ.
- Nôn và đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Không cải thiện sau 2 ngày điều trị.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng có thể kéo dài 7-10 ngày và có thể gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, viêm khớp, viêm cầu thận cấp và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
Nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp sốt
Viêm họng cấp tính ở trẻ em là tình trạng niêm mạc họng của trẻ bị sưng nề một cách nhanh chóng. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh:
Môi trường sống:
- Thời tiết: Thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
- Ô nhiễm: Khói xe, khói thuốc, bụi bẩn.
- Sự thích nghi: Trẻ mới cai sữa, mới thay đổi chế độ ăn dặm hoặc mới đi nhà trẻ có thể chưa thích nghi với môi trường mới nên dễ mắc bệnh.
Nguyên nhân do vi sinh vật:
- Virus: Cúm, sởi, Adenovirus.
- Vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn.
- Nấm: Candida.
Những yếu tố này là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng cấp sốt vì thế cha mẹ cần chú ý và can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em
Dưới đây là các triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ em mà cha mẹ cần chú ý:
- Sốt cao: Sốt liên tục từ 39-40 độ, không giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.
- Viêm tấy hạch cổ: Hạch góc hàm sưng to.
- Đau rát họng: Họng bị đau rát khi nuốt.
- Thở gấp: Trẻ thở nhanh hơn và khó thở khi biến chứng viêm phổi.
- Ho nhiều và dày đặc: Tần suất ho tăng lên ở những ngày sau.
- Dịch chảy từ tai: Có dịch chảy ra từ tai và tai đau nhói, đặc biệt khi nuốt.
- Chán ăn và nôn trớ: Trẻ không chịu ăn hoặc nôn ngay sau khi ăn.
- Co giật: Xuất hiện tình trạng co giật do mất nước.
- Tiêu hóa: Nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ, mệt mỏi, thở bằng miệng do ngạt mũi.
Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm nếu trẻ chưa được tiêm phòng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là khi tình trạng ho và sốt không giảm.
Trẻ sốt cao 39-40 độ không thuyên giảm có thể là do sốt viêm họng (Nguồn: Internet)
Cha mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ bị viêm họng cấp sốt
Vệ sinh mũi họng thường xuyên
Dưới đây là những cách vệ sinh mũi cho bé mà cha mẹ có thể áp dụng:
Tình trạng ở trẻ |
Cách xử lý |
Lưu ý |
Ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng |
Lau rửa mũi bằng khăn mềm |
Không dùng khăn xô vì có thể để lại vi khuẩn trên khăn trong lần sử dụng tiếp theo |
Dịch mũi đặc, có gỉ mũi |
Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, làm mềm gỉ mũi |
Dùng tay nhẹ nhàng day day mũi để gỉ mũi mềm và bong ra |
Dịch mũi nhiều và đặc |
Dùng dụng cụ hút mũi |
Không lạm dụng hút mũi, tránh gây tổn thương niêm mạc |
Trẻ bị viêm họng sốt |
Sử dụng thuốc co mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ |
Lưu ý chung là cha mẹ nên dùng khăn giấy mềm để lau mũi và dãi, sau đó vứt khăn giấy ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì vi khuẩn vẫn bám lại trên khăn và tiếp tục gây bệnh cho trẻ.
Cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng nước muối sinh lý và các phương pháp khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng.
Mẹ sẽ cần: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé an toàn tại nhà
Vệ sinh mũi thường xuyên để bé để loại bỏ vi khuẩn và giúp bé dễ thở hơn (Nguồn: Internet)
Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn:
- Chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Số lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn bình thường.
Lưu ý: Không ép trẻ ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị do trẻ thường không có khẩu vị khi ốm.
Chế độ uống:
- Uống nhiều nước, tốt nhất là sử dụng dung dịch oresol và nước ép hoa quả.
- Sử dụng quất hấp mật ong, gừng, chanh... để giảm ho cho trẻ.
Chế độ ăn uống trên giúp đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng và dịch lỏng, đồng thời giúp giảm các triệu chứng như ho khi trẻ ốm.
Mẹ tham khảo thêm: 30+ thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ
Cha mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ và không dùng lại đơn thuốc từ lần khám trước. Ngoài ra, không nên tự ý dùng thuốc co mạch kéo dài cho trẻ bị viêm họng sốt mà không có chỉ định của bác sĩ.
Những điều cần tránh khi trẻ bị viêm họng cấp sốt
Khi trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, cha mẹ cần tránh những điều sau để không làm bệnh nặng thêm:
- Không cho trẻ ăn trứng: Trứng khi tiêu hóa có thể sinh ra nhiệt lượng, gây khó khăn trong việc hạ sốt cho trẻ.
- Hạn chế thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ và gia vị: Các món ăn này có thể kích ứng cổ họng, làm trẻ cảm thấy khó chịu và đau rát hơn.
- Không đắp chăn dày hoặc kín: Điều này khiến cơ thể trẻ khó giảm nhiệt. Thay vào đó hãy chọn quần áo thoáng mát cho trẻ.
Không nên cho trẻ ăn trứng vì trứng có thể sinh ra nhiệt lượng khi tiêu hóa (Nguồn: Internet)
Câu hỏi thường gặp
Sốt viêm họng ở trẻ kéo dài bao lâu?
Nếu được chăm sóc kỹ càng thì sốt viêm họng sẽ diễn ra khoảng 2 - 3 ngày sau đó tự khỏi, sau khoảng 1 tuần thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hoàn toàn.
Nếu như cha mẹ nào gặp tình trạng trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không khỏi thì nên đưa bé đi khám để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn và phòng ngừa những biến chứng sau này cho trẻ. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể truy cập Huggies để cập nhật ngay.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:
Viêm họng do siêu vi trẻ có thể sốt cao liên tục từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế nếu trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục 3 ngày không thuyên giảm, nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám và loại trừ sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của sốt. Biểu hiện sốt xuất huyết nhũ nhi thường không rõ ràng như người lớn, do đó rất dễ bỏ sót bệnh.
Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh!
Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì
Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị