Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ Bị Táo Bón Nên Ăn Gì? Cẩm Nang Cho Cha Mẹ

trẻ sơ sinh bị táo bón

Táo bón là biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm tốt sẽ giúp bé cải thiện tình trạng táo bón. Nhiều bậc phụ huynh đã biết đến điều này nhưng chưa thực sự hiểu đầy đủ nên dẫn đến việc áp dụng mà không mang lại hiệu quả. Bài viết này, Huggies sẽ giúp các mẹ tìm hiểu trẻ bị táo bón nên ăn gì.

>> Tham khảo thêm: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Vì sao trẻ bị táo bón?

Trước khi tìm hiểu trẻ bị táo bón nên ăn gì, bố mẹ nên nắm rõ vì sao trẻ lại bị như thế. Nhiều bố mẹ thường cho rằng trẻ bị táo bón là do ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống ít nước. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ không hợp với sữa công thức đang uống và phản ứng mạnh mẽ.
  • Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. Bởi vì, trong sữa mẹ chứa hormone motilin có vai trò hỗ trợ cho nhu động ruột nếu thiếu hormone này trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.
  • Trẻ đang bú mẹ mới chuyển sang giai đoạn ăn dặm khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.
  • Trẻ không được bổ sung đầy đủ nước và thiếu chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày. Chất xơ giúp giữ nước tại ruột già để quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Lạm dụng thuốc quá nhiều gây táo bón ở trẻ. Đấy là do trẻ nhỏ thường mắc các bệnh như kém ăn, thiếu máu, viêm đường hô hấp,... nên cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Tuy nhiên, việc dùng nhiều loại thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em.
  • Việc trẻ lười và nhịn đi ngoài trong thời gian dài khiến phân trở nên khô cứng, gây khó khăn trong quá trình đại tiện.
  • Trẻ gặp phải các triệu chứng cần đến phẫu thuật như tắc nghẽn ruột, suy giáp, phình đại tràng bẩm sinh, ngộ độc Botulism,...
  • Để khắc phục tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày, ba mẹ cần tìm hiểu đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động hằng ngày của trẻ hợp lý.

    >> Tham khảo thêm: Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi? Mát, tăng cân, chiều cao

    Nguyên nhân trẻ bị táo bón

    Trẻ bị táo bón do không được bổ sung đầy đủ nước và thiếu chất xơ (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện gì?

    Để nhận biết con mình đang bị táo bón hay không, ba mẹ có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Phân cứng, vón cục: Phân của trẻ táo bón thường khô cứng, vón cục, có dạng viên tròn nhỏ, thô như phân dê. Ngoài ra, một số ít trường hợp phân táo bón còn ở dạng sệt quánh, keo dính.
  • Tần suất đi đại tiện giảm: Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, tần suất đi tiêu thường khoảng 3 - 4 lần/ngày, trẻ 6 - 12 tháng là 1 - 2 lần/ngày. Nếu quan sát số lần bé đi tiêu giảm còn khoảng 2 - 3 lần/tuần hoặc có thể lâu hơn thì khả năng cao là bé đã bị táo bón.
  • Căng thẳng mỗi khi đi đại tiện: Do tính chất khô cứng của phân nên khi bị táo bón bé thường cố dùng nhiều sức để rặn đẩy phân ra ngoài. Do đó, khi đại tiện trẻ có biểu hiện rất khó chịu như mặt đỏ bừng lên, có khi phải gồng mình, siết chặt mông. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến hậu môn và tâm lí của trẻ mỗi lần đại tiện.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Thức ăn qua quá trình tiêu hóa không được đào thải mà tích tụ lại khiến trẻ có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. Lúc này, khi sờ tay vào sẽ thấy bụng trẻ hơi căng, kèm theo đó là trẻ có biểu hiện xì hơi nặng mùi.
  • Biếng ăn, quấy khóc vô cớ: Tình trạng táo bón kéo dài, trẻ không đi ngoài được nên các chất cặn bã còn tích tụ trong cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Do đó, trẻ càng trở nên biếng ăn, ngủ không sâu giấc và thường xuyên quấy khóc liên tục.
  • Có thể thấy rằng các biểu hiện táo bón ở trẻ thường rất dễ nhận biết, vì vậy khi thấy con có những biểu hiện trên thì bạn nên kịp thời xử lý để tránh trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị tại nhà

    Biểu hiện trẻ bị táo bón

    Chướng bụng, đầy hơi là biểu hiện trẻ bị táo bón (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên tắc về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón

    Trước khi tìm hiểu cụ thể trẻ bị táo bón nên ăn gì, cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới đây.

    Cần bổ sung đủ nước hàng ngày

    Khi trẻ bị táo bón, phân trở nên khô và cứng nên uống đủ nước có thể làm mềm phân giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Lượng nước cần bổ sung hàng ngày như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng: Mẹ nên lưu ý không cần bổ sung nước vì trẻ đã được cung cấp đầy đủ nước khi được bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng: Uống 200 - 300ml/ngày.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Uống 500 - 600ml/ngày.
  • Trẻ từ 3 - 5 tuổi: Uống 1 lít nước/ngày.
  • Trẻ từ 10 tuổi: Uống 1.5 - 2 lít nước/ngày.
  • Lưu ý: Lượng nước này bao gồm sữa, nước canh, nước lọc, nước ép hoa quả,...

    Bổ sung nhiều chất xơ

    Theo khuyến nghị của hội Liên hiệp Hoa Kỳ, mẹ nên bổ sung lượng chất xơ hàng ngày cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ 1-3 tuổi: 19 gram/ngày.
  • Trẻ 4-8 tuổi: 25 gram/ngày.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày cho trẻ đòi hỏi mẹ phải tính toán kỹ, vì nếu ăn quá nhiều chất xơ cũng là nguyên nhân làm tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

    Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở xuống đang bú sữa mẹ hoàn toàn, các mẹ nên chú ý đến chế độ ăn của bản thân bởi có thể trẻ đã bị dị ứng với đồ ăn mẹ nạp vào cơ thể.

    >> Tham khảo thêm: 30+ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ chất

    Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Những loại thực phẩm trẻ nên ăn để nhanh khỏi

    Trẻ nên ăn những món giàu chất xơ

    Trẻ bị táo bón nên ăn gì là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Chất xơ có 2 dạng gồm:

  • Chất xơ hoà tan: Có vai trò hấp thụ nước và làm mềm phân nên dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hoá hơn.
  • Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này sẽ làm tăng khối lượng phân, giúp trẻ đại tiện thường xuyên nên giảm được tình trạng táo bón.
  • Một số thực phẩm giàu chất xơ trẻ nên ăn như:

  • Rau: Rau mầm brussels, rau bina, súp lơ, mồng tơi, rau diếp cá, cải xanh, rau má,...
  • Hoa quả: Cam, bưởi, mâm xôi, kiwi, chuối tiêu, xoài, lê, táo, đu đủ, mận, việt quất,...
  • Các loại củ: Khoai lang, cà rốt, củ cải đường,...
  • Các loại đậu: Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu bầu dục, đậu lăng,...
  • Ngoài ra, các loại thực phẩm như yến mạch, lúa mì, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, hạt couscous cũng chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể.

    >> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

    Trẻ bị táo bón nên ăn gì

    Trẻ bị táo bón nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (Nguồn: Sưu tầm)

    Cho trẻ uống nhiều nước

    Nước không chỉ có vai trò loại bỏ các chất thải độc hại mà còn giúp cho hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng táo bón đang kể. Vì trẻ thường thụ động trong việc uống nước nên mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen uống nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, để kiểm tra lượng nước trẻ uống đã đủ chưa mẹ cũng có thể căn cứ vào màu nước tiểu. Nếu nước tiểu của trẻ có màu trắng trong đến vàng nhạt là tốt, còn nước tiểu màu vàng sậm là thiếu nước.

    Trẻ nên ăn sữa chua để kích thích tiêu hóa

    Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Sữa chua là một gợi ý tuyệt vời dành cho các mẹ. Trong sữa chua có chứa probiotic - một thành phần quan trọng trong việc sản xuất các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, điều hòa nhu động ruột và tăng cường miễn dịch. Nhờ đó, trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn và cải thiện táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều sữa chua trong việc kích thích tiêu hóa ở trẻ, vì có thể gây tác dụng ngược.

    Cho bé uống sữa mát, có thành phần chất xơ

    Nhiều mẹ thường sai lầm khi luôn chú tâm chọn các loại sữa có thành phần quá nhiều đạm với mục đích tăng cân cho trẻ. Tuy nhiên, sữa có thành phần dinh dưỡng quá cao đối với trẻ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Chính vì thế, mẹ nên lựa chọn các loại sữa mát và đảm bảo lượng dinh dưỡng vừa đủ đối với từng cơ địa của trẻ.

    Bổ sung sữa mát có thành phần chất xơ cho trẻ

    Chọn các loại sữa có vị ngọt tự nhiên như sữa mẹ nhằm bổ sung chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Cần bổ sung thực phẩm giàu magie và kẽm

    Magie và kẽm có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và đại tràng bài tiết chất thải ổn định hơn. Đồng thời, hai chất này còn giúp điều hòa hệ thần kinh, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, vận chuyển canxi vào não. Những thực phẩm giàu magie phải kể đến các loại hạt nguyên xơ và ngũ cốc như vừng đen, hạt hướng dương, hạt lanh, lúa mì, yến mạch, dưa hấu,... Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu,...

    Trẻ bị táo bón nên kiêng gì?

    Bên cạnh vấn đề trẻ táo bón nên ăn gì, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm gây “cản trở” cho quá trình điều trị táo bón của trẻ. Nếu mẹ không kiêng khem kỹ càng, tình trạng này sẽ trở nặng thêm.

    Tuyệt đối kiêng bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh

    Thực tế, hệ tiêu hóa của trẻ đang bị quá tải, ùn ứ vì táo bón. Vì vậy, nếu mẹ cứ nạp quá nhiều thực phẩm có đường sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho việc tiêu hóa. Bởi các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhanh có hàm lượng carbohydrate, chất béo cao nhưng lại ít chất xơ sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.

    Trẻ em bị táo bón nên kiêng gì

    Tuyệt đối kiêng các loại bánh kẹo, đồ uống có ga (Nguồn: Sưu tầm)

     

    “Nói không” với thịt đỏ (thịt bò, dê, heo,...)

    Mặc dù bản thân thịt đỏ không phải là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ nhưng trong thịt đỏ chứa nhiều chất đạm và chất béo bão hòa, gây cảm giác khó tiêu và no lâu. Điều này có thể khiến cho bệnh của trẻ trở nên dai dẳng và lâu khỏi hơn. Do đó, mẹ có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng, kết hợp ăn nhiều rau củ sẽ giúp trẻ nhuận tràng dễ dàng hơn.

    Tránh ăn những thực phẩm có vị chát

    Những loại thực phẩm có vị chát như ổi, chuối xanh, hồng xiêm xanh, trà đặc, cà phê, các loại quả non,… có chứa một lượng lớn tatin. Đây là chất có tác dụng hút nước từ phân làm cho phân bị khô cứng hơn, gây khó khăn cho việc đại tiện của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm này để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    Nên kiêng ngũ cốc đã tinh chế

    Các loại ngũ cốc đã qua chế biến như bột gạo, bột mì,... sẽ mất đi một lượng lớn chất xơ cần thiết, xử lý loại bỏ cám và mầm. Thành phần còn lại chủ yếu là tinh bột - thủ phạm gây khó tiêu cho trẻ. Vì vậy, thay vào đó mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn.

    Cần tránh xa những món ăn có nhiều dầu mỡ

    Những loại thức ăn nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn do có chứa nhiều chất béo, ít chất xơ và chứa chất bảo quản nên sẽ khiến tình trạng táo bón ở trẻ trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ nên chú ý hạn chế những món chiên hay xào.

     Trẻ bị táo bón nên kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn (Nguồn: Sưu tầm)

    Hy vọng, qua bài viết Huggies chia sẻ trên các mẹ sẽ biết khi trẻ bị táo bón nên ăn gì. Trên cơ sở đó, các mẹ có thể xây dựng được thực đơn phù hợp cho bé yêu của mình để con có được một thể trạng tốt nhất. Mẹ có thể tham khảo các mẫu thực đơn cho bé tại Huggies cũng như ghé qua Góc chuyên gia để tìm hiểu thêm các thông tin chăm sóc bé hữu ích khác.

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;