MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, mỗi năm ước tính có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm vì bệnh này. Trong đó, 80% tử vong xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể bị mất nước và điện giải. Vì thế, hầu hết các mẹ đều quan tâm đến vấn đề trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi. Cùng Huggies giải đáp vấn đề bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì trong bài viết sau mẹ nhé!
Tham khảo: Hút mũi cho bé
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Hơn nữa, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất nguy hiểm, tần suất tử vong rất cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Việc theo dõi và phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ có thể nhận biết trẻ bị tiêu chảy:
· Số lần đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước.
· Đặc điểm của phân: Phân lỏng nhiều nước, màu sắc phân thay đổi, phân có mùi tanh hôi hơn hẳn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì phân có thể nhầy máu.
· Các biểu hiện khác: Trẻ bỏ bữa, có thể kèm theo nôn mửa hoặc sốt. Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy.
· Trẻ bị mất nước.
Tham khảo: Dấu hiệu của trẻ bị tự kỷ
Làm sao để nhận biết trẻ bị mất nước?
Mất nước là một trong những dấu hiệu quan trọng để mẹ nhận biết trẻ bị tiêu chảy và cần được điều trị. Dựa vào các mức độ mất nước dưới đây mẹ cũng có thể xác định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tiêu chảy ở trẻ.
Mất nước nhẹ
Trẻ khát nước và đòi uống nước. Với trẻ sơ sinh, vì chưa biết nói nên biểu hiện chủ yếu là quấy khóc, chỉ khi người lớn cho uống nước mới hết khóc.
Mất nước vừa
Ngoài hiện tượng khát nước, trẻ còn có các biểu hiện như khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp bị lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, khóc không có nước mắt, nước dãi…
Tham khảo: Dạy bé học nói các con vật
Mất nước nặng
Ngoài những dấu hiệu ở 2 cấp độ trên thì trẻ còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.
Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 – 2 ngày từ khi bị tiêu chảy. Vì thế, trong thời điểm này, mẹ cần lưu ý quan sát kỹ các triệu chứng để phát hiện dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho con.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng này:
Nhiễm trùng đường ruột
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có thể do virus rotavirus, vi khuẩn salmonella hoặc đôi khi là ký sinh trùng như giardia. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ sẽ bị đi ngoài phân lỏng hoặc nước kèm theo nôn mửa, đau dạ dày, sốt,…
Tham khảo: Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Dị ứng thực phẩm
Nguyên nhân dị ứng thực phẩm, thường sẽ là dị ứng với protein có trong sữa công thức, gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn còn non nớt nên rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng. Do đó, khi được mẹ cho ăn đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ sẽ khiến trẻ bị đi ngoài. Bởi vậy, mẹ cần áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ trong giai đoạn những năm đầu đời.
Tham khảo: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ
Rối loạn tiêu hóa
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tức hại khuẩn lấn át lợi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây nên rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ. Số khác, trẻ có thể bị trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu,...
Một số nguyên nhân khác
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân khác như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của kháng sinh,…
Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Đứng trước tình trạng trẻ tiêu chảy, mất nước, mẹ lo lắng bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì? Thuốc đi ngoài cho bé hay thuốc tiêu chảy trẻ em nào an toàn và hiệu quả? Để biết nên dùng thuốc trị tiêu chảy trẻ em như thế nào, mẹ cần hiểu rõ nguyên tắc chữa tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà. Dưới đây là một số loại thuốc tiêu chảy cho bé thường được bác sĩ kê đơn, tuy nhiên mẹ chớ nên tùy ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ trực tiếp thăm khám nhé!
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải
Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Hầu như các mẹ nào cũng biết điều này, tuy nhiên không hẳn mẹ nào cũng biết cách sử dụng đúng Oresol. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng Oresol mà mẹ cần biết:
· Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước, điện giải do bệnh tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc trị tiêu chảy cho bé.
· Cách pha Oresol: cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý, cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.
· Cách cho trẻ uống: cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 - 100ml (tương đương khoảng 10 - 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
Lưu ý, với những bé trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp. Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì mẹ cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ nhé!
Tham khảo: Mấy tháng bé mọc răng?
Các loại thuốc tiêu chảy cho trẻ em
Mẹ không cần thiết sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em hay thuốc kháng tiêu chảy vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, các triệu chứng sẽ bị che mất, từ đó làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
Men vi sinh Probiotics: có trong sữa chua, sữa công thức. Men vi sinh giúp củng cố sự vững bền của hàng rào niêm mạc ruột. Chúng sẽ cạnh tranh và đẩy các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, không ít trường hợp dùng men vi sinh mà con tiêu chảy mãi không dứt khiến mẹ không khỏi lo lắng. Nhưng sự thật là không phải loại lợi khuẩn nào cũng hiệu quả với chứng tiêu chảy ở trẻ.
Kẽm: Bổ sung kẽm không chỉ bù đắp lượng kẽm thiếu hụt khi bé tiêu chảy mà còn thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tế bào niêm mạc ruột. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó. Mẹ hãy bổ sung thêm kẽm để giúp bé nhanh hơn khỏi nhé!
Thuốc kháng sinh: Thông thường, nhiễm trùng cần được điều trị với kháng sinh, nhưng điều này không hoàn toàn đúng trong tiêu chảy cấp. Ở các trường hợp tiêu chảy cấp nhẹ do vi trùng, trẻ vẫn có thể khỏi bệnh trong vài ngày nhờ vi khuẩn gây bệnh được loại bỏ theo phân dù không điều trị kháng sinh.
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Chú ý: Mẹ không nên dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa cho trẻ bị tiêu chảy nhé!
Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?
Mẹ cũng nhớ cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn để có sức khỏe, nhanh khỏi bệnh, phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo sự tăng trưởng của bé. Đồng thời, khi nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ:
· Trẻ sốt cao không giảm.
· Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước ở cấp độ trung.
· Trẻ quấy đòi uống nhiều nước.
· Trẻ ăn hoặc bú kém.
· Trẻ nôn nhiều.
· Trong phân trẻ có máu.
· Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.
· Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.
Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và hướng xử trí kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Và đừng quên nhờ bác sĩ tư vấn trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi nhé!
Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.